Mar 27, 2011

HUONG IN NEED - STEVE INDEED




Once upon a time, a "friend in need" complained to her "friend indeed" that her energy for her Biology class had spent itself!

The "friend indeed" did not say anything when hearing that complaint, but wrote two awesome emails to his "friend in need" :


Dear Huong,

You sounded disappointed last night. Yes, you have to study in two languages at the same time.

You've been here two years and are taking an incredibly hard class in English and Latin.

Earlier, I told you, "I don't know how you do it." This morning, talking with my wife, she said, "I don't know how she does it."

OK, so you're a puzzle.

You also are the smartest person I've found in that room. You are very quick to learn. You are skilled at encouraging others and helping them learn, too.

You can do this. All we have to do is pass. It does not have to be a competition with the others. The grade does not necessarily indicate what you have learned.

You told Ray once that you really enjoy the class other than the exams. That means you're learning it and will retain the information well when you are out in the workplace.

You can do this.

Steve


Another thing.

All we need to pass the class is an average of 69%. I figure that should really be 70%. 70% of 960 total points is 672 points (662.4 if you figure at 69%).

So add up your total points. (Lab 1 + Lab 2 + Quizzes 1-4 + Lecture 1 + Lecture 2 = X.)

Subtract from 672 and that will tell you how many more points you Need To Pass. (672 - X = NTP.)

Divide that by 5 more tests and that is the average score you need if you get 0 on the next two lab tests. (Y / 5 = Z.) That is the worst case scenario.

For a better scenario: If you add some points for the next two quizzes before you divide by 5, that is the Realistic Average Score you need on the next 5 tests.

(NTP - 20) / 5 = RAS or Realistic Average Score

X + 20 = TP or Total Points

(672 - TP) / 5 = RAS

That is the better scenario.

All we need to do is pass. You are learning the material either way.

Don't worry. I'll worry for you. Isn't that better?

Steve

Mar 24, 2011

Tranh TÓC VÀNG SỢI NHỎ - Thanh Tùng



"Mùa thu Paris"Mùa thu Paris
Trời buốt ra đi
Hẹn em quán nhỏ
Rưng rưng rượu đỏ tràn ly

Mùa thu đêm mưa
Phố cũ hè xưa
Công trường lá đổ
Ngóng em kiên khổ phút, giờ

Mùa thu âm thầm
Bên vườn Lục-Xâm
Ngồi quen ghế đá
Không em buốt gía từ tâm

Mùa thu nơi đâu ?
Người em mắt nâu
Tóc vàng sợi nhỏ
Mong em chín đỏ trái sầu

Mùa thu Paris
Tràn dâng đôi mi
Người em gác trọ
Sang anh, gót nhỏ thầm thì

Mùa thu không lời
Son nhạt đôi môi
Em buồn trở lại
Hờn quên, hối cải cuộc đời

Mùa thu! mùa thu
Mây trời âm u
Yêu người độ lượng
Trông em tâm tưởng, giam tù

Mùa thu !... Trời ơi ! Tình thu !

Cung Trầm Tưởng



Mar 22, 2011

NHÌN NGƯỜI NHẬT VƯỢT QUA CƠN ĐẠI NẠN, NGHĨ VỀ GIÁ TRỊ TINH THẦN CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM

Người dân Nhật cùng nhau vượt khó
với một tinh thần dân tộc cao độ (ảnh AFP)

Hơn một tuần qua, người Việt trong và ngoài nước chuyền nhau những tin tức trên mạng về cách thức mà dân tộc Nhật vượt qua cơn đại nạn động đất và sóng thần. Có hai mẫu tin được nhắc tới nhiều nhất. Một là câu chuyện từ một cảnh sát người Nhật gốc Việt, anh Minh Thành. Anh kể chuyện rằng trong lúc đang cứu giúp người bị nạn ở Fukushima, anh gặp một em bé người Nhật 09 tuổi đang xếp hàng để đợi phát thức ăn. Em chỉ mặc một chiếc áo thun và quần đùi, trong khi trời lạnh cóng. Lại hỏi chuyện, mới biết em đã mất cả cha lẫn mẹ trong đợt sóng thần. Anh Thành nhường chiếc áo khoác và phần lương khô của mình cho em, vì sợ em xếp hàng ở cuối thì đến phiên em sẽ không còn thức ăn. Không ngờ em đem phần ăn này lên nộp lại vào thùng phân phát, và bảo rằng có nhiều người còn đói hơn em, cho nên để phát chung thì công bằng hơn. Anh Thành đã khóc vì được một em bé Nhật 9 tuổi dạy cho bài học làm người.

