Nov 30, 2011

BÊN KIA CHIẾC CẦU VỒNG - Đoàn Khoa


Hương, Hưng, Vinh, chị Khánh... Doãn Gia quý!!!

Em xong cuộc triển lãm với những chuyện thật vui và thật cảm động.
Em "tung tăng" được mấy bữa, nhưng sau đó thì "nằm liệt" cho tới ngày hôm nay (1 phần vì thời tiết, một phần vì mệt quá)

Mọi người vào trang của báo Người Lao động coi về bài viết "tạm" - dưới đó là những comment hết sức cảm động và dẽ thương của những người em không hề quen.
http://nld.com.vn/20111125083936988p1140c1192/my-nhan-viet-hoi-tu-tai-ben-kia-chiec-cau-vong.htm

Em có chọn một ít hình về tác phẩm, gửi mọi người xem

Khoa






Nov 29, 2011

MÙA THU TRONG TÔI - Sen Trắng




 
Tính đến thu này thì đã là hai mươi mùa thu tôi làm người viễn xứ. Tôi đến xứ sở này vào lúc chớm hè chớ chẳng phải mùa thu, nhưng có lẽ mùa thu nơi đây có những cái đặc biệt hơn nên nó được ghi vào tâm khảm với nhiều kỷ niệm đẹp.
Đối với nhiều người, mùa thu được xem như là mùa buồn nhất; đến nổi có người đặt trong lời một bài hát mà tôi có dịp nghe qua là “mùa thu chết”. Riêng tôi thì mùa thu là mùa dể chịu nhất trong năm, bên cạnh mùa xuân. Nếu ai sống ở những nơi không có bốn mùa rõ rệt, mà chỉ có hai mùa mưa nắng như tôi, thì sẽ hiểu mùa thu dể chịu như thế nào. Sau những tháng hè nóng như lửa đốt, đất trời dần chuyển sang thu mang theo một thời tiết mát dịu làm cho người khó tính, bôn ba cách mấy cũng cảm thấy dịu dàng và chậm rãi hơn trong đời sống của mình. Ngày xưa, khi sống nơi quê cũ, mùa thu vẫn còn những cơn mưa rã rít, buồn tênh. Bây giờ, nơi quê hương thứ hai này, tôi cảm nhận được những thay đổi rõ hơn của mùa thu song song với những cơn mưa muộn. Khi trời chuyển sang thu, có những cơn gió heo may thổi qua se se lạnh mà nếu đi dạo vào đêm thì người ta sẽ cần thêm một chiếc áo len mỏng để khoát vào nếu không có bạn tình kề bên. Cây lá cũng chuyển mình thay áo mới sau những tháng ngày dài phải chịu đựng những cơn nóng như thiêu. Những lá cây đổi màu xen lẫn trong xanh là vàng, cam, đỏ rồi nâu tạo nên một bức tranh ngũ sắc làm cho người ta dù không có nghệ sĩ tính cũng phải dừng chân bồi hồi.

Những ai được sống ở nơi có khung cảnh mùa thu rõ rệt quả thật may mắn, vì họ được ngắm bức tranh ngũ sắc thiên nhiên này hàng năm mà không cần phải đi xa. Có những nhiếp ảnh gia, những nhà văn, những thi sĩ, nhạc sĩ dù chuyên môn hay nghiệp dư đã phải tốn nhiều công sức lẫn hiện kim, hiện vật để được đến những nơi này tìm cảm hứng cho những tác phẩm để đời của mình. Riêng với tôi thì đã đến một số nơi tượng trưng mùa thu, nhưng chỉ có tam hoặc tứ sắc thôi chớ chưa được đến nơi có ngũ sắc. Hy vọng trong tương lai sẽ có dịp về vùng New England của nước Mỹ để ghi lại hình ảnh của bức tranh ngũ sắc mà tạo hóa đã ban cho loài người chúng ta thưởng lãm.

Thường trong năm ta biết có bốn mùa, và mùa nào cũng có cái đặt biệt của riêng mùa đó. Nhưng có lẽ mùa thu được giới văn nghệ sĩ yêu thích và ghi lại nhiều nhất, vì những khía cạnh có một không hai của nó. Khác với mùa xuân nhí nhảnh rộn ràng,  mùa hạ với khô nóng, hay mùa đông với giá tuyết, thì mùa thu lại nhẹ nhàng và trầm lắng giúp người ta có những phút giây lặng lẽ nhìn lại chính mình trong hàng trăm tất bật của cuộc sống đời thường. Mùa thu buồn hay vui là do tâm trạng của chính chúng ta mà thôi. Xin đừng gán tâm sự tơ vò của mình vào mùa thu quí vị nhé. Và nếu được, hãy tạo cho riêng mình những mùa thu bất diệt mang theo những âm hưởng khó phai trong đời.

Sen Trắng  2011      
                                                                                                                                   
                                                                                      

Nov 27, 2011

"SEXIST" KHÔNG CÓ TRONG TỰ ĐIỂN CỦA ÔNG PHẬT ;)



[...]

Văn Thù nói: "Ở biển, ta chỉ thường tuyên thuyết Kinh Diệu Pháp".
Trí Tích hỏi: "Kinh này rất thâm diệu. Vậy có chúng sanh nào siêng tu theo Kinh này mà mau thành Phật không?
Văn Thù đáp: "Có con gái của Long Vương, mới lên 8 tuổi mà đầy đủ trí đức, trong khoảnh khắc phát Bồ đề tâm là được bậc bất thối chuyển, biện tài vô ngại, từ bi rộng lớn, công đức đầy đủ, có khả năng đến Bồ đề".

