Jul 22, 2013

ĐƯỢC GẦN THIỆN TRI THỨC

Chiều nay Hưng chở bố lên thăm thầy Trí SIêu (tiến sĩ Lê Mạnh Thác, một trong những học giả uyên thâm nhất của Phật Giáo Việt Nam, ở tù cùng với bố ở Xuân Lộc), còn anh Hiếu thì gặp lại bạn học cũ của mình là thầy Như Minh.

Cuộc gặp mặt thật vui vẻ, hào hứng, đúng như lời bố nói khi chào thầy Trí Siêu ra về: tha phương ngộ cố tri thì thật là tuyệt. Thầy nói nhiều điều rất thú vị về lịch sử Việt Nam, tương lai của dân tộc, Phật Giáo Việt Nam…

Gia đình mình được hưởng phuc đức lớn từ bố mới được gần những người thiện trí thức như thế này. Mình phải tiếp tục làm phúc đức để dành cho con cháu, bắt chước bố thôi!

Hưng Gàn







MỘT VÀI KÝ ỨC VỀ GIA ĐÌNH SƯ PHẠM - Doãn Quốc Sỹ

chân dung cụ Vũ Đình Liên


MỘT VÀI KÝ ỨC VỀ GIA ĐÌNH SƯ PHẠM. 

Kính thưa quý vị,

Hôm nay nhân dịp Gia Đình Sư Phạm họp mặt, tôi xin được kể một vài kỷ niệm thầy trò của tôi.

Tôi học trung học tại trường Lycee Gia Long Hà Nội.  Nhà thơ Vũ Đình Liên – một nhà thơ lớn của Việt Nam,  tác giả của bài thơ bất hủ “Ông Đồ Già” -là một trong những vị thầy dạy tôi khi ấy. Trong trường, các thầy cô dạy học trò bằng tiếng Pháp.  Rồi giờ giải lao, các thầy cô ngồi nghỉ tại một phòng riêng, trò chuyện với nhau cũng bằng tiếng Pháp. Một hôm tôi quyết định trà trộn vào đám học trò đứng trước phòng thầy cô đang ngồi nghỉ, lớn tiếng ngâm hai câu cuối của bài “Ông Đồ Già”: 
Những người xưa năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ.

Bên trong, thầy Vũ Đình Liên nghe thấy, biết ngay có đứa học trò vừa trêu mình, khẽ tiếng mắng “hah… hah…”.  Tôi đã khéo léo trà trộn trong đám đông, nên thầy không nhận ra tôi để mắng trực tiếp.  Quý vị thấy đó, khi là học trò, tôi cũng phá phách lắm.

Vào Nam, cuộc đời của tôi gắn liền với hai nghiệp: nghiệp nhà giáo và nghiệp viết văn. Tôi đã từng dạy học ở nhiều trường như Trần Lục, Sư Phạm Sài Gòn, Đại Học Vạn Hạnh, Đại Học Văn Khoa… Tình thầy trò, tình bằng hữu của tôi đối với các học trò và đồng nghiệp ở trường Sư Phạm Sài Gòn là sâu đậm nhất. Tôi vẫn xem đó là một gia đình thứ hai của tôi. Thưở tôi bị đi học tập cải tạo, cứ mỗi lần trước ngày thăm nuôi tôi, là các anh Linh, anh Bửu, anh Thường… lại dắt một lô học trò cũ như Tô Minh TÍn, Bùi Đăng Khuê, Lê Nguyên Anh… đến gặp bà nhà tôi, trao một giỏ quà và một ít tiền để phụ việc thăm nuôi tôi. Những ơn nghĩa như vậy khó có thể mà quên được.

Trong những người bạn cố tri của tôi thuộc gia đình Sư Phạm, anh Nguyễn Quí Bổng là người chu đáo nhất. Hằng năm, cứ mỗi lần đến dịp Tết, hay dịp kỷ niệm cưới của tôi và bà xã, thì anh Bổng bao giờ cũng gọi phone từ Canada sang để chúc mừng. Năm ngoái tôi cũng đã có dịp sang tận Canada để thăm anh chị Bổng. Hiện nay nghe nói anh Bổng đã rất yếu, phải chạy thận một tuần 3 lần.

