Oct 28, 2012

Tại sao lá vàng vào mùa Thu (Bài học cấp tốc về sinh vật ) - ANH QUÂN



Cây cối cũng cần ăn như con người , tụi nó cũng phải làm việc siêng năng thì mới có đồ ăn , chứ còn không thì chết đói mất. Trước hết cái rễ cây phải đi hút nước để nuôi cái thân và lá cành. Kế tiếp là tụi nó phải hút một chất khí có tên là “Carbon Dioxide” ở trong không khí. Sau đó tụi nó  lấy ánh sang mặt trời pha trộn nước và khí Carbon thành thức ăn và tạo ra khí oxygen cho chúng ta thở và chất Glucose (đây là một chất đường).

Khi cây cối pha trộn ánh sang, nước và khí carbon làm thức ăn cho tụi nó thì có tên gọi là Chlorophyll.  Nhờ đó lá cây màu xanh.

Mùa Thu tới thì ngày ngắn dần, nhiệt độ lạnh dần và mọi thứ trở nên khô khan . Nhiều cây cối không chịu làm thức ăn nuôi tụi nó nữa. Nên vậy chất Chlorophyll đi mất tiêu, thành ra chúng thấy lá cây màu cam  và màu vàng.  Thật ra hai cái màu này vẫn luôn nằm trong lá cây nguyên  cả mùa hè nhưng bị màu xanh phủ lên nên chúng ta không thấy được.

Có một vài lá cây biến thành màu đỏ, chứ không màu vàng là vì thức ăn của tụi nó không chịu tiêu hóa mà vẫn năm trong lá cây, thành ra biến thành đỏ. Có một số lá thành màu nâu là vì tụi nó ăn xong thức ăn là bài tiết tại chỗ luôn, nên chúng ta thấy cây Oak có lá màu nâu khi mùa Thu đến.

Nhờ sự biến hóa của thiên nhiên cho chúng ta một cảm giác lãng mạn khó diễn tả khi đi bộ trong tiết thu se lạnh và sắc màu chuyển giao trên tán lá và đây đươc xem là một mùa đẹp nhất trong năm của xứ lạnh.

ANH QUÂN




CHƯA ĐỦ KHÁT KHAO - Thích Phước Tịnh


Có một câu chuyện kể về một môn đồ hỏi Chúa Ki-Tô:
- Làm sao con có thể thấy được Thiên Đường, vào được nước Chúa?
Chúa Ki-Tô dẫn người đó đến một bể nước rồi nhận đầu người đó xuống nước. Đợi đến lúc kẻ kia sắp chết đến nơi. Ngài kéo đầu người đó lên và hỏi:
- Khi ngươi bị nhận chìm trong nước, ngươi thao thức muốn gì?
Anh kia đáp:
- Dạ con chỉ thèm thở thôi!
Chúa Ki-tô dạy:
- Bao giờ lòng thiết tha của ngươi đối với đạo giống như ngươi thèm một hơi thở thì người sẽ thấy được Thiên Đường, vào được nước Chúa.

Chuyện tuy đơn giản nhưng đối với ta không đơn giản vì lòng mình chưa đủ niềm khát khao. Thật vậy, Phật pháp không nhiều! Người đột nhập được vào rồi, cửa vô sinh lồng lộng mở. Sở dĩ chúng ta chưa nhận ra đường vào là vì lòng thiết tha tu của mình chưa đủ lớn.


Trích “Tín Tâm Minh” – Thích Phước Tịnh



Oct 23, 2012

Một phần hồn Sài Gòn đã mất - ANH QUÂN


Mấy hôm nay xem được những tấm ảnh về Vicom centre A, được bỏ lên Facebook của bậc đàn chị trong nhóm Sư Phạm Thực Hành, mà tui thấy buồn sao đó. Vì cái quá khứ,hình ảnh tại khu vực này làm  tui không quên được . Năm năm về trước, cái trung tâm Vicom này chưa có, mà là một khu vực lịch sử đang ở tình trạng hư hỏng một cách trầm trọng, lý do là hơn 30 năm qua , chinh quyền địa phương quận 1, Sài Gòn đã bỏ bê, không để ý tới một giá trị lịch sử , một nơi nổi tiếng nhất Sài Gòn trong nhiều thập niên qua có tên là “Passage Eden” .

Đã là dân Sài Gòn thì ai cũng biết vị trí của khu Eden, ở tại một mảnh đất, đẹp nhất thành phố. Được thành lập từ năm nào tui không rõ, nhưng tui đoán là vào cuối thập niên 40, vì có một số chung cư tại Eden có ghi là xây cất xong vào năm 1947. Đây là một trong những “Sản Phẩm” xây cất của người Pháp tại Sài Gòn, may là những xây cất khác của họ còn quá kiên cố , nên chưa bị phá hủy như “Bưu Điện Sài Gòn”, “Nhà Thờ Đức Bà”, “Dinh Gia Long - giờ gọi là Bảo tang thành phố Hồ chí Minh, cũng là nơi chụp hình đám cưới cho nhiều cặp” và vv. .....

Khu Eden được nổi tiếng là nhờ trong cuộc chiến Việt Nam từ năm 1960 cho đến 1975, nhiều nhà báo và truyền thong thế giới đến đây cư ngụ. Căn phòng 422 đã từng là văn phòng của Associated Press (AP). Ngoài ra còn có truyền thong NBC , Hoa Kỳ. Cũng nằm trong tòa nhà Eden, có một tiệm cà phê nổi tiếng là Givral , quán này tọa lạc ở một chổ đặc địa , giao điểm của đường Tự Do (đồng Khởi) và Lê Lợi,  đối diện khách sạn nổi tiếng là Continental , một nơi đã tập trung không biết bao nhiêu nhân vật nổi tiếng và quen thuộc của nhóm truyền thong, báo chí, chính trị gia, nhà văn vả cả luôn gián điệp

Quán Givral xây vào khoảng năm 1950, trước đó là một tiệm thuốc tây, sau đó ông Alain Poitier, một người Pháp sống lâu năm tại Sài Gòn đã biến thành tiệm bánh mang hương vị Pháp – Việt. Tuy là một tiệm bánh bé tí mà lúc nào cũng đông nghẹt  người.  Hai nhân vật nổi tiếng thế giới đã từng ngồi đây là nhà văn và phê bình văn học người Anh là ông Graham  Greene, nhiều người biết tác phẩm của ông đã được quay thành phim là “Người Mỹ Trầm Lặng”. Người thứ nhì là gián điệp nổi tiếng cộng sản Việt Nam là nhà báo Phạm Xuân Ẩn.  Ngoài ra những nhật vật quen thuộc là Tim Page, nhiếp ảnh gia người Đức vừa mới qua đời trong năm là Horst Faas và một người nổi tiếng của nước Việt nam không thể nhắc là nhạc sĩ  Trịnh Công Sơn.