Trí Tích không tin: "Chính đức Phật Thích Ca còn phải trải qua vô lượng kiếp chứa nhiều công đức, làm những hạnh khó mới thành đạo Bồ đề, làm sao tin được câu chuyện Long nữ  trong chốc lát mà chứng thành Chánh giác?"

Nói luận chưa xong, Long nữ bỗng hiện ra, làm lễ Phật, rồi đứng qua một b ên, nói một bài kệ mà đại ý là xưng tán Pháp thân và cho biết nàng đã nghe được tiếng của Pháp nên đã thành Bồ đề. Nhưng việc này chỉ Phật chứng biết mà thôi.

Bấy giờ Xá Lợi Phất nói với Long nữ: "Thân gái nhơ uế, có 5 điều chướng ngại, lại đường Phật xa vời, phải trải qua vô lượng kiếp cần khổ mới đi cùng, mà ngươi nói tu không bao lâu là chứng được vô thương Chánh giác. Làm sao tin được?"

Long nữ bèn lấy một hạ châu hiến dâng đức Thích Ca.  Phật nhận. 

Long nữ hỏi Trí Tích: "Tôi hiến châu, Thế Tôn nhận lấy, việc ấy có mau chăng?"
- Mau, Trí Tích đáp.
- Ông hãy lấy sức thần của ông xem đây, tôi thành Phật còn mau hơn việc đó.

Chúng hội liền thấy Long nữ thoạt nhiên biến thành nam tử, đủ hạnh Bồ tát, qua cõi Vô cấu phương nam, ngồi hoa sen báu, thành bậc Đẳng Chánh giác.

Bồ tát Trí Tích và Văn Thù làm thinh.


HUYỀN NGHĨA:

[...]

Việc làm trong cõi hữu hình, như dâng ngọc cho Phật.  Phật đưa tay nhận lấy, dầu mau thế mấy, vẫn phải mất một ít thời giờ.  Đến như việc tỉnh ngộ (thành Phật) là việc của cảnh vô hình nội tâm thì mau hơn cái nháy mắt.

Nhưng ai biết mình tỉnh ngộ.  Chỉ có tâm mình biết mà thôi.  Đây là nghĩa của câu : Chỉ có Phật chứng biết mà thôi.

Chúng ta thường nghe nói: Tu nhất kiếp, ngộ nhất thời, câu này có thể là nghĩa của câu chuyện trên.

Phải trải qua muôn ngày ức kiếp cần khổ như đức Phật Thích Ca mới thành Chánh giác.  Điều ấy chắc chắn là như vậy, thì Long nữ ắt cũng phải trải qua con đường ấy mới đầy đủ những điều kiện đã kể.  Nhưng khi nhân duyên đã đầy đủ, thì chỉ một đêm cũng đủ cho trái tượng hình. Tu thì lâu, như đi từ đây xuống Mỹ-tho phải mất đôi giờ, nhưng đến châu thành Mỹ tho là việc trong nháy mắt.

Lại nữa ai cũng có Phật tánh, tức là có cái vốn Phật như nhau, thì đâu phải vì nữ mà không tỉnh ngộ được?  Tuy nhiên, nữ mà muốn tỉnh ngộ thành Phật, ngoài công phu tu hành, phải rèn cho chí mềm yếu của mình trở thành chí cương quyết của nam-nhi (biến thành nam tử), phải thực hành đầy đủ 6 pháp ba la mật và phải giữ lòng trong sạch (qua cõi Vô cấu mà ngồi)

Còn khích lệ nào hơn cho người tu hành ?! 

Số phận hẩm hiu của con người không phải chẳng có lối thoát.  Tùy ta mà tương lai ta sẽ được huy hoàng ...!   

Trích "Pháp Hoa Huyền Nghĩa", Chánh Trí Mai Thọ Truyền

Nov 26, 2011

CHẾ ĐỘ MẪU HỆ





Model: Sóc - 3 tháng 10 ngày

Y HỌC NGÀY NAY ... SIÊU !

http://emedicine.medscape.com/article/1923077-overview


The baroreflex system is the system that helps to regulate function of the heart, kidneys, and peripheral vasculature to maintain an appropriate blood pressure. The carotid sinus baroreflex activation device is currently the only medical device used to treat refractory hypertension. It consists of an implantable pulse generator, bilateral carotid sinus leads, and a computer programming system. The pulse generator is placed in a subcutaneous pocket in the pectoral region below the collar bone. Electrodes are placed bilaterally on the carotid arteries (two main blood pressure control points), and the leads run under the skin and connect to the pulse generator. Placement of the leads is determined by intraoperative blood pressure responses to test activations. The programming system regulates the activation energy from the device to the leads and can be adjusted based on the needs of the patient.      

When the device is activated, the programming system delivers activation energy through the leads to the carotid sinus. The baroreceptors of the carotid arteries send signals through neural pathways to the brain that there is a rise in blood pressure that needs to be corrected. The brain sends signals to other parts of the body to counteract the rise in blood pressure by modulating the nervous system and hormones to dilate blood vessels and allow blood to flow more freely, reduce the heart rate, and influence fluid handling by the kidneys. This results in reduced blood pressure and workload by the heart, improved circulation, and a more optimal neurohormonal balance. 