Học trò tôi thì rất nhiều, không thể nào nhớ hết. Nhiều học trò của tôi ở Sư Phạm Sài Gòn sau này trở thành thầy cô giáo của trường Sư Phạm Thực Hành ở đường Trần Bình Trọng, dạy lại chính các con của tôi, đúng là tình thầy trò tiếp nối qua hai ba thế hệ. Ngày nay thầy trò gặp nhau, thì đa phần các học trò của tôi đã trở thành ông bà nội, ông bà ngoại cả rồi. Những mái đầu bạc mà gặp tôi vẫn cứ gọi tôi là thầy, xưng con. Tình thầy trò không có tuổi tác là vậy.

Tôi có một người học trò ở trường Trần Lục tên là Đào Phú Cương. Thuở tôi ở tù, Cương cũng ở cùng chỗ vì tội chính trị. Cương đến nhận mình là học trò cũ, chăm sóc cái ăn, cái ngủ cho tôi trong tù. Sau đó, Cương được thả tự do trước vào dịp Tết. Cương đến ngay nhà tôi sau ngày ra trại, gặp bà nhà và các con, kể chuyện tôi ở trong tù như thế nào, rồi nhận là con nuôi trong gia đình tôi luôn. Kể từ đó, không có một dịp cưới hỏi, giỗ tết nào của gia đình tôi mà Cương không có mặt để phụ giúp. Hiện nay Cương đang ở Dallas, Texas. Ngày bà nhà tôi mất cách đây hai năm ở Houston, Cương về đeo tang như con ruột. Tình thầy trò như vậy không khác phụ tử tình thâm là mấy.

Tôi xin được dừng nơi đây và chúc quý thầy cô và các cựu sinh viên trường Sư Phạm Sài Gòn một buổi họp mặt thật vui vẻ!


Doãn Quốc Sỹ

Ghi chú: bài diễn văn này được đọc tại Nhà Hàng Dimond – ngày 21 tháng 7 năm 2013, nhân dịp ngày Họp Mặt Thường Niên Gia Đình Sư Phạm Saigon HẢI NGOẠI.

Jul 13, 2013

THE BOOK THIEF - reviewed by Doan Ngoc Thanh





THE BOOK THIEF

Author:  Markus Zusak
Publisher: Pan McMillan, Australia, 2005.

Read from the blurb of the book:  “It is 1939.  Nazi Germany.  The country is holding its breath.  Death has never been busier, and will become busier still.”

Ah well, I said to myself, another Jews story, in the line of The Schindler’s List, The Pianist etc…  Which reminds me of my good German friend Manfred.  He’s a gentleman, in the usual sense we understand, and in the literal meaning of a gentle, soft speaking, decent soul.  Once, he said to me:  “Yes, during that time, Germany under Hitler did unspeakable evil, but the country never lacks of decent people, and ever since we try our damnedest that nothing of the sort ever happen again.  Why even now, a book, a movie crop up to point a finger at us again and again?”

I certainly understand Manfred’s feeling, but I also understand the general sentiment of “Lest we forget”.

Markus Zusak’s book certainly illustrates Manfred’s point:  during the fever of Hitler’s Nazi years, plenty of decent people stood up:  Hans Hubermann, painter, refused to join the Party, kept his promise and hid a Jew in his home.  Once during a Jews parade on the street, he couldn’t help to pick up and feed a fallen Jew prisoner, and was whipped and spat upon by the soldiers, his own countrymen.  

There was Alex Steiner, tailor, pure blood German, with his “contradictory politics” such as “his family, surely he had to do whatever he could to support them, if that means being in the Party, it meant being in the Party”, “he did not hate the Jews, or anyone else for that matter”.  And like Hans, at crucial moment stood up and refused to let his son Rudy go to that elite Nazi school and was sent to war front as punishment.

There was Michael Holtzapfel, patriot soldier, hero back from the Russian front, who hanged himself, because he was “worn down by the guilt of living”, while around him his brother, his comrades, his countrymen, the Jews, were dying horrific and senseless deaths.
And there were our two main characters, Liesel, Hans’ daughter, and Rudy, Alex’s son.

Read from the Internet:  Markus Zusak is a very young author of children books.  The Book Thief is his first attempt to write for adults. 