Như tui có một lần đã viết , vào khoảng 60 năm về trước tờ Viễn đông Kinh Tế (Far East Economic), có tiên đoán hai thành phố tại Đông Nam Á sẽ thành hai con rồng Châu á, các nước lân cận như Hàn quốc, Hong Kong, Singapore... thua xa , sẽ xách dẹp lẹt bẹt theo gương hai thành phố tiêu biểu là Sài Gòn – Hòn Ngọc Viễn đông và Rangoon của Miến Điện vì đây là hai thành phố của người tây phương xây dựng , một cái là người Pháp còn một cái là người Anh. Kết quả chẳng được như vậy, cả hai cứ vẫn là cá chép nhưng không chừng tương lai Rangoon lại thành cá chép vượt vũ môn thành rồng  cho mà xem.

Thiệt ra mà nói, cái thời đó Sài Gòn quả thật hoa lệ, một cái nét họa điển hình sang trọng là ba quán hay nhà hang là Brodard – Givral – La Pagode . Sài Gòn mất ba thứ này thì vô duyên lắm, mở sách du lịch Lonely Planet không tìm ra một chỗ để tới mà còn để nhớ , cảm thấy thành phố không có gì lưu luyến cả, cũng như tới Paris còn nghe tên Lido và Moulin Rouge, hay London còn có Riz, còn xứ Mỹ là cái Hard Rock cafe đi toàn thế giới....

Sau ngày 30 tháng 4 thì quán La Pagode bị khai tử đầu tiên, để trở thành công ty du lịch lữ hành Saigontourist. Chán thật! Kế tiếp là tập đoàn đầy thế lực là Vincom đã mua toàn bộ khu tứ giác Eden, nghe người Sài Gòn kể chủ tịch tập đoàn Vincom là một du học sinh thời bao cấp tại Ukraine, sau ở lại làm ăn, phất lên như diều gặp gió và đủ tiền tài và quyền lực để mua hết khu vực lịch sử này. Họ nói thêm vì đây là một tay đại thương gia miền Bắc, hắn không có một ấn tượng gì mảnh đất Sài Gòn thì  hơi đâu để tâm chi văn hóa và lịch sử. Đến ngày hôm nay, một kiến trúc đồ sộ “hoành tráng” đã hoàn tất và khai trương một shopping to lớn, đầy công ty hang hiệu, còn phía dưới là một cái hầm đậu xe hơi.

Từ xưa đến giờ tại các quốc gia ở Châu âu và Mỹ châu chưa có một nhà kiến trúc nào dám đi phá kiến trúc lịch sử cả. Khi đi vào chơi một thành phố thấy một tảng đá xấu xí nằm ngay giửa trung tâm, mà được bảo vệ kỷ lưỡng vì đó là một di tích đặc điểm của thành phố.  Cũng như bên Ai cập có quán cà phê Riche, đây một cái quán thăng trầm theo lịch sử. Sau đệ nhị thế chiến là nơi tập trung các nhà trí thức, chính trị gia, gián điệp , nhà báo ... để lật đổ vua Farouk. Sau đó ông Nasser lên nắm quyền thì nghệ sĩ và nhà văn lui tới . Nhất là có sự hiện diện của nhà văn đoat giải Nobel Naguib Mahfouz.  Sau đó quá dần dà xuống cấp , rồi bị thiên tai động đất vào năm 1992, quán lại phải đón. Cho đến giờ quán đã mở lại, ông chủ tiệm là người Ai Cập đã cố gắng nâng lại quán theo tinh thần văn chương Mahfouz và giờ rất đông sinh viên tập trung và tuổi trẻ và nay quán đã hồi sinh . Người Thái Lan cũng ham đi kiếm tiền, họ cũng xây cất đủ thứ cho thành phố Bangkok nhưng họ chưa điên rồ đi phá khách sạn Oriental vì nơi đó đã có Graham Greene, Joseph Conrad, John Le Carré đã từng nhâm nhi ly rượu cùng với những tên tuổi nổi tiếng khác kể cả các Tổng Thống Richard Nixon và George H.W. Bush và cố Tổng Thống Vaclav Havel.

Khi phải đi phá một xây cất nào đó là vì cái đó không hài hòa được những xây cất bên cạnh. Chứ không ai đi xây lên cái không hài hòa. Khi nhìn vào trung tâm thương mại Vincom, quả thật là quá đồ sộ cho thành phố Sài Gòn, nhưng gì qua Tòa Đô Chánh hay Hạ Viện thành phố  thì tui thấy hai xây cất này là sản phẩm của người Pháp hơn 50 năm về trước. Giờ đứng kế bên khu Vincom hỏi có mỹ thuật không , thì tui nghĩ một thằng không biết kiến trúc và hội họa như tui cũng biết nói chữ “Không”.

Khi một du khách tới thành phố Sài Gòn thấy sự không hài hòa , họ cho đây là một sự hỗn độn, họ thắc mắc là người dân tại thành phố này có quan tâm đến mỹ thuật không? Họ có quí trọng những gì của người đi trước không?.  Một công trình lịch sử để lại mà không còn nữa thì thế hệ mai sau sẽ nghĩ sao? Và phản ứng họ thế nào. Sau cuộc chiến thế giới thứ hai, thành phố Warshaw tại Ba Lan bị tàn phá một cách thảm thương , kiến trúc bị đổ vỡ. Nhưng người dân Ba Lan đã tìm đủ cách xây lại khu cổ tại Warshaw, họ đi tìm những tảng đá, bức tường đổ nát, gỡ ra để cố xây lại các kiến trúc cùa quá khứ.