Mẫu tin thứ hai lượm lặt từ nhiều đặt phái viên của những tờ báo lớn, tường thuật về thái độ của người Nhật khi phải đương đầu với hoạn nạn. Đó là tính kỷ luật phi thường. Đó là lòng tự trọng cao độ. Đó là tinh thần tập thể, tương trợ lẫn nhau đã có sẵn trong nếp sống lâu đời của dân Nhật. Không thấy cảnh hôi của trong cảnh hỗn loạn. Những đồ đạc cá nhân trong đống đổ nát vẫn được tôn trọng. Những chiếc máy ATM còn nguyên vẹn, không ai cướp phá. Người dân Nhật đang chịu thảm họa vẫn xếp hàng một cách trật tự để mua dầu hỏa, để nhận phần thức ăn cứu trợ.

Cả thế giới khi đọc những mẩu tin này đã ngã đầu kính phục dân tộc Nhật. Ai cũng tin tưởng rằng nước Nhật sẽ lại đứng lên hùng cường một lần nữa. Cách đây gần 07 thập niên, nước Nhật gần như là bình địa khi Thế Chiến Thứ Hai kết thúc. Họ chỉ mất có 04 thập niên để đưa đất nước mình trở lại vị trí hàng đầu thế giới, gần bằng khoảng thời gian mà Việt Nam kết thúc nội chiến vào năm 1975 đến ngày hôm nay.

Đâu là nguyên nhân chính dẫn đến câu chuyện thần thoại của dân Nhật trong thế giới hiện đại này? Đã có nhiều nhà chuyên môn phân tích, nhưng câu kết luận chung nhất đó là yếu tố con người. Người dân Nhật có một nền văn hóa, tôn giáo lâu đời. Đó là Thần Đạo, Phật Giáo. Những giá trị của văn hóa và tôn giáo này đã tạo một niềm tin vững chắc cho dân tộc Nhật. Nó thấm sâu vào nếp sống, suy nghĩ thường ngày của người Nhật. Nó không hề bị mất đi cho dù nước Nhật đã trở thành một nước công nghiệp hóa, hiện đại với cuộc sống bận rộn, hối hả vào loại nhất thế giới. Khi người dân Nhật tin vào sức mạnh của công đồng trong nếp nghĩ truyền thống, thì tinh thần này còn phát huy mạnh hơn trong khi họ gặp hoạn nạn. Họ tin rằng tôn trọng cộng đồng là cách tốt nhất để bảo vệ quyền lợi cá nhân và gia đình. Niềm tin này được củng cố trong một xã hội mà phép nước nghiêm minh, người dân đặt niềm tin vào chính quyền. Ở Nhật cũng có người giàu, người nghèo, nhưng đơn giản là nền văn hóa của Nhật không chấp nhận được chuyện hôi của, và cũng không chắc là trong tự điển Nhật có một từ để mô tả hành động này. Một chuyên gia khác phân tích rằng khi gặp chuyện tích cực, người Nhật tìm đến Thần Đạo; còn khi phải đối mặt với thảm họa, họ tìm đến với Phật Giáo. Những giá trị văn hóa, tôn giáo chính là sức mạnh tinh thần của dân tộc Nhật, đã làm cả thế giới phải kính nể họ.

Cả thế giới kính phục, và cùng chia xẻ
khó khăn với người Nhật

Còn dân tộc Việt Nam mình thì sao?
Chuyện nền kinh tế Việt Nam đang trên bờ vực phá sản vì nợ quốc tế và lạm phát có phải là một thảm họa? Con số thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam hiện đang đứng ở thứ hạng 167 trên thế giới có phải là một thảm họa, hay đó là một vị trí cũng chấp nhận được? Chuyện nước Việt Nam mất dần chủ quyền đất và biển vào tay Trung Quốc có phải là một thảm họa, hay đơn giản chỉ là điều không thể tránh khỏi?