But, as we see, his main characters are still children, teenagers actually.  And I totally agree with his choice – only children, with their pure heart, without adults’ baggage of compromises, can see straight to the core of things.

Rudy Steiner, “beautiful blond hair and big, safe blue eyes”, couldn’t understand his father’s contradictory politics; couldn’t understand why he couldn’t admire Jesse Owens, the black athlete champion of Hitler’s Olympics; couldn’t understand why he had to know by heart the Fuhrer’s birthday, then refused to do so systematically, to the point of being bashed regularly by the leader of his Nazi Youth Group.   Later on he followed Hans’ footstep in feeding the starving Jews in the street with his own bread ration.  It was him who put his sister’s teddy bear next to a dying enemy pilot to comfort him.

Liesel, our book thief, started as an illiterate little girl, learned to read with her beloved Papa Hans, fell in love with words and books and subsequently stealing them. With all the suffering around her everyday world, she realised “words” had allowed Hitler to heckle and push the world to madness, and she fell out of love with them.  But still words and books were her comfort during that harsh time where food was low, where bomb raids happened often, when her father was sent to war.  She read to comfort her neighbours during raid time in the communal bomb shelter. “The night was long with bombs and reading.  Her mouth was dry, but the book thief worked through fifty four pages.”  What a horrifying, yet fascinating way of measuring time.

Liesel had only a short happy time with her family when her injured father was sent home.  Then one night her whole neighbourhood was bombed, everyone died, her papa and mama, her best friend and sweetheart Rudy, everyone… She survived because she was reading in the basement.

The chapter where she mourned her loved ones made me cry for days.  And I firmly believe Liesel ‘s sufferings in her outside world were as harrowing as her counterpart Anne Frank’s  inside her hiding walls.  Somehow a decent little German girl had paid her debt to a little Jew girl.

Yes, Markus Zusak’s book is a beautiful and gripping read – lest we forget!

Thanh

Jul 6, 2013

MỘT VÀI KÝ ỨC VỀ NHẠC PHỤ TÚ MỠ - HỒ TRỌNG HIẾU





Kính thưa quý vị,

Hôm nay nhân dịp cuộc họp về đề tài Tự Lực Văn Đoàn, tôi xin được kể một vài điều mà tôi còn nhớ về nhạc phụ Tú Mỡ - Hồ Trọng Hiếu – một thành viên trong Tự Lực Văn Đoàn.

Nhà thơ trào phúng Tú Mỡ - Hồ Trọng Hiếu có tám người con mà cụ đã kể ra trong câu thơ:

Năm trai, ba gái, tám tên,
Trung, Hiền, Thảo, Dũng, Hùng, Chuyên, Vỹ, Cường. 

Bà nhà tôi là con gái thứ ba trong thứ tự này: Hồ Thị Thảo. 

Nhà cụ Tú Mỡ ở ngoại thành Hà Nội, thuộc làng Láng, nằm trên con đường Láng, chạy dọc theo con sông Tô Lịch.  Làng Láng có đặc sản được nhiều người biết đến là rau húng Láng thơm đặc biệt.  Về danh lam thắng cảnh, chùa Láng là một trong những ngôi chùa cổ rất nổi tiếng của Hà Nội.  Còn nhà của gia đình tôi lại thuộc làng Cót, cách nhà cụ Tú Mỡ chừng hơn một cây số, dọc theo con sông Tô Lịch.

Tôi và bà xã tôi quen nhau qua sự mai mối của cô em ruột của tôi là Doãn Thị Chừng.  Trong ngày cưới, tôi còn nhớ, khi mình đứng trước bàn thờ chuẩn bị làm lễ gia tiên, nhạc phụ tôi, cụ Tú Mỡ tiến đến gần tôi, hỏi khẽ: “Có biết lễ không?” Thì ra cụ vẫn nghi ngờ là những thanh niên theo Tây học như tôi thời bấy giờ chắc là không biết lễ bái theo đúng truyền thống.  Tôi trả lời: “Dạ thưa có ạ!”  Thế là cụ đứng sang một góc, kín đáo nhìn tôi lễ trước bàn thờ.  Thấy tôi lễ lên gối, xuống gối đàng hoàng, đạt tiêu chuẩn, cụ mới yên tâm. 