Vào năm 2009, tui mua được bộ tem “Những rạp hát của quá khứ” tại Singapore. Ben đó họ có 5 rạp hát trở thành di tích lịch sử , rạp cũ nhất là rạp Queens xây vào thập niên 20 , còn rạp Rex của hang phim Shaw Brothers xây vào năm 1946. Hãng phim này không xa lạ với bọn mình với những cuốn phim như “Độc Thủ Quyền Vương” , “Song Long Hổ Đấu”, “Thủy Hử” ... vào thập niên 70. Các rạp hát này không còn hoạt động nhưng bên đó họ đã cố giữ các rạp hát cổ xưa, nhưng tại Sài Gòn , rạp hát trong khu EDEN, là một kiến trúc như rạp hát của người Pháp, từ ghế ngồi phía dưới, cũng như ghế hạng nhất xây hai bên phía trên cao là chỗ dành riêng cho những người sang trọng. Bây giờ rạp Eden không còn nữa, mà hầu như toàn thành phố Sài Gòn không còn một rạp hát nào đặc trưng cả, vì tất cả dần dà trở thành Complex Cinema. Tui cảm thấy nền điện ảnh Việt Nam khó mà đi lên, chẳng hạn bên Việt Nam vừa sản xuất ra một cuốn phim, ngày đầu tiền để trình làng là tập trung các tài tử và các khách mời uy tín, đến rạp hát trải thảm đỏ thưởng thức thì không biết tổ chức tại rạp hát nào đây ? Tại các quốc gia biết quí trọng lịch sử thì họ có một rạp hát dành riêng cho những buổi quan trọng .

Nhiều người tại Việt Nam cho là xây cất một cái mới có nhiều cơ hội đem lại lợi nhuận. Đó cũng là điều phỏng đoán, chưa chắc có lời mà còn nhiều rủi ro. Vì thường xây cất người mà hưởng lợi nhiều nhất là công ty địa ốc, còn sự phát triển một đô thị là một kế hoạch của chính quyền thành phố, vì họ cần phải quy hoạch hết tất cả mọi thứ  Thêm nữa vấn đề thẩm mỹ rất là quan trọng vì khi phá hết cái lịch sử thì chúng ta mất hết các thời đại kiến trúc. Ngoài ra ai cũng hiểu xây càng nhiều trung tâm shopping trong đô thị thì nạn giao thong càng tắc. Người Sài Gòn ai cũng biết rõ vào những đêm gần Noel hay giao thừa Tết Tây và gần những ngày tết Nguyên Đán, từ Chợ Bến Thành đi tới khu Vincom bây giờ thì không còn chổ nào mà thở cả. Nhìn vào khu Vincom bây giờ là những căn tiệm mà người dân bình thường tại Việt Nam chỉ vào đó để ngó mà thôi. Xem ra chỉ có một tiện lợi duy nhất là Sài Gòn vào tháng 4, tháng 5... là nóng khủng khiếp thì cái trung tâm Vincom này giúp cho người nghèo vào trốn nóng.

Tui được biết vào ngày song thập vừa qua (10/10), ông chủ Vincom cho khánh thành một cái tiệm Cà Phê  Givral, hy vọng là nối tiếp truyền thống xưa là nhiều người nổi tiếng sẽ tới ăn uống, tui không biết làm ăn nhưng nếu có làm thì tui chẳng mở cái tiệm Givral làm gì, vì cá nhân tiệm Givral không nổi tiếng, nó được nhiều người biết là nhờ khu Eden Passage, nếu không có văn phòng báo chí quốc tế tại đó thì ai tới Givral ngồi uống Cà Phê đợi nhau, làm gì có những nhiếp ảnh gia nổi tiếng tới để trao đổi hình ảnh, sự nổi tiếng cũng cần sự kiện. Cũng vì đó mà năm 2001 toàn khu vực Eden , khách sạn Continetal và hết cả khu phố được dung làm nơi quay phim “Người Mỹ Trầm Lặng”. Đạo diễn Philip Noyce đã làm toàn khu vực trở thành Sài Gòn vàp thập niên 50.

Không xa đó là quán Brodard, một quán đặc biệt có sản phẩm bánh theo kiểu Pháp. Tiệm bánh Brodard có mặt tại Sài Gòn từ thời Pháp thuộc, năm 1948; sản xuất các loại bánh ngọt, bánh kem, bánh croissant, bánh paté chaud... theo kỹ thuật, công nghệ sản xuất bánh của Pháp. Giờ tiệm Brodard của giới trẻ Sài Gòn trước 1975 không còn nữa , bị mất tích tại chỗ vào tháng 4 năm 2012. Mặc dù thương hiệu bánh Brodard vẫn còn, họ có rất nhiều chi nhánh nhưng vấn đề di tích lịch sử mới là quan trọng. Chẳng hạn Nữ Thần Tự Do là công trình của nhà kiến trúc Pháp, đem qua tận New York thì nơi đó trở thành di tích lịch sử, chứ tại Paris cũng có một cái nhưng bé tí và đâu ai để ý vì thiếu sự kiện lịch sử. Theo tui được biết quán Brodard giờ thành tiệm Sony, bán gì ở trong thì chưa biết vì chưa vào xem.

Sẽ có người cho tui “Dở Hơi” , mấy cái quán thì có gì quan trọng, mà trong đó có quán cà phê, bỏ đi làm cái gì mới. Riêng tui thì nếu lịch sử không trân trọng gìn giữ thì người ngoại quốc sẽ cho mình không biết kính trọng lịch sử văn hóa thì đừng mong trở thành một quốc gia cường quốc.