Trích bài học lớp Beginning Coding 
http://hs3m.cypresscollege.edu/3mhis/wcrs/reference2/index.html?file=fb.ref

Nov 24, 2011

THANKSGIVING 2011


Our turkey this year is perfect. I brined it 3 days before I roasted it. Taking it with Raymond Carbernet Sauvignon is "ba' chay" :)

HAPPY THANKSGIVING FROM 4 HA
 ****




Gà Tây của Doãn Gia - Cali (mợ Hai phụ trách) no tròn, rám nắng :) Đặt gà dưới tranh của Doãn Vinh ... màu tranh, màu gà chẳng khác nhau :)

HAPPY THANKSGIVING FROM DOÃN GIA - CALI  



Lườn Gà Tây của Doãn Gia - Houston (mợ Cả phụ trách) thanh tao, trang nhã  :) Mẹ Thảo cũng được mời xơi một miếng và một ly rượu chát.

HAPPY THANKSGIVING FROM DOÃN GIA -HOUSTON

 *******




HAPPY THANKSGIVING FROM MẤY MỢ ĂN CHAY
và from Xằng OUI - Happy lễ gà "tây" với cơm "việt" :)

Nov 22, 2011

Suy Nghĩ Về Lòng Trung Thực


http://vietbao.com/D_1-2_2-67_4-183442_5-15_6-1_17-5915_14-2_15-2/


(Bài viết sau đây từ người ký tên Dân Sài Gòn, đang cư ngụ tại VN, gửi trực tiếp tới Việt Báo. Bài viết nhận định về một khía cạnh rằng 'lòng trung thực' đang bị xói mòn ở VN.)

TRÍCH:
Kính thưa: Các đồng chí lãnh đạo. Thưa các quý đại biểu và các vị khách quý.Thưa toàn thể thầy cô giáo và các em học sinh thân mến!
Trong không khí vui mừng phấn khởi, với niềm tự hào và sự tin tưởng sâu sắc về những thắng lợi sẽ đạt được trong năm học mới, hôm nay thầy cô giáo và học sinh trường THCS và THPT Lê Hồng Phong long trọng tổ chức lễ khai giảng năm học mới 2011-2012; là năm học có chủ đề “Tiếp tục thực hiện đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”.
…Năm học 2010-2011 vừa qua là năm học đầu tiên nhà trường được thành lập đi vào hoạt động và đã hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học theo kế hoạch đề ra, thực hiện được sứ mệnh cao cả là tạo lập được cơ sở nền tảng quan trọng ban đầu, làm tiền đề cho nhà trường phát triển vững chắc trong những năm học tiếp theo.

Giữ vững để phát huy kết quả đã đạt được, trong năm học 2011-2012 này, nhà trường tiếp tục thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong toàn ngành. Tăng cường công tác quản lý học sinh, tiếp tục thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; nâng cao hiệu quả dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng phù hợp với từng đối tượng học sinh.

Kính thưa: …
Hôm nay, trong không khí tưng bừng của cả nước chào mừng kỉ niệm 66 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, trường THCS và THPT Đoàn Thị Điểm long trọng tổ chức Lễ khai giảng năm học mới 2011-2012.

Trước tiên, cho phép tôi thay mặt Hội đồng quản trị, Ban giám hiệu, cùng toàn thể các thầy cô giáo và các con học sinh toàn trường xin nhiệt liệt chào mừng và trân trọng cảm ơn các vị lãnh đạo của Bộ GD&ĐT, Hội đồng Đội TW, UBND Thành Phố Hà Nội, Sở GD&ĐT Hà Nội, quý vị đại biểu đại diện cho các cơ quan ban ngành của Thành Phố Hà Nội...

Với mục tiêu xây dựng Đoàn Thị Điểm thành một tr¬ường chất lượng cao, trong năm học mới này bên cạnh việc cùng với ngành giáo dục triển khai có chiều sâu cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động: “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”; đồng thời tiếp tục triển khai phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, tôi đề nghị các thầy, cô giáo và toàn thể các em học sinh toàn trường tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng dạy và học, phấn đấu có nhiều hơn số học sinh đạt giải trong kỳ thi cấp thành phố; tỉ lệ học sinh dự thi vào các trường chuyên, lớp chuyên, tỉ lệ học sinh đỗ vào đại học cao hơn năm học trước; tăng cường chất lượng các hoạt động liên kết giáo dục, tìm kiếm học bổng, tạo điều kiện cho học sinh tham gia nhiều cuộc thi có tính chất quốc tế để tạo cho các con nhiều cơ hội du học tại các nước tiên tiến…

Kính thưa …
Sự nghiệp giáo dục luôn là một lĩnh vực quan trọng, có tác động mạnh mẽ đến sự tồn tại và tiến trình phát triển của mỗi quốc gia. Cách đây 66 năm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tâm huyết gửi thư cho các thày cô giáo và các em học sinh nhân ngày Lễ khai giảng đầu tiên của nước VNDCCH với lời căn dặn: “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em...”

Ngày nay, khi đất nước ta bước vào thời kì hội nhập, thời đại của CNH, HĐH, giáo dục được coi là “quốc sách hàng đầu” và trở thành mối quan tâm đặc biệt của toàn xã hội. Chúng ta phải có trách nhiệm thực hiện tốt sứ mệnh “ nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”.
Trường TH, THCS và THPT Văn Lang bước sang tuổi thứ 7, nhìn lại chặng đường xây dựng và phát triển, chúng ta không khỏi tự hào vì nhà trường đã và đang đi đúng theo lộ trình đã xây dựng. Trường của chúng ta đã từng bước trưởng thành cả về số lượng và chất lượng với những minh chứng cụ thể:…
HẾT TRÍCH

Trên đây là trích đoạn của một số bài diễn văn khai giảng năm học mới 2011-2012 của một số ngôi trường trung học trên cả nước Việt Nam mùa thu vừa qua…
Những bạn đã từng cắp sách đến mái trường Việt Nam trong những năm tháng sau 1975, các bạn nhận thấy gì qua những bài diễn văn này?