Cụ Tú Mỡ là nhà thơ trào phúng nổi tiếng nhất của văn học Việt Nam trong Tự Lực Văn Đoàn.  Một trong những bài thơ của cụ mang tính chất ngụ ngôn mà tôi rất thích, đó là “Tú Mỡ Cưỡi Xe Bình Bịch”.  Bài thơ được viết như sau:

Tú rửng mỡ cưỡi xe bình bịch,
Máy nổ vang xình xịch chạy như bay.
Bóp còi toe như quát tháo dương vây,
Khách đường cái vội giãn ngay tăm tắp.
Tú nhớ thuở còn đi xe đạp,
Một thứ xe chậm chạp hiền lành.
Trên đường đông dù chuông bấm liên thanh,
Khách đủng đỉnh làm thinh không chịu tránh.
Ồ ngán nhỉ ở trên cõi tục,
Con người ta bất độc – bất anh hùng!

Một trong những bài thơ không có tính chất trào phúng nhưng cũng nổi tiếng vào bậc nhất của cụ Tú Mỡ là bài “Khóc Người Vợ Hiền”, viết để tiễn đưa nhạc mẫu của tôi về cõi vĩnh hằng.  Đoạn cuối mà tôi rất thích và cũng đã đọc lên trong ngày tiễn linh cữu bà xã tôi về cõi Phật cách đây hai năm:

Bà đi rồi nhưng tôi phải ở,
Công việc đời còn dở chút thôi.
Bao giờ nhiệm vụ xong xuôi,
Về nơi cực lạc, lại tôi với bà …

Có một chi tiết mọi người ít biết đến, đó là cụ Tú Mỡ không hề vào Đảng Cộng Sản Việt Nam.  Nghe nói là vì cụ cho rằng vào Đảng thì không làm thơ châm biếm được nữa.  Cụ có làm một bài thơ nói về việc này như sau:

Đồng chí chết cũng ra ma,
Quần chúng chết cũng đưa ra ngoài đồng.
Miễn là làm việc gắng công,
Vì dân, vì nước một lòng trung kiên.
Cứ gì có thẻ đảng viên,
Kè kè dắt túi mới nên con người. 

Không biết có phải vì thế mà mãi cho đến ngày hôm nay, Hà Nội vẫn chưa có con đường nào mang tên Tú Mỡ.  Con cháu của cụ ở Hà Nội thì cho rằng cũng có thể tại gia đình không có ai “chạy chọt lo lo lót” chính quyền về chuyện này.  May sao, ở trong Sài Gòn, cách đây chừng 10 năm có một con đường được mang tên Hồ Trọng Hiếu, nằm ở Ngã Ba Cây Thị, quận Gò Vấp.  Ngay tại ngã ba này có căn nhà của người em ruột cụ Tú Mỡ là cụ Hồ Trọng Phú.  Tôi và bà xã vẫn gọi là chú Tư Phú – người cũng di cư vào Nam đợt 1954 giống như gia đình tôi!  Hy vọng sự sắp đặt, cho dù là tình cờ này, cũng an ủi phần nào cho con cháu của cụ Tú Mỡ, một nhà thơ trào phúng độc đáo của nền văn học Việt Nam.

Còn một kỷ niệm cuối cùng về nhạc phụ tôi Tú Mỡ - Hồ Trọng Hiếu và cụ Tản Đà – Nguyễn Khắc Hiếu, cả hai người cùng tên là Hiếu.  Có một hôm, cụ Tản Đà đến thăm cụ Tú Mỡ, chẳng may nhạc phụ tôi không có nhà!  Một trong hai vị đã viết bài thơ mà câu kết là:

Hay là Hiếu ấy, Hiếu này vô duyên.

Ý cụ nói hai "Hiếu" không có duyên được gặp gỡ nhau kỳ này!  Thuở đó làm gì có điện thoại như ngày nay để liên lạc hẹn trước ngày giờ đến thăm!

Nhân cuộc họp mặt thân thương của chúng ta hôm nay, Kỷ Niệm Về Tự Lực Văn Đoàn, tôi xin có đôi lời nhắc đến vài kỷ niệm về nhạc phụ tôi – cụ Tú Mỡ - Hồ Trọng Hiếu, một thành viên của Tự Lực Văn Đoàn!

Xin chân thành cám ơn quý vị đã lắng nghe!  Chân thành cám ơn quý vị! 