Kỷ niệm nhiều nhất đối với tui về khu Eden là những buổi trưa nóng nực Sài Gòn, ghé tới Eden thăm người bạn Thanh Hương, đi lên cái thang máy thời Pháp thuộc tới văn phòng của Thanh Hương và sau đó kêu qua tiệm cơm bên đường, trông rất sang trọng nhưng giá chỉ 20 ngàn mà cơm đĩa tàu hủ thịt bầm với bát canh. Giờ thì Eden không còn và bạn mình cũng đi mất tiêu. Đã một lần tui quay lại chỗ cũ thì khu Eden bị phá đang xây cất, còn đối diện là một trung tâm thương mại, tui đúng nhìn tòa cao ốc mới xây lên, mà chẳng buồn đi vô, tiếp tục đi bộ với chiếc máy hình đi xuống Bưu Điện Sài Gòn để tìm một cái gì thời xa xưa. Tui chỉ tiếc là trước kia tui không vào chụp khu Passage Eden, một cơ hội đã mất !Còn muốn xem lại khu Eden thì chỉ còn cách mở phim “Người Mỹ Trầm Lặng” ngồi xem mà tiếc dĩ vãng mà thôi.










Oct 19, 2012

Từ Vua Hippy cho đến nhà văn thời hậu chiến - ANH QUÂN



Tui còn nhớ vào cái năm 1994 đang ngồi nhà xem giải Wimbledon, thì một người quen gọi qua nhà uống Cafe tán dóc, vì có ông Trường Kỳ từ Canada tới chơi. Nói thiệt, cái lúc đó tui hổng biết ông Trường Kỳ là ông nào, từ bé đến lớn tui chỉ được nghe về ông “Cao Kỳ”! hay là tui nghe nhầm biết đâu ông cựu Phó Tổng Thống đi chơi London. Cứ qua rồi biết.

Khi qua tới nơi, tui thấy một ông tuổi tầm 50 hoặc hơn, người nhỏ con, da đen xì, mang đôi mắt kính dày cộm, mà xem ra ông chẳng hoạt bát cho lắm, người xem trầm lặng, chỉ nói những gì cần nói mà thôi. Người quen tui mới giới thiệu đây là ông vua “Hippy” Việt nam vào cuối thập niên 60 và đầu 70 của thành phố Sài gòn. Nghe xong tui cũng chẳng có ấn tượng gì cả vì tui cảm thấy Hippy Viet Nam không có gì ghê gớm cả. Nhất là lúc đó tui làm thêm nghề bán chợ trời cuối tuần. Khu chợ tui làm có tên là Camden là một khu chợ nổi tiếng tập trung giới Hippy từ hồi thập niên 70 cho đến giờ. Gần đó có một nhà hát Roundhouse nổi tiếng vì trong quá khứ đã có Gass, The Rolling Stones, Jeff Beck, The Yardbirds, Zoot Money's Dantalian's Chariot, David Bowie, The Sinceros, Jimi Hendrix, Pink Floyd, Led Zeppelin, Incredible String Band, The Doors with Jefferson Airplane, Ramones, The Clash, Elkie Brooks và Motörhead đến trình diễn. Cũng vì làm ăn khu Hippy, nên tui cũng buôn bán mặt hàng cho dân hippy luôn. Tui chuyên bán áo T’shirts về các ban nhạc Rock, thêm những mặt hàng như loại áo Tie Dye, màu mè sặc sở , các loại Daisy T Shirt, đủ màu sắc cho hoa, lúc đó có một loại T Shirts đổi màu như con công , tức là ở trong bóng mát thì bình thường như đi ra ngoài đường thì gặp ánh mặt trời là đổi màu khác liền, loại hàng này vào lúc đó “HOT” vô cùng. Đối diện gian hàng của tui là thằng bán nhạc Rock và nhạc lậu. Cái lậu của nó là không phải đi copy nhạc về bán mà chẳng biết đâu nó tìm đâu ra các loại nhạc mà các ban nhạc nổi tiếng như Beatles, Rolling Stone, Eric Clapton.... đang luyện tập trong Studio, nên khi nghe loại nhạc này có khi nghe tiếng đùa giỡn của John Lennon hay Paul Maccarney.... Cũng nhờ đó tui mới được biết có những Album nhạc bất hũ, chẳng hạn như Stairway to heaven của Led Zepplin mà in lên áo là lúc nào bán cũng chạy cả, mà người mua nhiều nhất là các cô gái Nhật Bản.

Bởi vậy cái lúc ban đầu gặp ông vua “hippy” Việt Nam thì tui chẳng biết tiếp chuyện với ông ta thế nào. Tui chỉ hỏi là nhạc Beatles nổi tiếng mà sao không thấy Việt Nam hát hay dịch qua lời Việt. Ông chỉ nói vắn tắc là có đấy chứ nhưng chắc chưa có dịp nghe qua. Gặp ông Trường Kỳ có bấy nhiêu, vài năm sau đó tui lại liên lạc với ông nhiều hơn, nhất là khoảng thời gian sắp đá giải “World Cup 1998” tại Pháp là vì lúc đó đài BBC ban tiếng Việt làm một loạt chương trình Nhạc Trẻ VN , ông là người hướng dẫn chương trình, tìm được thêm những nhà báo kỳ cựu vào cuối năm thập niên 50 và đầu thập niên 60, cùng thời đại với ký giả thể thao độc nhất vô nhị của Việt Nam là ông Huyền Vũ, đến giờ ngay tại Việt Nam các nhà báo trẻ về thể thao vẫn phải nghiêng mình kính nể ông Huyền Vũ, đều nói là chưa đạt đến đẳng cấp như ông và nhất là chưa thể tường thuật thể thao mà chỉ nghe thôi, mà y như đang ngồi xem trước mặt.


Vào cái năm 1998, tui làm dịch thư từ tiếng Việt qua tiếng Anh cho ban thư tín của đài BBC, tôi làm vào ban đêm, nên mỗi lần phát xong chương trình nhạc trẻ VN là tôi có cơ hội vào phòng Studio nói chuyện điện thoại với ông Trường Kỳ, lúc đó tôi cũng hay làm báo Cộng Đồng nên ông Trường Kỳ hứa giúp gởi bài viết văn nghệ của ông qua cho tui. Lúc nghe chương trình nhạc trẻ, tui rất thích, phải nói đây là một chương trình hay, rất nhiều thính giả ái mộ,. Có một đọc giả thích đến nổi thư liên tục mỗi tuần. Anh ta có một tệm chụp hình ngay đường Bùi Viện và tôi cũng ghé quá thăm anh ta vì sự ái mộ cùa anh.