Nếu xem đó là một thảm họa do con người gây ra, thì hầu hết mọi người Việt đều đồng ý rằng nguyên nhân chính là do sự cai trị tồi tệ của chính quyền Việt Nam. Một đất nước giàu tài nguyên, người dân cần cù chịu khó, tiền vay của quốc tế hàng trăm tỉ Đô La để phát triển đất nước trong vài chục năm. Vậy mà tình hình đất nước lại thảm hại như ngày hôm nay, đặc biệt là trong giai đoạn các khoản nợ vay quốc tế đã sắp đến lúc con cháu mình phải trả. Liệu dân Việt mình có vũ khí tinh thần nào để vượt qua quốc nạn và đi lên giống như người Nhật?

Đã có ý kiến của một số người thuộc tầng lớp học thức trong và ngoài nước cho rằng đất nước Việt Nam sẽ chẳng bao giờ khá hơn được, và đã quá trễ để tìm ra thuốc chữa, cho nên mình nên chấp nhận với thực tế hiện nay! Xin tôn trọng những ý kiến này. Và nếu điều này đúng, thì đó sẽ là một sự thật đáng buồn nhất cho tất cả những ai mang dòng máu Việt!

Nhưng cũng có nhiều người tin rằng dân Việt vẫn xứng đáng có một tương lai sáng sủa hơn, và dân Việt vẫn còn có thể thay đổi tình thế. Vậy thì mình có thể làm được gì để chuẩn bị cho tương lai ?

Vẫn là yếu tố con người.

Nếu nước Nhật đã, đang và sẽ đi lên chỉ bằng yếu tố con người, thì nước Việt Nam cũng thế.Người Việt cũng có những đức tính, những truyền thống tốt đẹp. Nếu không, chúng ta đã bị đồng hóa bởi Trung Hoa từ lâu rồi. Xét về truyền thống, hai dân tộc Nhật-Việt có chung một số truyền thống, thí dụ như Phật Giáo, người Nhật và người Việt đều có lòng yêu nước, tinh thần vượt khó, bền chí, cần cù, một sức sống mãnh liệt… Điểm rẽ lịch sử quan trọng nhất trong quá khứ có lẽ là thời điểm nước Nhật đi vào thời Minh Trị canh tân, còn chính quyền phong kiến Việt Nam bảo thủ không chịu canh tân đất nước, để đất nước mất vào tay người Pháp, rồi rơi vào tay cộng sản, rồi chiến tranh triền miên, rồi loay hoay ở vị trí những nước nghèo mãi đến tận ngày hôm nay. Nguyên nhân vẫn là do con người…

Tình hình hiện tại thì càng nguy hiểm hơn cho dân tộc Việt. Người trong nước đang bị chính quyền hoặc hoàn cảnh tước dần những giá trị tinh thần quan trọng nhất của dân tộc Việt, những giá trị đã giúp chúng ta trường tồn đến ngày hôm nay. Người dân bây giờ phải né tránh khái niệm về lòng yêu nước. Nói đúng hơn, lòng yêu nước chỉ còn được thể hiện bằng một lý tưởng duy nhất, lý tưởng làm giàu. Làm giàu bằng mọi cách, bất kể việc làm giàu đó làm nghèo đi đất nước, làm xã hội xuống cấp. Những biểu hiện khác của lòng yêu nước chân chính đều nguy hiểm cho bản thân. Nhiều người chọn thái độ an phận, mũ ni che tai. Bên cạnh đó, người dân ngày càng xem thường kỷ cương phép nước, xem thường việc tôn trọng pháp luật. Điều này cũng dễ hiểu, khi mà chính những người nắm quyền dùng luật pháp để tư lợi cá nhân, lách luật để làm giàu, thì người dân thường tuân thủ pháp luật làm sao mà sống nổi? Thượng bất chính, hạ tắc loạn. Xã hội Việt Nam mất dần đi khái niệm tôn trọng luật pháp qua những biểu hiện thường ngày: vượt đèn đỏ, đưa nhận hối lộ gần như công khai, kém ý thức tôn trọng của công… Và một điều quan trọng nữa, là người dân Việt bắt đầu quen dần với sự gian dối, mất dần đi những giá trị căn bản của đạo đức. Người ta làm chuyện gian dối để dành phần lợi về cho cá nhân một cách dễ dàng. Chuyện làm ăn lừa đảo, chụp giựt, thiếu chữ tín… đã trở thành bình thường trong xã hội. Trách dân làm sao được, khi vài chục năm nay họ đọc, nghe, xem những điều dối trá trong sách sở-báo chí, radio, ti vi hàng ngày. Mới đầu nghe thấy khó chịu. Nghe mãi rồi quen. Sau đó nhận thấy dối trá “một chút” mà kiếm được tiền thì cũng làm thử, lúc đầu ít, sau nhiều dần. Trong vài chục năm qua, những giá trị tinh thần của chúng ta đã đi mất dần như vậy đó. Sự mất mát này có lẽ lớn hơn nhiều lần hậu quả của đợt sóng thần đã đổ vào nước Nhật. Sẽ không có thiên tai nào có thể phá hủy đất nước Việt Nam nặng nề hơn là sự phá hủy giá trị con người. Biết làm sao được. Trong khi người Nhật nuôi dưỡng, hun đúc những giá trị tinh thần dân tộc mình từ bao thế hệ, thì ở Việt Nam chúng ta, chính quyền đã đạp đổ những giá trị cũ, xây dựng thất bại những giá trị mới, rồi nay đang cố gắng chắp vá lại những mảnh vụn đã vỡ của tinh hoa dân tộc. Đúng là quốc nạn lớn nhất trong lịch sử Việt Nam!