Doãn Quốc Sỹ


Ghi chú: bài diễn văn này được đọc tại Hội Trường báo NGƯỜI VIỆT ngày 6 tháng 7 năm 2013, nhân dịp “Triển Lãm và Hội Thảo – Báo Phong Hóa - Ngày Nay và Tự Lực Văn Đoàn.” 













****


 

 




****


 

 

Jul 4, 2013

PHOTOGRAPHY - Anh Quân


Photography từ chữ Hy Lạp mà ra . Photos là Anh Sáng (LIGHT) còn GRAPHOS là Vẽ (Drawing) có nghĩ là vẽ ánh sáng... nếu chúng ta điều khiển được ánh sáng là chúng ta có tấm ảnh đẹp. Lấy ví dụ chụp người mà ngược sáng mà không có đèn (Flash) là tối hù khuôn mặt thì tội gì chúng ta phải chụp.Kéo người đó vào bóng mát mà chụp để có hình đẹp .Bởi vậy luôn nghĩ ánh sáng trước khi chup hình

1. Xài máy ảnh nào ?

Đây là một cái đề tài tranh cãi không bao giờ dứt. Thêm nữa mỗi lần người Việt Nam (nhất là phe đàn ông) là khoái bàn máy ảnh hơn chụp ảnh. Có những người là phải phục họ là họ thuộc lòng máy ảnh, nói một cách dể dàng như ăn cơm sườn. Thật ra có một kiến thức về máy ảnh là tốt nhưng đừng quá suy nghĩ về nó vì như vậy là mình rơi vào tình trạng là người đi bán máy ảnh chứ không phải chụp ảnh. Cái quan trọng là mình phải chọn cho mình một thể loại nhiếp ảnh. Ví dụ như là "Street Photography" thì một cái máy con dế hay IPHONE đi chụp ban ngày là đủ rồi. Còn mình chọn "Sport Photography" thì phải nghĩ tới những hàng loại nặng như Canon Mark III , ống kính 300mm hay 400mm etc... nhưng phải nhớ mình không có cái thẻ chụp hình cho nhà báo, thì cầm các loại hàng nặng vào các sân chơi thể thao thì không có vị trí tốt để chụp và có khi đồ nặng quá bị cấm đem vào. Còn chụp ánh sáng thấp về đêm thì phải cần hàng từ trung bình cho đến hàng tốt. Đi chụp chim cò thì cũng là hàng cũng như chụp thể thao. Cầm hàng mắc tiền thì xem bảnh tỏn thiệt , cũng như lính ra trận cầm tiểu liên ngon hơn súng trường. Khi quyết định mình sẽ chụp thể loại nhiếp ảnh nào nhiều nhất thì mua cái máy ảnh đó. Cũng như độc thân thì khoái xe Xì Spot, hai chỗ ngồi để tán các em. Còn có gia đình tay bế tay bồng thì xe 7 chỗ ngồi là đẹp nhất. Cuối cùng quan trọng nhất là ý tưởng một tấm ảnh. Cũng như trong cuộc chiến Việt Nam thì hai tấm ảnh mang tầm ảnh hưởng trong thế kỷ 20 là tấm bà Kim Phúc bị bom nepal do nhiếp ảnh Nick Ut chụp và tấm hinh tướng Nguyễn ngọc Loan bắn chết tên VC do ông Adam chụp. Vậy chúng ta có thắc mắc hai nhiếp ảnh chiến trường xài máy hình gì không ???? mà mỗi lần học trò đi học chụp hình đều lấy hai tấm ảnh đó ra bàn về ý tưởng người chụp hình hơn là chiếc máy ảnh. Vậy quên bớt một chút máy ảnh chẳng sao và đừng bao giờ nghĩ máy ảnh của tui không xịn không chụp bằng người ta.Luôn hỏi mình có khả năng chụp tấm ảnh đẹp không? trước khi đổ thừa là hổng có máy tốt.