Tui có hỏi ông Trường Kỳ là làm sao giữ các tài liệu nhạc trẻ này. Ông có nói ông sẽ xuất bản quyển “Một Thời Nhạc Trẻ”, bao nhiêu tài liệu viết trong đó hết . Vào năm 2002, ông đã xuất bản quyển sách này, phải nói đây là một sách hay, ông viết rất dể đọc, có thể đọc trong mọi hoàn cảnh. Chuyện của ông từ tuổi thơ , sách cặp tới trường , thì thời bọn mình cũng không khác gì ông là các thằng học sinh thấy cô giáo đẹp là si mê , rồi tuổi lớn dần đứa nào đã mặc sì líp , cô nào đã mặc áo lót.... từ đó đưa tới những chuyện về ca sĩ Elvis Phương, Tùng Giang , Thanh Lan lần đầu đi hát thì khóc nhè, tiếp theo là bài hát “phút đầu gặp nhau” , lời hát của ông Trường Kỳ là vì lúc đó ông và Tùng Giang thấy ca sĩ Thanh Mai đẹp như một búp bê. Đến đoạn chót của quyển sách, tui đọc cảm thấy buồn vì giai đoạn 30 tháng 4 sắp đến. Trang chót ông có nói “Tôi cùng các bạn đứng ra thực hiện chương trình cho một Đại Hội Nhạc trẻ Thảo Cầm Viên của Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị để giúp Cây Mùa Xuân Chiến Sĩ 75 được tổ chức vào ngày 29 tháng 12 năm 74 cùng với những ban nhạc trẻ và các nghệ sĩ quen thuộc. Đây là Đại Hội Nhạc Trẻ cuối cùng được tổ chức tại Việt Nam khi tình hình chính trị ngày càng xáo trộn. Nó chẳng hề ghi lại nơi tôi một ấn tượng nào đặc biệt”.


 
Đọc xong đoạn văn đó, tui bùi ngùi vì xem như nền nhạc trẻ của Việt Nam Cộng Hòa thật sự đã mất vì 4 tháng sau đó tất cả văn hóa miền nam trở thành đồ trụy và có thể đây là thứ quốc cấm trong xã hội mới. Đi tới sự bắt bớ và giai đoạn đen tối cho nhiều nghệ sĩ miền nam cũng như các nhà văn cũng không thoát được cảnh tù tội như tác giả “Ba Sinh Hương Lửa”.

Tui có cơ hội đọc nhiều sách Việt là nhờ các thư viện địa phương ở London có sách tiếng Việt, tui bắt đầu từ các truyện của ông Chu Tử , tới truyện du đảng của Duyên Anh, qua các truyện tình cảm nhẹ nhàng như Võ Hà Anh và Dung Sài Gòn , đến các tác phẩm của nhà văn Mai Thảo thì bắt đầu cảm thấy khó nuốt , có những đoạn phải tập trung đọc thật kỹ mới hiểu ông nói gì, thì từ đó tui mới biết nhóm Sáng Tạo, cũng vì đọc sách nhà văn Mai Thảo trước nên tui cứ cho là các nhà văn của nhóm này viết chắc khó đọc lắm. Lần đầu tiên tui đọc truyện của nhà văn Doãn Quốc Sỹ là quyển “Dòng Sông Định Mệnh” , hoàn toàn khác với những gì tui nghĩ , phải nói là câu truyện rất lôi cuốn về nhân vật Thiệu, đọc xong mới thấy tác giả quá am hiểu về người cộng sản , nhất là sau này đọc quyển “mình lại soi mình” thì tui mới ngỡ ngàng thêm chi tiết nhà văn Nhất Linh gặp ông Hồ Chí Minh.
 

 
“Dòng sông định mệnh” sáng tác vào năm 1959, lúc đó ai cũng biết không còn chuyện tổng tuyển cử thống nhất đất nước , đất nước chia đôi như tác giả đã chọn tựa cho hồi 8 là “Hai Nhánh Sông Phân Ly”. Nên người di cư vào trong nam cảm thấy là việc trở về cố hương là một việc xa vời, tất cả là định mệnh và đến hồi kết cuộc là “Sông đã ra tới biển có còn khúc quành nào đâu”. Đúng là Dòng Sông Định Mệnh đã ra tới đại dương và cứ đó mà lưu lạc đến một đất lành mà an cư. Cả một đời sống của nhà văn Doãn Quốc Sỹ là ông thấy nhiều điều mà người bình thường không biết được, ông biết những thứ mà chúng ta chưa được nghe qua. Đọc quyển “Dòng Sông Định Mệnh” cứ tưởng là một chuyện tình của Thiệu và Yến nhưng không phải vậy tất cả một kiến thức kinh nghiệm ông tích lũy cả một thời thanh niên , ông trãi qua trong giai đoạn bắt đầu mới lớn để biết Việt Nam Quốc Dân đảng, rồi Cách Mạng Mùa Thu , hay cuộc Cách Mạng Tháng 8 năm 1945 là của toàn dân tộc Việt Nam, chứ không phải một tổ chức cá nhân nào cả, rồi đoàn quân tàu Lư Hán vào miền Bắc, tiếp theo là cuộc chiến 9 năm kháng chiến của Việt Minh mà rất đông thanh niên yêu nước, bắt đầu gia nhập từ Đoàn Thanh Niên Cứu quốc , họ đã biết nhân thức được sự thật, họ quay về thành như ông hay Cố Tổng Thống Nguyện Văn Thiệu, nhạc sĩ Phạm Duy ..... Tất cả những sự kiện lịch sử này và suy tư của tác giả đã viết trong bộ trường thiên tiểu thuyết “Khu Rừng Lau” và không biết Kha có phải là nhận vật Doãn Quốc Sỹ ngoài đời không?