Nhận xét đầu tiên là những bài diễn văn này không khác nhau gì mấy, cho dù chúng ở những tỉnh thành khác nhau từ Bắc chí Nam của đất nước.
Nhận xét thứ hai là những bài diễn văn này cũng tương tự so với những bài diễn văn đã đọc trong những ngày tựu trường cách đây vài chục năm.

Chúng không thể hiện một chút gì về cuộc khủng hoảng, xuống cấp trầm trọng của nền giáo dục Việt Nam. Chính giới truyền thông đã báo động trong suốt hơn một chục năm qua về sự xuống cấp này. Những căn bệnh giáo dục nan y đến nỗi cho dù báo chí, người dân được phép chỉ trích, mổ xẻ cả chục năm rồi mà vẫn không chưa tìm ra lối thoát.

Chúng không thể hiện một chút gì về nguyện vọng của nhiều phụ huynh có tiền ngày nay: cho con đi du học. Động cơ chính của nhiều người không phải là để sau này con mình thành tài về giúp nước. Động cơ du học là để thoát khỏi nền giáo dục lạc hậu của đất nước mình. Là để tìm cơ hội ở lại trên đất nước du học. Hoặc nếu có về lại, thì mảnh bằng có từ nước ngoài là cơ hội để có những công việc làm với đồng lương cao hơn hẳn so với bằng cấp trong nước.

Những bài diễn văn này để lại cho chúng ta những cảm xúc gì?

Đối với một số người, đó có thể là sự tuyệt vọng về cơ hội cải tổ nền giáo dục của Việt Nam ngày hôm nay. Đã hơn 35 năm rồi, mà những người lãnh đạo giáo dục vẫn chỉ có một luận điệu như thế. Họ thật sự nghĩ gì? Nếu không phải họ, ai sẽ là người cải tổ nền giáo dục Việt Nam?

Nhưng đối với một số người khác, sự tuyệt vọng về nền giáo dục của nước nhà vẫn chưa phải là điều xấu nhất. Họ rùng mình khi nghĩ đến việc con cái mình hằng năm phải tiếp tục nghe những bài diễn văn như thế. Cả người đọc lẫn người nghe đều không tin vào những vào những điều mình nghe, mình nói. Ngay trong mái trường Việt Nam, thế hệ trẻ đã tập làm quen với những điều dối trá. Sự mất gốc về mặt đạo đức này mới chính là hiểm họa lớn nhất cho tương lai của đất nước chúng ta.

Thực ra thì không có một xã hội nào mà không tồn tại sự gian dối. Không có quốc gia nào, địa phương nào dám khẳng định là cư dân mình chỉ có người chân thật. Vấn đề quan trọng ở chỗ là xã hội đó có thực sự đề cao sự trung thực, và phản ứng như thế nào trước sự gian dối. Trường trung học Mỹ không có môn đạo đức công dân. Nhưng “Honest” là một trong những giá trị mà xã hội Mỹ tôn sùng, và người Mỹ xem “Fraud”  như là một trọng tội. Trong học đường Mỹ, tội “copy” là một điều nhục nhã đối với học sinh, luôn nhận được những sự trừng phạt nặng nề nhất từ thầy cô. Tổng Thống Nixon từ người hùng biến thành tội đồ của dân tộc Mỹ, phải mất chức vị chỉ vì bị phát hiện gian trá trong vụ Water Gate.

Không khó lắm để tìm ra minh chứng về tính trung thực của người Nhật. Có một ví dụ về thái độ của xã hội Nhật đối với sự gian dối có liên quan đến Việt Nam là vụ án “Đại Lộ Đông Tây”. Vào năm 2008, sau khi có bằng chứng là công ty PCI của Nhật đã đưa hối lộ cho ông Huỳnh Ngọc Sĩ để bảo đảm được trúng thầu, 04 quan chức của công ty này đã bị bắt ngay lập tức. Chính phủ Nhật đã phải chính thức xin lỗi dân Nhật, vì tiền thuế của họ đã bị chính phủ của họ xử dụng một cách nhem nhuốc. Chính phủ Nhật đã đình chỉ toàn bộ các khoản vốn vay viện trợ cho Việt Nam, cho đến khi chính phủ Việt Nam chịu đem ông Sỹ ra xử để làm vật tế thần. Điều mỉa mai là chính phủ Việt Nam ban đầu còn chối, định dấu nhẹm chuyện này, và chỉ có hành động sau khi bị áp lực từ chính phủ Nhật!

Còn xã hội Việt Nam ngày nay có thái độ ra sao với sự gian dối?
Chuyện gian lận thi cử trong học đường là một trong những loại chuyện vui cười phổ biến trong xã hội chúng ta.

Chuyện quan chức Việt Nam mua bằng cấp giả để thăng quan tiến chức là chuyện ai cũng biết.
Chuyện công an giao thông nhận hối lộ là chuyện “thường ngày ở huyện”,  là chuyện mà đứa con nít nào ngồi trên xe đi du lịch với gia đình đều thấy, vì bác tài xế làm chuyện này thường xuyên trên xa lộ.

Chuyện tài xế taxi ăn gian cước phí của khách hàng bằng đủ mọi hình thức được giải thích bằng mục tiêu cơm áo, không làm như vậy thì không sống nổi.

Chuyện sản xuất ra những sản phẩm gian dối, vô trách nhiệm đối với người tiêu dùng được giải thích bằng mục tiêu lợi nhuận trên hết.