Nhưng chẳng lẽ người Việt chỉ còn biết than thân trách phận, không còn cách nào cứu vãn được gia sản tinh thần của cha ông để lại? Vẫn biết là người dân trong nước chịu áp lực từ sự kiểm soát của chính quyền rất lớn, những không lẽ hành động có ý nghĩa cho dân tộc nào cũng nguy hiểm hết hay sao? Không hẳn là như vậy. Yếu tố con người vẫn là tài sản riêng của từng cá nhân, từng gia đình trước khi gộp chung vào xã hội. Vậy thì nếu mỗi cá nhân, mỗi gia đình Việt Nam có ý thức, tự giữ gìn những giá trị đạo đức cho riêng mình, thì sự xuống cấp cấp chung của xã hội sẽ được ngăn chận lại rất đáng kể. Nên nhớ rằng tinh thần gia đình Việt Nam cũng là một truyền thống quí báu của dân tộc mình. Hãy tự giữ gìn những giá trị đạo đức mà ngoài xã hội đã bị hư hao trong mỗi gia đình Việt Nam. Hãy bắt đầu bằng những việc đơn giản nhất. Thí dụ như dạy con mình không vượt đèn đỏ cho dù không có cảnh sát, làm như vậy là vì lòng tự trọng, bất kể những người khác có làm hay không. Khi đọc, nghe, thấy một điều gì trái với đạo lý, nên dạy cho con trẻ cảm thấy khó chịu, nói không với điều sai trái. Tránh thái độ lãnh đạm với cái xấu, tạo điều kiện để dần dần cái xấu đồng hóa mình. Khi biết có một người vì biểu hiện lòng yêu nước, vì chống lại cái xấu mà bị chính quyền kết tội, hãy dạy cho con thái độ đồng cảm, bất kể báo chí nói xấu, chống lại họ. Chắc hẳn chính quyền sẽ không thể làm hại gì mình vì thái độ đồng cảm này. Khi mình không thể tham gia biểu tình chống Trung Quốc lấn đất, dành biển, bắt bớ ngư dân Việt, ít nhất mình cũng nên thương cảm cho những người dám bày tỏ lòng yêu nước mà bị tù tội, cho dù là họ dại dột, hay việc làm của họ chẳng có kết quả gì. Những việc làm có vẻ vô bổ này, nhưng đó là một cách nuôi dưỡng hữu hiệu lòng yêu nước trong thế hệ trẻ.