Tui làm quen với nhà văn Doãn Quốc Sỹ từ tác phẩm “Dòng Sông Định Mệnh”, vì là quyển đầu tiên nên tui có ấn tượng nhiều nhất , tuy ai cũng biết tác phẩm nổi tiếng của ông là “Khu rừng lau”. Vài năm sau , cầm quyển “Đi” của nhà in Lá Bối mà tui cứ thắc mắc đây là một thay đổi lạ kỳ của Thầy Nhất Hạnh vì trong những sách Thầy in không có một loại sách viết theo lối văn xuôi kể chuyện, nhất là có nhiều liên quan tại Việt Nam và cũng vào lúc đó là năm 1984 – 1985 là thời đen tối nhất của xã hội Việt Nam. Cho mãi đến giửa thập niên 90, tui mới biết quyển “Đi” ai là tác giả và cũng không ngờ cô bé ngây thơ học đánh đờn Piano hay Org trong câu chuyện là bạn của mình. Vào lúc đó tui mới biết quyển “Đi” trở thành bản án 10 năm tù cho nhà văn Doãn Quốc Sỹ .

Đọc sách của nhà văn Doãn Quốc Sỹ có những quyển vô cùng thú vị , có một người quen qua đời, ông ta có để lại rất nhiều sách vở Việt Nam, tui lên nhà ông ta dọn dẹp thì ôm chồng sách tiếng Việt về nhà, nhưng không có thời gian để vào Garage hơn cả 5 – 6 năm , đến mãi năm ngoái sửa lại garage, tui mới dọn chòng sách tiếng Việt thì thấy quyển “Người Vái Tứ Phương” , tui mới ngồi đọc bỏ bê công việc dọn dẹp garage luôn, vì tui khoái nhân vật nhà giáo mất dạy bị mất việc thành nhà tướng số, coi tướng cho công an, mà tui nó tin sái cổ ,không đả phá được lập luật về cách coi tướng của ông Giáo. Tui mới cảm thấy sự uyên bác mọi mặt của tác giả từ Lịch sử, Thiền, Tướng Số , Phật Giáo và nhiều thứ khác.

Quyển “Một Thời Nhạc Trẻ “ của vua Hippy Trường Kỳ cho tui nghe các câu chuyện sinh hoạt sống động làng văn nghệ của tuổi trẻ Việt Nam thập niên 60 cho đến giữa thập niên 70. Nhưng tui nghĩ ông Trường Kỳ không có tấm ảnh poster của Đại Nhạc Hội Nhạc Trẻ cuối cùng vào tháng 12 năm 1974. Còn quyển “Dòng Sông Định Mệnh” là một tình yêu lãng mạn, có người đã hỏi tác giả quan niệm về tình yêu nhưng ông không cho câu trả lời trực tiếp mà gián tiếp nói khi đọc tác phẩm thì sẽ hiểu vì ông đã ghi hết mọi tình tiết trong đó.

Đã nhiều người viết và phỏng vấn về nhà văn Doãn quốc Sỹ. Tui thuộc loại hàng hậu sinh xa tít mù khơi , nên cũng chưa thể nào đủ khả năng viết gì về ông cả, nhưng khi coi những tấm ảnh của bà gởi làm tui nhớ tới những gì tui đã gặp qua trong quá khứ và nhân đây kể lại các câu chuyện cho bạn bè nghe trong lúc nhàn rổi hay chán quá không có gì làm thì nghe tui kể chuyện. Tới đây xin ngừng .

ANH QUÂN

 


Oct 18, 2012

Yêu Lục Bát Tùy Bút - THU TÂM




Em Vinh thân mến,
 
[...]

Thứ Sáu tuần trước, nhận được package em gởi, chị nghĩ ngay đến chuyện viết một tấm thiệp “Thank You” rồi cất sách vào tủ để dành khi nào có thời giờ, có nghĩa là không có việc gì để làm, sẽ hãy đọc… nhưng khi cầm trên tay cuốn sách, đọc nhan đề “Lục Bát Tùy Bút”, chị hơi lặng người có cảm giác như gặp lại một người bạn cũ lâu ngày. Chị yêu thơ Lục bát vì có lẽ hôi nhỏ chị thương Ca dao:
 
“À ơi… vàng cầm trên tay rớt xuống không phiền.
Chừ… em xa người bạn cũ dạ ưu phiền ngàn năm”

 
Với chị, Lục bát cao sang hay bình dị cũng đều đượm mùi Ca dao, thấm đẫm hồn quê, tình quê, người quê.
 
Vậy là tối đó, không đến nỗi như người xưa tắm gội sạch sẽ, đốt lò trầm hương, chị chọn lúc nhà tĩnh lặng, bắt đầu đọc thơ em, theo chân em tìm về tình tự dân tộc, tình tự con người Việt Nam. Tối nay thì chị vừa đọc xong những bài thơ cuối. Mỗi ngày đọc 5, 10, 15 bài thơ, mỗi bài đọc 2, 3, 4, 5 lần để thấm cái hồn hậu, cái yêu thương, cái tình người trong thơ em. Thơ em không oán hận, không giận dữ, không triết lý xa xôi. Ngay cả khi đối mặt với thương đau, với thất vọng… cũng chỉ ngậm ngùi xót xa:
“ còn em bao tuổi… cùng đường bán thân ?” Tuổi Thơ Các em
“ về đây đứng giữa trời mưa… khóc òa”
Về Đây Nghe Em
“ chẳng qua trót phải cùng đường… thế thôi”
Tuồng
 
Thơ em trải rộng tình em đến đất trời, con người lớn bé, muôn loài, nơi chốn… (cám ơn tình em dành cho Em Huế của chị), trải cả đến những em điệu đàng, những em lọ lem, những em đỏnh đảnh. 

Thói thường ít ai có thể thương những em đỏng đảnh, vậy mà đọc thơ em chị cảm thấy đỏng đảnh bắt đầu trở thành một nét đáng yêu, duyên dáng của người con gái Việt Nam và thấy yêu sao các em đỏnh đảnh.
 
Chị đã chảy nước mắt:
“mà sao đến tận cuối đời
con đi chẳng hết những lời Mẹ ru”
Lục Bát Ru Hời
 
Đã mỉm cười với một ngày đưa cháu đi trường (thấy thương 2 bác cháu quá):
“ Sáng ra… đưa cháu đi trường
“ niềm vui thì ít, tai ương thì nhiều”
Đưa Cháu Đi Trường
 
Đã ước mơ cùng:
“ bầy dơi lặng lẽ dạo chơi quanh vườn” Tháng Mười Một
 
Rồi lần bước vào một cõi tiền kiếp nào đó của một thuở Việt nam ca dao.
Dường như… chị nói hơi nhiều. Chỉ mong em hiểu là chị chỉ muốn nói lên ít nhiều cảm xúc khi đọc thơ em mà thôi. 