Còn nhiều lắm lắm những ví dụ như vậy. Sự dối trá đã thống trị xã hội Việt Nam. Người Việt Nam, từ người già đến con nít, đã phải làm quen với sự gian dối, tìm cách biện minh cho sự gian dối. Lúc đầu, chắc cũng có nhiều người  thấy khó chịu trước sự dối trá. Nhưng nó xảy ra nhiều quá, rồi từ từ cũng quen. Rồi một ngày nào đó, nhận thấy rằng không dối trá thì mình bị thiệt thòi trong xã hội, những người trung thực cũng bắt đầu ăn gian nói dối một chút. Rồi mỗi ngày một nhiều…

Thử nhìn lại, trong xã hội Việt Nam ngày nay, những con người chân thật thường có địa vị xã hội ở trên cao hay dưới thấp? Có còn ai thực sự tin rằng “thật thà là cha quỉ quái”? Có còn mấy ai dám dạy con cái mình rằng người ở hiền sẽ gặp lành, rằng người thật thà vẫn có chỗ đứng trong xã hội?

Có một điều chắc chắn đúng trong lịch sử nhân loại: không có một đất nước nào trở thành một cường quốc bằng những người dân không coi trọng sự trung thực, lấy sự gian dối làm lẽ sinh tồn.

Vẫn chưa có ai trong chính quyền, xã hội Việt Nam đứng ra nhận lãnh trách nhiệm khôi phục lại giá trị của lòng trung thực của người Việt Nam. Như vậy có nghĩa là chúng ta hoàn toàn bất lực?

Chưa hẳn là như vậy. Việc gìn giữ giá trị của lòng trung thực vẫn có thể thực hiện được  bởi một đơn vị cơ bản của dân tộc Việt từ ngàn xưa: gia đình…

Nếu trong gia đình bạn vẫn kiên trì dạy con mình giữ gìn lòng trung thực, thì xã hội sẽ khó biến chúng thành những kẻ gian dối. Nếu có một vài gia đình cùng tin tưởng vào giá trị của lòng trung thực liên kết lại, việc gìn giữ niềm tin vào lòng trung thực sẽ vững mạnh hơn. Làm được một điều nhỏ như vậy, bạn đang gìn giữ được kho báu lớn nhất để khôi phục Việt Nam trong tương lai: yếu tố con người.

Dân Sài Gòn

Nov 20, 2011

ELDERLY LIFE - Anh Quân








SHUSHI ... ROCK - SÓC :)




Bữa nay nhân dịp ... gần 1 tháng sau ngày Halloween, Sóc mới có bộ costume đầu tiên: bộ đồ sushi tôm! có đầy đủ con tôm đặt trên cơm trắng, có miến rong biển cột lại, bên cạnh có miếng wasabi và vài miếng gừng thơm thơm! :)))

Đây là bộ đồ do 1 chú bạn của bố San (1 fan hâm mộ của Sóc) làm tặng.
Chúc mọi người ăn sushi ngon miệng! :)

TiSanSoc


Nov 17, 2011

Phim Trường Tôi - ANH QUÂN


Tôi còn nhớ vào năm 1974 , được mẹ tôi dắt đi xem phim “Trường Tôi” tại rạp hát Nam Việt ngoài Chợ Cũ Sài Gòn. Lúc đó rạp hát này đã xuống cấp, nên họ chuyên trị phim cũ. Mua một vé thì được xem hai phim.  Phim thứ hai tôi còn nhớ là phim “Châu Kool” dựa theo tác phẩm truyện “Trần Thị Diễm Châu” của nhà văn Duyên Anh.

Nội dung chuyện phim rất là đơn giản, nói về sinh hoạt học trò của năm học chót tại một ngôi  trường trung học ở Sài Gòn, của những  năm trước 1975, ai mà trưởng thành vào giai đoạn đó, cho dù chưa xem phim vẫn hình dung ra được cảnh ông Tổng Giám Thị đi canh học trò, những học sinh nam phá nghịch, chơi các trò thẩy tiền xu ăn tiền, học sinh nữ là chuyên ăn quà vặt, dấu bánh kẹo, ô mai ... và ngồi thầm thì với nhau. Không ai quên được những cảnh “quay phim” trong giờ kiểm tra, không làm kịp bài thì mượn bài “cọp pi”. Ngoài ra những ngày sinh hoạt nhà trường như thể thao, trình diễn văn nghệ và đi cắm trại. Một hình ảnh không thể bỏ qua về học trò ở tuổi mới lớn là bắt đầu biết yêu, một tình yêu lãng mạn, lén viết thư cho nhau,  chàng ngồi gò lưng nắn nót hang chữ sao cho rồng bay phượng múa,  nghĩ nát óc ra một bài thơ mùi mẫn của các thi sĩ tiền chiến để viết cho nàng, hai người nhìn nhau cười mĩm chi, bạo dạn lắm là nắm tay nhau một cái xong là bỏ chạy.  Chứ không như bây giờ là có “Mobile phone” nhấn một cái là lien lạc được liền, còn muốn gởi gì thì chỉ cần Email một cái là xong, làm thơ thì dễ ẹt, vào “Gu Gu” search một cái là cả trăm bài thơ trữ tình Việt Nam, chỉ cần “Copy and Paste” là xong. Còn gặp nhau là ôm hun công khai một cách tự nhiên.

Cho đến giờ người viết cũng chưa rõ ai là đạo diễn cho phim Trường Tôi, ai quay phim và phim cắt ráp tại đâu? Chỉ biết phim là loại phim trắng đen và có nhiều diễn viên gạo cội của làng điện ảnh miền nam tham dự như bà Kiều Hạnh, các danh hề Việt Nam hầu như tham dự gần hết là Tùng Lâm, Thanh Việt và Khả Năng. Hai diễn viên chính là phải tìm dạng sinh viên, nên nhờ vậy không phải mời hai diễn viên gạo cội là Thẫm Thúy Hằng và Kiều Chinh. Hai nhân vật đóng phim chính là Quốc Dũng và Tuyết Lan, hình như lúc đó Nguyễn Chánh Tín chưa xuất hiện trên phim trường, nên làm vai trò của Quốc Dũng nổi bậc trong toàn cuốn phim. Cô Tuyết Lan với khuôn mặt bầu bĩnh, duyên dáng rất thích cho cuốn phim.