Xin đừng chê việc nhỏ không làm. Một cá nhân có ý thức về những giá trị tinh thần của dân tộc sẽ ảnh hưởng đến một gia đình. Rồi gia đình này sẽ ảnh hưởng đến một gia đình nữa. Mười gia đình. Một trăm gia đình. Một ngàn gia đình biết giữ gìn giá trị tinh thần của giòng dõi Lạc Hồng. Đó sẽ là kho tàng vô giá để phục hưng Việt Nam trong tương lai, yếu tố con người. Và cũng xin đừng nghĩ mình đang làm những điều xa vời. Không! Làm như vậy chính là để đầu tư cho con cháu chúng ta, những người sẽ tiếp tục sống trên mảnh đất hình cong chữ S bên bờ Đông Hải mang tên Việt Nam. Triều đại, chế độ chỉ là tạm thời. Chỉ có dân tộc là trường tồn mãi mãi…

Hoa Sen







Mar 21, 2011

Tản mạn văn nghệ - ANH QUÂN

Nhã Ca, Trần Dạ Từ và Doãn Quốc Sỹ

Tôi không quen ông Trần Dạ Từ, nhưng lại biết về ông, mà ngược lại thì ông chẳng biết tôi là ai. Thật ra tôi biết nhà văn Nhã Ca nhiều hơn, vỉ tôi thìch đọc văn xuôi, mãi sau này tôi được nghe Bà là phu nhân của nhà thơ Trần Dạ Từ. Cho đến khi tôi đọc quyển “Hồi ký trên gác trọ” của nhà văn Nguyễn Thụy Long, ông kể ông Trần Dạ Từ là một thiên tài về thơ, được giải thưởng quốc gia từ thời niên thiếu. Sau này tôi gặp cựu phóng viên là ông Anh Tử đang sống tại London thì tôi biết thêm một chi tiết là ông Trần Dạ Từ là một phóng viên ngày xưa của Việt Nam Cộng Hòa cũng nhờ đó tôi mới biết tờ Việt Báo tại Cali do ông làm chủ bút.

Cho đến ngày gia đình ông được đi tỵ nạn chính trị tại Thụy Điển vào cuối thập niên 80 thì báo chí Việt Nam tại hải ngoại đều đưa tin hang đầu và đây là một “Tin Nóng Hổi”. Thời đó hai tờ báo Việt khá phổ thông tại châu âu là tờ “Phụ Nữ Diễn Đàn” của ông Chữ Bá Anh và tờ “Làng Văn” tại Canada là viết rất đầy đủ chi tiết về gia đình ông, nên tôi mới biết thêm các người con của ông như “Sớm Mai, Hòa Bình, Vành Khuyên...”

Gần đây nhất, nhờ người bạn thân có tham dự vào buổi văn nghệ “Nụ Cười Trăm Năm- Trần Dạ Từ” tại nam Cali thì tôi biết thêm một số thông tin về sinh hoạt văn nghệ của ông, tôi mới biết thơ của ông được phổ thành nhạc. Tôi không có khiếu về âm nhạc, nhưng xem có duyên với âm nhạc Việt Nam, có thể nói tôi thuộc loại “có duyên mà không có nợ” vì trong quá khứ tôi được ngồi nghe chuyện của các ca sỹ Việt Nam khá nhiều.

Nói về nhạc sỹ thì người đầu tiên tôi được gặp là nhạc sỹ Phạm Duy. Tôi nhớ vào mùa hè 1991, có một người quen gọi phone đến nói ông Phạm Duy qua London lần thứ hai và muốn tổ chức thêm buổi nói chuyện về chủ đề nhạc “Bày Chim Bỏ Xứ”, giờ không có chỗ trình diễn, nay nhờ cái Hall công đồng của tôi. Cũng vì cái tật ham gặp người nổi tiếng, nên tôi đồng ý, rồi tự một mình đi mượn hệ thống âm thanh về để ông trình diễn.

Số khách tới dự cũng chỉ khoảng 70-100 người. Tôi không biết bao nhiêu người ủng hộ mua sách, tôi chỉ biết sau đó ông Phạm Duy rời London, để lại khoảng 20 quyển sách và CD về “Bày Chim Bỏ Mạng” cho một người quen, nhờ ông ta bán. Đến giờ tôi cũng không rõ là hai người đó đã thanh toán tiền bạc chưa, nhưng người tôi quen thì đã qua đời còn ông Phạm Duy đã về Việt Nam an cư lạc nghiệp. Có đều tôi biết chắc người tôi quen không bán được quyển nào, vì nhà ông ta chật quá, ông ta đến văn phòng tôi để nhờ 20 quyển sách. Cho đến năm 2006, tôi phải dọn văn phòng, tôi không thể nào đem sách đi được, mà tôi nghĩ tôi có phone về Việt Nam hỏi ông Phạm Duy là có lấy lại sách không? chắc ông không cần nữa vì ông đâu còn bỏ xứ. Sau đó tôi khệ nệ ôm cả chồng sách ra thùng rác, tôi cứ tàn nhẫn liệng từng quyển vào thùng. Miệng tôi cứ lẩm bẫm, thôi “Chim khỏi bỏ xứ mà nay chim đã bỏ mạng rồi, con chủ của Chim thì nay đã đoàn tụ rồi”.