[...]
 
Thân ái,
chị Thu Tâm

Oct 16, 2012

ĐÚNG THẬT LÀ THIỀN - bác Thanh, bạn Thái


Phe Peel Rd vừa mới say good bye to ông và 6Vinh xong.  Kỳ này bay về LA sẽ rất khỏe vì thấy máy bay vắng tanh, ông và Vinh sẽ có chỗ để nằm ngủ J  Ông hay thiệt đó, nghe nói đi máy bay là hào hứng liền, diện bộ vest, nhất định phải thắt cà vạt, mặc dù các con bảo không cần, rồi zui zẻ vẫy chào các con, rồi săm săm bước vô gate … hướng về chuyến đi trước mặt, không dùng dằng, không lưu luyến …

Bác G phục lăn, nói 1 ông già 90, ăn giỏi, ngủ giỏi, ngăn nắp, không làm phiền ai, và cũng không buồn phiền ai, lúc nào cũng vui cái vui hiện tại, không nghĩ về cái cũ cũng như cái sắp tới, đúng thật là thiền! 
Tao thấy nếu cứ giữ cho ông được như vậy, đừng để đổ bệnh, đừng để té ngã, thì ông có thể làm … vài chuyến đi Úc trong tương lai như chơi.

Sáng nay Anh và Xiu bỏ buổi làm sáng để về bye bye ông và chú Vinh, Em Bé cũng theo ra phi trường rồi mới nhảy lên xe lửa đi học - thế là ông và Vinh đã có 1 chuyến đi chơi perfect.  Phe Cali chuẩn bị đón ông và xem video clip của Vinh héng.

Chị Hai 

 Bố đi chơi Úc


... 

Hey Quân,

Nhớ tới mày lại nhớ tới Bố Thanh Hương lần vừa rồi tại Canada. Một nhà giáo chân chính, một nhà giáo mẫu mực. Tao may mắn có những phút giây ngồi trên xe, nghe Bác kể chuyện thơ văn, đọc Kiều. Đó là 1 trong những phút giây thần tiên mà đời tao có được. Sướng lắm mày ạ. Tao "gài độ" Ông Già, kể chuyện nước Pháp, Victor Hugo, những tác phẩm để đời, thế là Ông Già thao thao bất tuyệt, miên man đề tài này sang đề tài nọ. Được đi bên ông vào 1 buổi chiều, nhìn chiếc bóng đổ dài, mày sẽ có những tiếc nuối vấn vương dù rằng mày sẽ không tìm thấy nơi ông 1 điều vướng bận. Khi ông về rồi , tao mới có dịp suy nghĩ hoài và capture cái cảm nhận mà từ lâu tao ít có được
Thái


Bố Sỹ đi chơi Canada


Oct 4, 2012

PHOTOGRAPHY LESSON : ánh sáng - ANH QUÂN



Thường bà Trang hay bà Hương hay nói máy chụp hình của tui dỏm , nên hình ra không được đẹp như máy xịn. Câu nói đó không sai nhưng đó không phải yếu tố quyết định duy nhất để có tấm ảnh Cứ nghĩ là vào những thập niên 40, 50 và 60 các nhà nhiếp ảnh nổi tiếng như Henri Cartier- Bresson hay Frank Capra (đã có bài viết về ông Capra đăng trên Blog Doãn Gia vào năm ngoái) thì họ đâu có Digital Camera như mình bây giờ. Ông Henri là cha đẻ của nghành Photojournalism  chuyên dung cái máy chụp phim 35mm và ống kính 50m mà thôi, thêm nữa sau khi đi chụp đem phim đi rửa ông không cắt xén trong phòng tối (còn bây giờ là mình chuyên dung Photoshop hay Lightroom để crop tấm hình cho gọn). Ông quyết định theo nguyên tắc có sao để vậy (what you see is what you get). Vậy mà các tấm ảnh của các bậc thầy nhiếp ảnh là tấm để đời. Như tấm hình đổ bộ vào Normandy của đồng minh hồi đệ nhị thế chiến của ông Frank capra, hình chụp bị rung mờ , thế mà trở thành tấm ảnh giá trị lịch sử.

Lý do vậy tụi nghĩ bà Trang cứ việc chụp với những gì bà có (you take what you have), quan trọng nhất là phải biết mình chụp trong hoàn cảnh như thế nào? Thì như vậy mình có thể đoán tấm ảnh mình chụp ra sao? Vì vậy việc kế tiếp của tui sẽ nói chuyện với hai bà thêm một nguyên tắc căn bản của chụp ảnh, mà không cần phải nghĩ là mình có cái máy thật mắc tiền.

Ánh Sáng :

Ánh sáng là một thứ biến ảo để chúng ta tạo ra một tấm ảnh. Mình có thể tìm thấy dể dàng vì nó ở chung quanh chúng ta. Nhưng nó từ nhiều nguồn khác nhau như ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo. Ánh sáng đến chúng ta ở nhiều dạng khác nhau cũng như là màu sắc đủ loại. Bởi vậy mỗi loại ánh sáng đã tạo cho tấm hình của chúng ta có nhiều khác biệt. Để hiểu cho dể hiểu hơn, tui sẽ chia ánh sáng ra thành bốn loại :

·         Transmitted light (ánh sáng truyền qua một chất, ví dụ tại sao cái lá màu xanh là vì ánh sáng truyền qua chiếc lá và thêm một ánh sáng phản chiếu nên biến thành màu xanh).
·         Reflected light (ánh sáng phản xạ)
·         Hard Light
·         Soft Light

Hard light : là một ánh sáng rất là mạnh nhưng nguồn phát ánh sáng này rất là bé. Nhìn vào cái bóng đèn cái tim trong cái bóng đèn rất là bé nhưng lại cho một ánh sáng cực mạnh. Hay nhìn vào ánh sáng mặt trời, nguồn phát ra là mặt trời, ai cũng biết mặt trời rất là lớn nhưng lại quá xa chúng ta thì trở thành một cái bóng đèn cực mạnh cách chúng ta cả triệu triệu cây số.
Soft Light : là một ánh sáng dịu , không cực mạnh nhưng nguồn phát ánh sáng này rất là lớn. Để nói cho rõ nghĩa hơn, bầu trời nhiều mấy, che đi ánh sáng mặt trời, vậy ánh sáng chiếu xuống chúng ta sẽ là từ mây, mà mây có diện tích rất là lớn để dịu đi ánh sáng