Phim lấy bối cảnh Sài Gòn vào những năm 1973 và 1974. Vào giai đoạn phong trào Hippy bắt đầu giảm xuống. Nhạc ngoại quốc bắt đầu bớt hát . Nhạc trẻ Việt Nam bắt đầu hòa nhập với làng tân nhạc Việt Nam. Nhạc sĩ Phạm Duy chuyển sang sang tác loại nhạc có âm điệu phản phất như anh em nhà Carpenter, nữ ca sĩ Olivia Newton John, anh em nhà Jackson 5... Nhạc của ông rất được yêu chuộng là không ai quên được các bài như “Em hiền như Ma Sơ”, “Cô Bắc Kì nho nhỏ”, “Bao giờ biết tương tư”, “Trả lại em yêu”, “Tuổi biết buồn”.... ngoài ra các loại nhạc dành cho nhi đồng là “ông giăng”, “tuổi 13”, “chú cuội”... các bài nhạc này ông sang tác đã được ban nhạc Dreamers hát , thành viên là con cái của ông hết , ngoài ra chương trình bong lúa non hang tuần trên TV , có hai con gái của ông chuyên lên hát thiếu nhi của ông là Thái Hiền và Thái Thảo.

Tất nhiên có những nhạc nhạc sĩ khác thành công trong giai đoạn Việt hóa như các bài hát của Ngô Thụy Miên , Lê Hựu Hà, Nguyễn Trung Cang... nhưng lại vượt cái tuổi học trò. Vào lúc đó các loại phim ra đời để thích hợp sinh viên hơn như là “Vết Chân Hoang”, “Hoa mới nở”, “cô Hippy lạc loài” phỏng theo tiểu thuyết Nhã Ca và “Tuổi Dại”.

Tronng phim “Trường Tôi”, người viết thích nhất là bài “Vắt Tay Lên Trán”. Sau lần nghe trong phim là không bao giờ được nghe them lần nào , cho đến mãi vào những năm 2000, tìm lại được phim “Trường Tôi” mới được nghe bài hát gần 30 năm mới được nghe lại. Người viết rất muốn tìm ai đã sang tác bài hát. Cho mãi những ngày gần đây, đi tìm tòi trên Youtube thì mới biết tay du ca kỳ cựu của Việt Nam trước 1975, là anh Nguyễn Quyết Thắng.  Khi biết anh Thắng sang tác , thì người viết không còn cảm thấy ngạc nhiên như xưa, vì trước kia cứ tự hỏi ai mà viết bài hát hay quá vậy và hy vọng một lần gặp lại anh tại Hà Lan , để nghe anh kể chuyện về những bài hát như thế này.

Trước khi chấm dứt  xin mượn lời  hát bài  “Nằm Vắt Tay Lên Trán”


“Nằm vắt tay lên trán ta nghĩ đến chuyện cuộc đời,
Ngồi bấm đốt ngón tay ta nghĩ đến chuyện ngày qua
Nằm vắt tay lên trán ta nghĩ đến chuyện bây giờ
Ngồi bấm đốt ngóa tay ta nghĩ đến chuyện ngày mai
Cho em tôi giấc mơ đẹp tựa như áng mây mờ
Đừng dập dờ giông tố quay cuồng nếp sống ngây thơ
Em say trong giấc vàng, mùa sang nhuộm ánh thu tang
Em đi trong đám người nào, ai nhìn thấy em tôi......”


ANH QUÂN  

 
Quân, anh Thắng, HV tại Hòa Lan
2009 

Hội Ngộ - MINH DUY


Hội Ngộ

Tìm lại nhé dòng sông xanh tuổi trẻ
Tháng năm qua ta đánh mất quá nhiều
Những chuỗi ngày thuở niên thiếu thân yêu
Tình bạn hữu dường như trong bất hủ.

Buồn non nước buổi giao thời hoán chủ
Đã an baì ngươì mỗi hướng muôn phương
Chúng ta đang chập chững khắp con đường
Đành để lại dấu chân sầu, mắt lệ.

Và từ đó dưới khuôn trời gió lộng
Bao con thuyền viễn xứ vượt ngàn khơi
Hướng Âu Châu, Bắc Mỹ, Úc xa xôi
Người người lớp hành trang miền đất lạ.

Rồi cứ thế từng Thu vàng vắng lặng
Hay Đông hàn tuyết lạnh giá không nguôi
Mỗi Xuân qua khao khát phaó hoa vui
Hồi nhớ mãi cảnh cười đùa nắng Hạ.

Giờ phố cũ chắc toàn mầu áo lạ
Hỏi còn gì kỷ niệm cuả năm xưa
Lá cây ơi có vẫn vững trong mưa
Bụi trần thế để gì trên ghế đá.

Nay mái tóc nhuốm mầu hoa tuyết trắng
Vai gánh đầy năm tháng chứa ưu tư
Giấu trong tâm da diết tiếng mưa ru
Hồn tan tác lạc bay niềm hy vọng.

Thôi đã hết những ngày xưa ta bé
Đâu cảnh chiều đi dạo dưới trời mơ
Đâu lung linh ánh mắt tuổi ngây thơ
Đâu thổn thức cuả mối thình thứ nhất.