2. Dùng Software nào để chỉnh hình

Trước chưa có digital thì mọi thứ chỉnh hay sửa hình ảnh đều trong phòng tối. Kể ra việc đi rửa phim cũng thú vị lắm , từ việc tháo phim từ máy chuyển thành âm bản (negative). Rồi vào phòng tối pha thuốc , dùng đèn rọi, tăng giảm ánh sáng, xài filter tăng độ nét , tiếp theo các phương pháp đốt hình tăng giảm màu sắc. Đó là một công việc rất là công phu. Một tấm ảnh rửa có khi làm mất cả tiếng, mà cái việc tui sợ nhất là làm sao canh tấm hình được vuông vắn trên tờ giấy, vì thường tui hay canh méo hình cứ chẳng bao giờ ngay thẳng cả. Kể ra đó một việc làm vô cùng thú vị chỉ có điều hai bàn tay lúc nào cũng có mùi thuốc hóa học. 

Khi thế giới Digital tấn công vào nhiếp ảnh  thì việc rửa hình dần dà giảm lần và riết mất tiêu luôn. Người ta bắt đầu làm quen với những Phần mềm để chỉnh hình và sửa hình. Một số software ra đời nhưng không có cái nào ăn dứt được cái phần mềm gọi là Photoshop, từ phiên bản số 1 cho đến số 7 , rồi chuyển qua CS1 rồi từ từ lên tới CS6 hay còn hơn nữa mà đến giờ tui hết theo kịp vì thật cho đến giờ tính ra trên cả 10 năm tui nghe cái tên Photoshop, tui xách cặp đi học, rồi mua sách về học từ ngày này qua ngày kia , cho đến hôm nay tui cảm thấy chẳng hiểu gì hết. Nói rõ hơn cầm quyển sách Photoshop có 10 chương thì học xong chương thứ ba , bước qua chương thứ tư, học được một chút tui cảm thấy tui chẳng nhớ gì ba chương kia, rồi học lại thì kết quả cũng y hệt vậy. Thiệt tình mà nói cho dù có nhớ thì lên chương thứ 4 tui chẳng hiểu gì hết. Cho nên tới ngày này trình độ của tui chỉ có ba chương trong sách Photoshop. Bởi vậy khi thấy những ai dùng Photoshop sáng tạo ra nghệ thuật là tui phục họ lăn xuống đất. Tui không hiểu nổi làm sao họ có thể tạo ra những tấm ảnh quá tuyệt vời.

Cho đến những năm 2007 thì cái phiên bản đầu của Lightroom bắt đầu xuất hiện. Tui cảm thấy dùng cái phần mềm này coi bộ thích hợp cho những thằng chụp hình như tui. Tui thấy các phần sử dụng trong lightroom vừa ý với tui là tăng giảm ánh sáng, tăng độ nét một cách dể dàng thì như vậy tiện lợi cho tui.

Trong photoshop đều có hết nhưng việc làm có vẻ chuyên môn hơn , tui cảm thấy khó khăn sử dụng quá. Nên tui chỉ góp ý như sau: 
Nếu chụp một tấm ảnh, sau đó chỉ tăng giảm ánh sáng và độ nét thì LIGHTROOM sẽ là phần mềm thích hợp.

Còn ai muốn đi sâu vào nghệ thuật thì vẫn là Photoshop. Chẳng hạn ngày nay nhiều nhiếp ảnh gia chụp ảnh đám cưới hay làm các tấm ảnh loại High Dyamic. Tức là hình rửa ra như tranh họa làm nổi bậc nhất là phần màu sắc. Photoshop là phần mềm để sử dụng. Còn ai chỉ muốn chỉnh màu sắc cho đúng thì Light Room là tốt nhất.
Trong đây không có việc đúng sai chọn phần mềm nào, chỉ quan trọng là thứ nào tiện lợi cho mình mà thôi.

3. Vài ý kiến chỗ nào được phép chụp hình và chỗ nào không được phép

Công Cộng (Public place)

Khi đứng chỗ công cộng là mình được phép chụp tất cả mọi thứ không có ai được phép cấm chụp hình. Tuy nhiên việc dùng cây càng 3 chân và 1 chân sẽ bị hạn chế (tripod), lí do là cản trở lưu thông cho người đi lại. Cảnh sát thấy không vừa ý nơi đông người là họ sẽ yêu cầu mình cất các cây chụp hình.