Người thứ hai tôi có duyên là nhạc sỹ “Trần Quang Hải”, tôi rất thích ông Hải vì ông là người mộc mạc, nói chuyện vô cùng bình dân. Tôi thích các câu chuyện nói về ca sỹ Việt Nam, nhất là chuyện về cái chết của ca sỹ “Jeanie Mai”. Nhưng chuyện tôi gặp ông không thú vị bằng thằng bạn của tôi trước sống tại Pháp mà có duyên gặp ông, nay thằng bạn tôi đã đi Canada. Thằng bạn tôi vốn là chuyên viên sửa máy computer, nó làm cho một đại công ty bán máy computer tại Pháp, nơi nó làm lại gần nhà ông Trần Quang Hải. Vào một ngày ông Hải đi vào tiệm để sửa máy, ông ăn mặc vô cùng bình dị thì mấy thằng Tây có vẻ coi thường ông Hải. Sau đó bạn tôi nói tui nó nên vào Website của ông mà đọc, thằng nào đọc xong cũng chóng mặt về bằng cấp của ông hết và từ đó trở đi thì cả đám đều nhìn ông với ánh mắt khâm phục .

Người thứ ba là tôi gặp là nhạc sỹ Ngô Thụy Miên, vì ông sống tại Olympia ở tiểu bang Washington, mà ông là thành viên đánh mạt chược trong gia đình của than nhân tôi. Mỗi lần bên đó có đám cưới và tiệc tùng thì tôi qua dự, mỗi lần dự tôi đều gặp ông. Lần đầu là đám cưới đứa cháu gái của tôi, lần đó tôi qua chụp hình cưới cho nó, thì có ông thợ quay phim Video đến. Khi đang làm thì ông thợ Video (tôi không biết ông ta), ông ta cứ đứng sát vào tôi, cứ lien tục nói ông Ngô Thụy Miên kìa, ông Miên kìa. Tôi cũng chỉ nói chuyện xã giao với ông ta mà thôi.

Có những người mình nghe nhiều, mà còn lại nghĩ rằng sẽ dễ dàng gặp họ. Như nhà văn Doãn Quốc Sỵ, tôi nghĩ tôi có nhiều cơ hội gặp ông ta, vì nhờ quen con gái của ông, thế mà đến giờ tôi vẫn chưa được gặp, mà vẫn tiếp tục đọc lại các tác phẩm của ông như “Đi”, “Mình loại soi mình”, “Khu rừng lau”.... cho nên đến giờ tôi chỉ có duyên với văn chương của ông mà thôi. Nhờ đó tôi cũng biết đến nhạc sỹ Doãn Nho. Tôi không biết ông ta nhiều cho lắm nhưng tôi lại được nghe bài “5 anh em trên một chiếc xe tăng” vì tôi chuyên đi quay phim cưới cho dân Nghệ An, Hà Tỉnh và Quảng Bình, trong tiệc cưới của họ là họ sẽ quay quần cùng nhau hát bài này. Mà cũng phải công nhận có những nhóm họ tập trung lại khi vào bài hát thì vào nhịp rất là hung tráng, cái tiếng “ Hụ Hụ Hụ... “ mở màn của họ gây ra cảm giác hào hứng xung phong ra chiến trường. Hơn 2 năm trước về Việt Nam, dự đám cưới đứa cháu vợ của tôi, bên vợ tôi là người Nghệ An thì lát sau tất cả anh vợ tôi lại kêu hết người Nghệ An lên sân kháu hát bài “5 Anh em...”. Tôi nghe trên sân khấu về bài này khá nhiều, nhưng tôi càng phải nghe nhiều khi cắt ráp phim, xem ra tôi cũng có duyên với nhạc của Bác Nho.