Viết lý thuyết như vậy hai bà cảm thấy khó hiểu. Tui cho một thí dụ dể hiểu hơn nha. Bây giờ lấy cái Flash chụp trong nhà. Cái bóng đèn Flash rất là bé, khi bà Trang gắn đèn vào máy chụp thẳng vào bà Hương thì ánh sáng mạnh  vô cùng. Nếu bà Trang đứng gần quá thì sẽ trắng xóa luôn. Tui thấy vậy liền lấy một tấm vải mỏng che đi ánh đèn Flash của bà Trang, khi mà Trang chụp thì ánh sáng chiếu vào bà Hương không còn từ đèn Flash mà từ miếng vải mỏng thì ánh sáng dịu hơn.
Lý do vậy chụp thẳng từ Flash cho chúng ta cái bóng sau lưng. Ngoài ra nhiều người hay nhìn lên trần nhà, nếu màu trần màu trắng thì họ để cái Flash chiếu lên trần, để nhờ diện tích rộng lớn của trần nhà phản xạ ánh sáng xuống thành một loại Softlight. (chứ trần nhà đen là tối òm luôn, còn màu cam hay vàng thì hay bị phản chiếu các màu đó, nên cẩn thận khi dung phản chiếu màu sắc).

Hôm mấy bà gặp nhau tại Canada, những tấm chụp ngoài trời đều bị Hard Light hết, vì chụp xa nên ít thấy ánh sáng chói chan. Nhưng nếu nhìn vào những tấm ảnh của cô Diên Hồng và tấm Thái và Bác Sỹ  thì hard light chiếu vào quá mạnh nhìn thấy rõ ngay.

Trong trường hợp này, nếu là con nhà nghèo thì đợi ánh sáng dịu xuống rồi hãy chụp, còn không vào bóng mát chụp và cách cuối cùng là chụp ngược sáng dung đèn Flash. Khi hai ánh sáng đối chọi thì sẽ giảm đi cái Hard Light.
Còn con nhà giàu là họ mua một miếng che nắng rất là bự để che bớt đi ánh sáng. Cái miếng che nắng này dân quay phim Hollywood hay xử dụng. Nếu hai bà xem lại phim “Rebel without causes - những sự chống đối không nguyên do” do James Dean đóng vào cuối thập niên 50, thì cái đoạn nhóm trẻ đánh nhau trên tòa nhà thiên văn ở L.A , nhà đạo diễn dung miếng che ánh sáng và các miếng phản chiếu để thành một Soft light.

Bởi vậy khi chụp hình hai bà cứ nhìn ánh sáng chung quanh mà xác định loại nào? Khi nắm rõ thì biết chắc hình đẹp hay xấu.

Một địa điểm luôn cho chúng ta một tấm ảnh tuyệt đẹp là hoàng hôn ngoài bờ biển mà gần đó có núi. Lúc đó ánh sáng chiếu rực ở chân trời gần mõm núi, tại chỗ đó mặt trời là loại Transmitted light thành Hard Light. Vì mặt trời đã xuống nên bầu trời biết thành Softlight chiếu xuống dưới biển thì nước biển sẽ cho chúng ta reflect light. Bốn ánh sáng cộng lại nên thành một cảnh đẹp thiên nhiên. Do vậy chụp thành cảnh đẹp là vậy.

Như Bà Trang vừa để tấm ảnh mùa Thu của bà chụp chung với ông xã Thái, ai cũng khen tấm ảnh đẹp là nhờ ánh sáng Softlight, phản chiếu nước từ bờ hồ và cây cối. tất nhiên yếu tố quan trọng nhất là chị hai Minh trang của tui lúc nào cũng đẹp nên hình mới đẹp.

Có một trò chơi bà Hương và Bà Trang có thể xài được. Tìm một căn nhà nào nào có cửa xổ lớn (thường thì nhà thờ hay giảng đường trường Đại Học có cửa sổ lớn),  mà phải có ánh sáng mặt trời chiếu qua cửa sổ. Nếu tui đứng ở cửa xổ , ánh sáng chiếu vào một phía mặt của tui thì đó là Hard Light, hai bà mà chụp một bên sáng  và một bên tối. Vậy có một cách hai bà đi mua cái miếng phản chiếu ánh sáng ngoài tiệm (giá khoảng từ $50  đến $200) , không có tiền thì đi tìm miếng carton màu trắng thiệt to (cái này là FREE). Tui đứng lại cửa xổ, bà Trang đứng ngược phía ánh sáng, dung cái miếng Carton chiếu vào mặt tui, lúc đó bà Hương thấy được ánh sáng hai bên là bắt đầu chụp cho tui một tấm chân dung.....

Tóm tắc lại là hai bà chỉ cần nhận ra cái nào là Soft Light và Hardlight. Rồi nhờ thêm Reflect Light và ánh sáng chuyển như thế nào (transmitted light) thì sẽ có tấm ánh vừa ý. Chứ nghĩ tới máy ảnh mắc tiền, ống kính mắc tiền, rồi Computer và Photoshop thì mình chẳng đủ sức với tới. Tui thấy các hội viên VN của những hội chụp ảnh tại Texas (như của Trọng & Liên) hay tại Cali chỗ bà Hương đang ở, họ chỉ lấy Photography làm Hobby thôi mà nhìn đồ nghề của họ tui chóng cả mặt. Cái ống kính rẻ nhất của họ cũng phải là $3000. Chưa kể những người hai máy chụp hình....
Tui nghĩ bà Trang và Hương cũng như tui là sống nhờ viện trợ không, nên chẳng bao giờ nghĩ mình sẽ mua được những thứ hang đó cả. Thôi đành dung những thứ rẻ tiền mà Enjoy thôi......

Tui sẽ viết một căn bản khác vào tuần tới....



ANH QUÂN