Nhưng không phải biệt ly luôn tàn nhẫn
Bởi nắng hồng đang rực rỡ trời mây
Sóng trang thư nối kết thế giới đây
Bàn tay vẫy chào nhau ngày hội ngộ.

Đại dương hỡi một thời cơn sóng dội
Cuốn xa rời bao lứa tuổi hoa niên
Bước chân đi lê dấu vết cô liêu
Hồn non nước nặng mang dòng máu Việt.

Ta cứ ngỡ chia ly là biền biệt
Bên núi đồi trùng điệp tiếp rừng hoang
Đối không gian ta vật ngã thời gian
Lật laị nhé trang giấy mầu tuổi trẻ.

Hải Ngoại Xa

11/11/2011


 

Nov 14, 2011

Nghi Thức Tang Lễ Theo Truyền Thống Phật Giáo Hòa Hảo

Tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo đang cầu nguyện cho một đồng đạo vừa qua đời.

Các thông tin sau do Việt Báo viết theo lời giải thích của Giáo Sư Nguyễn Thanh Giàu.

Cần nhắc lại rằng Phật Giáo Hòa Hảo (PGHH) là một tông phái của Phật Giáo, được thành lập tại Miền Nam Việt Nam bởi Đức Huỳnh Giáo Chủ, lấy giáo lý của Đức Phật Thích Ca làm nền tảng. Chỉ có về phương diện tổ chức thì PGHH có một giáo hội riêng, và các nghi thức thờ cúng cũng có phần khác biệt so với Phật Giáo truyền thống.
Đối với cái chết, PGHH cũng tin rằng con người sẽ phải trải qua tiến trình sinh-lão-bệnh-tử. Cái thân tứ đại khi chết sẽ trở về với tứ đại, nhưng linh hồn của con người thì bất diệt. Người tín đồ PGHH lúc sống lo tinh tấn tu hành, để khi chết linh hồn được siêu thoát về cõi Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà. Cũng theo PGHH, trong tám vạn bốn ngàn pháp môn của Đức Phật thì pháp môn niệm Phật là rất vi diệu và thù thắng, có công năng lớn, cho nên được áp dụng nhiều, kể cả khi hỗ trợ cho người chết.

1- Đối với người hấp hối:
Cũng như các tông phái khác của Phật Giáo, PGHH tin rằng cận tử nghiệp (nghiệp xảy ra lúc người sắp lìa đời) đóng một vai trò quan trọng trong sự tái sinh của người chết. Có nhiều người cả đời làm lành, nhưng trong giờ phút lâm chung do người thân làm những điều không phải, nên sinh tâm sân hận tức thời mà phải tái sinh vào cõi ác đạo! Ngược lại, nhiều người sinh thời có làm nhiều điều dữ, nhưng khi hấp hối thành tâm sám hối, nhất tâm niệm Phật với cả ba nghiệp thanh tịnh, thì vẫn có khả năng siêu sanh tịnh độ. Vì lẽ đó, khi có người thân hấp hối trên giường bệnh, tín đồ PGHH sẽ cùng nhau hiệp lực  niệm Phật cho người hấp hối. Cần nhớ là việc hộ niệm này chỉ là tha lực, để nhắc nhở và phụ trợ cho thần thức người hấp hối cũng phải nhất tâm niệm Phật (tự lực) thì mới có kết quả.

2- Trong tang lễ:
Theo PGHH thì “Tử Thì Táng”, tức là nên đem chôn người chết để trả thân tứ đại về với tứ đại. Người thân tiếp tục niệm Phật để giúp linh hồn người chết được an lạc, vãn sinh nơi cõi cực lạc. Nghi thức tang lễ theo PGHH đơn giản, ngắn gọn, thường chỉ một hai ngày là chôn. Sau đây là trích đoạn trong Sấm Giảng Thi-Văn Toàn Bộ của Đức Huỳnh Giáo Chủ nói về tang lễ:
 (Trích) “…Bây giờ chúng ta đã qui-y đầu Phật thì phải do sự thành-tâm cầu-nguyện, và đem sức khấn vái của anh chị em trong Đạo cầu nguyện cho vong linh người chết được siêu-sinh nơi cõi thọ. Chẳng nên rước những ông thầy dưng bông, đốt giấy-tiền vàng-bạc, xá phướn lầu kho, vì đó là chuyện tốn tiền vô ích, bởi vì ta nên nhận-định rằng xác thịt là hư -hoại, thì trong lúc chết chỉ đem chôn cất cho kín đáo đừng để hôi thúi có hại cho người sống, như thế là đủ rồi. Còn hiếu-sự do hồi còn sanh tiền và do sự tu hành, sự thành tâm cầu nguyện chớ không phải có tiền rước người khác cầu nguyện mà đạt được hiếu-thuận nhơn-nghĩa. Chỉ vọng bàn giữa nhà hay giữa trời mà cầu nguyên, rồi im-lặng đi chôn.
Về việc cúng kiến ông bà cha mẹ, có chi cúng nấy, trong những ngày kỷ-niệm theo như tục lệ. Còn về việc đãi đằng hương-đảng thì tùy ý. Những điều nào xét ra giản tiện, ít lãng phí cứ làm.