Chỗ công cộng chụp hình người lớn, thanh thiếu niên và trẻ em không có trái luật pháp. Với điều kiện không dùng hình ảnh đó làm thương mại. Tuy nhiên mình sẽ bị một số người nghĩ là họ biết luật và họ tới nói mình không được phép chụp họ. Từ đó thành tranh cãi ồn ào. Tất nhiên có kêu cảnh sát hay đưa ra tòa mình chẳng bị tội gì. 

Loại người này thuộc loại nghĩ mình cái gì cũng đúng, nên vô phương giải thích. Bởi vậy người biết luật đành phải thua tên không biết luật. Cách hay nhất là nói "Tôi sẽ xóa hình tôi vừa chụp nha" sau đó mình xóa nhưng dù có xóa vẫn có thể về nhà đem cái phần mềm cứu (rescuse) thì lấy lại được hình. Ngoài ra việc chụp con nít ngoài nơi công cộng hay bị cải nhau, tuy là người chụp không bị tội gì hết mà lại khổ với người không biết luật. Họ sẽ mắng chửi và hăm dọa cảnh sát. Những quốc gia càng phát triển thì càng bị nói là cấm không được chụp con nít. Chứ qua Ấn Độ thì chụp con nít cả ngày , không bị ai nói gì cả. Có khi người chụp phải trốn không dám chụp cho tụi nhỏ nữa vì tụi nó đòi chụp hoài. 

Tư nhân (Private place)

Đất tư là mình không thể chụp gì hết, cảnh sát được quyền bắt và ra tòa là thua. Bởi vậy mình phải biết các chỗ nào là tư nhân như Trung Tâm Buôn Bán (Shopping Center hay Shopping Mall), nhà hàng , các nhà ga xe lửa , quán nước. Lí do các khu vực buôn bán này muốn kiếm ăn nên họ làm lơ cho mình chụp hình chứ trên luật là KHÔNG. Chứ năm ngoái máy tay săn ảnh đi chụp Hoàng Tử William và vợ là Kate trong lâu đài riêng tư , nên các tay săn ảnh đó đều sai luật nhất là chụp hình khỏa thân của Kate.

Các Huy Hiệu (LOGO)

Điều có bản quyền , ví dụ như công ty Apple. Nếu mình đứng trước cửa tiệm họ, phía sau là Logo quả Táo, nếu mình bấm cái máy một rét , trên luật là sai vì mình đã chụp quả táo. Tất nhiên chụp chơi thì họ chẳng để ý nhưng tấm hình đó đem đi bán là có chuyện phải trái. Nhưng nếu mình trên con phố , chụp hình tổng quát mà dính các Logo như Apple, Starbucks, Chocolate MM, Levis's .... thì không phạm luật vì người chụp không cố ý chụp LOGO nhưng vì là con phố chung thì các công ty nổi tiếng phài chịu.

Đem hình bỏ lên Website (Upload pictures)

Tất cả hình mình chụp bỏ lên Facebook chẳng hạn mà không viết tên mình lên trên đó hay làm dấu Water Mark. Thì tất cả hình này có tên gọi hình mồ côi (Orphan pictures), thì thiên hạ sẽ được phép xài một cách vô tội vạ.

Bản quyền hình ảnh

Mỗi quốc gia có luật riêng nhưng ở tại các xứ tây phương hay bên Mỹ thì có thể nói luật không xê xích bao nhiêu. Một nhiếp ảnh chụp các tấm ảnh thì tất cả là bản quyền của họ cho đến ngày chết, sau đó các tấm ảnh được kéo thêm 70 năm là mục đích cho thân nhân của họ hưởng quyền lợi. Nếu thân nhân họ đem đi bán thành chuyện khác. Còn không sau đó thành của chung.









HAPPY BIRTHDAY TO AMERICA - July 4th















Người Này - NGUYỄN ĐÌNH HIẾU



Người này sắp sửa ra đi
Mà không hẹn ngày trở lại
Ra đi mang được những gì?
Ngoài hành trang vài mươi ký!

Người này sẽ rời quê nhà
Chia tay với con với cháu
Chia tay với bạn với bè
Đau như vết thương rỉ máu

Người này sắp khóc tới nơi
Biết làm gì cho đỡ tủi
Ăn uống ngủ nghỉ rồi chơi
Vẫn thấy lòng buồn rười rượi

Người này sẽ phải ra đi
Mà không ngoái đầu quay lại
...

nguyendinhieu