CÁCH CẦU NGUYỆN CHO NGƯỜI CHẾT
Mỗi người đứng trước bàn thờ Phật niệm "Nam-mô Bổn-sư Thích-Ca Mâu-Ni Phật" (ba lần), và Nam-Mô A-Di-Đà Phật (ba lần).
Vái: "Phật-Tổ, Phật-Thầy, nay mình thành tâm cầu nguyện cho tên . . . . . . . . (tên người chết), nhờ ơn Đức Phật từ-bi cưú-độ vong-linh được thoát chốn mê-đồ, vãng- sanh miền Cực-lạc!"
Trong lúc ở nhà hay trong lúc đưa đám tang gì cũng vậy, nếu có tổ-chức sắp hàng chắp tay niệm: "Nam-mô Tây phương Cực-lạc thế giới tam-thập lục vạn ức, nhứt thập nhứt vạn, cửu thiên ngũ bá đồng danh đồng hiệu đại-từ đại-bi tiếp dẫn vong linh A-Di-Đà Phật" (nếu người chết là nhà sư thì câu chót đọc: "Tiếp dẫn đạo sư A-Di-Đà Phật")…
NÊN LƯU Ý: Tang-gia đừng nên khóc lóc, để tĩnh tâm cầu-nguyện cho người chết, vì khóc-lóc làm trở-ngại sự siêu-thoát anh-linh của người chết.
(Hết trích)
3- Sau tang lễ:
Tín đồ PGHH cũng giữ tục để tang theo cổ lệ. Cái tang là để nhắc người sống về người chết, từ đó sống cho phải đạo lý. Còn chuyện cúng thất cho người chết thì không bắt buộc, bởi vì tín đồ PGHH trong 02 buổi cầu nguyện hằng ngày của mình cũng đã có hồi hướng về cho người thân đã khuất được siêu sanh tịnh độ 

(Tây Phương Ngũ Nguyện). (VB)
http://www.vietbao.com/D_1-2_2-306_4-182933_5-15_6-1_17-80_14-2_15-2/

Ý nghĩa hiệu Phật


[...]

Thành Phật, với nghĩa đạt đến sự thanh tịnh, giác ngộ, giải thoát hoàn toàn - là phần dành cho mỗi chúng sanh.

Và con đường đưa đến mức cuối cùng ấy chỉ có một.
Những kẻ bộ hành không bị bắt buộc cùng dùng một phương tiện di chuyển.  Ai có khả năng đi bộ, đi thuyền, đi xe ... thì tùy mình.

Vì vậy mà Ma-ha Ca-Diếp theo phương tiện "rộng nói đại pháp của chư Phật", tức là dùng trí huệ.  Mà trí huệ là sáng suốt, cho nên hiệu Phật là Quang Minh.

Tu Bồ Đề chuyên hạnh thanh tịnh, tức là giữ giới.  Mà giữ giới thuộc việc làm bề ngoài, cho nên hiệu Phật là Danh Tướng.

Đến như Ca Chiên Diên thì chuyên cúng dường, xây tháp, đầy đủ đạo Bồ tát vị tha, cho nên hiệu là Diêm Phù Da Đề Kim Quang (ánh sáng vàng của cõi Diêm phù đề, tức là thế gian).  Mục Kiền Liên cũng thế! 
 [...]

Trích: "Pháp Hoa Huyền Nghĩa", Chánh Trí Mai Thọ Truyền  


 

Nov 13, 2011

Wacky Hat Day - Backward Day - Green Day

Cái gì bên trong?


Úm xì là bùa ... 

 

Một chiếc nón kỳ quặc bên trong - 
chiếc nón màu xanh (màu President Ti Oui thích nhất)

 
Nón dùng làm gì? 


 Để President Ti Oui đội vào những ngày đặc biệt!


 Vào ngày "Wacky Hat Day", President Ti Oui sẽ đội như thế này:


Vào ngày "Backward day", President Ti Oui sẽ đội như thế này: 


Ngày "Green day", President Ti Oui cũng sẽ dùng chiếc nón này luôn!

Một chiếc nón dùng đến ba chuyện! 


President Ti Oui thiệt hài lòng!

Trò chơi: "My Marriage/ Love Story" - Soạn giả Thái Hòa

I/ Giai  đọan trước khi cưới / hay Giai đọan trước khi trở thành người yêu chính thức:

1.Xin cho biết 2 điều mà bạn đã từng mong đợi ở người chồng (vợ) / người yêu tương lai là gì?
2. Cho biết 2 điều ở người chồng (vợ)/ người yêu mà bạn ghét nhất là gì?

II/ Giai đọan hiện tại:
3. Sau những năm “bầm dập” với nhau, bạn nhận ra được những điều ở người chồng (vợ) / người yêu làm bạn hài lòng nhất, xin cho biết 2 điểm đáng nhớ.
4. Bạn hãy kể ra 2 điều của họ làm bạn …  nổi quạu nhất là gì?

III/  Mong ước cho tương lai:
5. Nếu được có sự thay đổi thì bạn mong ước thay đổi gì ở người chồng(vợ)/ người yêu
6. Riêng phần bạn, bạn nghĩ mình sẽ thay đổi gì để người chồng (vợ)/ người yêu mình hài lòng nhất?
7. Nếu có thể diễn đạt đầy đủ đúng vể người chồng (vợ)/ người yêu mình

Trả lời câu hỏi

 

 Tham vấn câu trả lời ...

 Câu trả lời sẵn sàng  ...

Đọc câu trả lời  ...


1. Điều mong đợi trước khi cưới: 
Chưa kịp nghĩ tới!
2. Điều ghét nhất: 
Chuyện nhà thì nhác, chuyện chú bác thì siêng
3. Điều hài lòng nhất: 
Vẫn được đi nhậu!

 Vui! 

Hát "entract"


4. Điều dễ làm nổi quạu: 
Ngáy to quá !
5. Mong ước tương lai: 
Cứ giữ như cũ!
6. Hai chữ diễn đạt về người: 
Sọt dưa!

Quá vui! 

 
Hát kết thúc chương trình vui chơi.