Quay lại ông Trần Dạ Từ thì giờ tôi biết thêm ông qua bài viết của Ngọc Lan - Nhật Báo Người Việt và của anh Đoàn Hưng qua bài viết mới nhất là “Ghi nhanh một vài cảm nghĩ về đêm nhạc Trần dạ Từ”. Xem ra một chương trình vô cùng thú vị nhưng tôi cảm thấy buồn vì vào ngày hôm nay không còn những nhân vật có tầm vóc như ngày xưa nữa. Nếu giờ cầm bút lên viết về văn nghệ - văn chương hiện tại thì mình viết được về ai đây? Hơn 30 năm nay, đọc báo chí Việt Nam trong cũng như ngoài nước thì tôi không xem được cái gì mới cả, mà chỉ đọc được những gì trong quá khứ thì rất nhiều. Càng buồn nhiều là mình chỉ tự hào được trong quá khứ như phong trào Du Ca, thì cho đến ngày nay không ai sang tác được hơn bài “Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ” của Nhạc Sỹ Nguyễn Đức Quang. Tôi càng buồn thêm vì hè năm ngoái tôi nghe anh Nguyễn Đức Thắng tại Hoà Lan nói sẽ cùng anh Nguyễn Đức Quang đi du lịch Đông âu và tôi nghĩ giấc mơ này sẽ thành giấc mơ xa vời. Nếu bước qua lãnh vực thể thao thì đâu còn vinh quang về môn bóng bàn Việt Nam vào thập niên 50, cũng như từ năm 1954 đến giờ chỉ có một người Việt Nam duy nhất đi dự giải Tennis Grand Slam là ông Võ Văn Bảy, người đầu tiên có mặt tại “French Open”.

Qua nghệ thuật vẽ thì vẫn chưa có ai hơn Họa Sỹ Choé về trường phái hý họa, còn nhiếp ảnh thì luôn chỉ nhắc những trên quen thuộc như ông Cao Đàm, Cao Lĩnh, Nick Ut...

Câu chuyện lan man xin tạm dừng tại đây và xin hẹn gặp lại lần sau.

ANH QUÂN

PS:
Bà Hương,
Mấy tấm hình anh Quang chụp phóng sự hay đó. Bà bỏ lên blog giữ làm kỷ niệm.
AQ








Mar 20, 2011

GHI NHANH MỘT VÀI CẢM NGHĨ VỀ ĐÊM NHẠC KHÁNH LY-TRẦN DẠ TỪ: NỤ CƯỜI TRĂM NĂM

Trên sân khấu: Nhã Ca, Trần Dạ Từ,
Kiều Chinh, Doãn Quốc Sỹ



Chiều thơ nhạc Nụ Cười Trăm Năm diễn ra ở nhà hàng Turnip Rose vào ngày Chủ Nhật 13-03 vừa qua, kéo dài khoảng ba giờ đồng hồ. Trong một khoảng thời gian ngắn ngủi như vậy mà lại có quá nhiều thứ để thưởng thức, để suy gẫm. Mỗi khán giả chắc hẳn sẽ còn đọng lại riêng cho mình những cảm xúc khó quên về đêm văn nghệ này.

Đêm nhạc mà Khánh Ly là nữ ca sĩ chính, hát nhạc của thi sĩ Trần Dạ Từ, phần lớn sáng tác trong tù. Tưởng không cần phải nói thêm về giọng hát huyền thoại Khánh Ly, người đã kỷ niệm 50 năm sự nghiệp ca hát, mà đây chỉ mới là lần đầu ra mắt một CD. Có lẽ vì vậy mà MC Nguyễn Xuân Nghĩa chỉ nhắc đến công trạng của chị trong sáng kiến và đôn đốc việc hoàn thành CD Nụ Cười Trăm Năm, xem như là một món quà cho những thế hệ mai sau, từ đó mọi người mới có dịp gặp nhau trong buổi ra mắt CD này.

Nhiều ca sĩ đến để hát nhạc Trần Dạ Từ, hoặc hát nhạc Phạm Đình Chương, Cung TIến, Phạm Duy, Lại Quốc Hùng… phổ thơ Trần Dạ Từ. Nhiều khán giả đặc biệt ấn tượng với ca khúc Người Ở Với Người, nhạc Trần Dạ Từ, song ca bởi Quỳnh Giao & Trần Đại Phước. Bài hát này còn không kịp ghi vào chương trình. Anh Phước đến từ Dallas, là một kỹ sư điện toán chứ không phải là nhạc sĩ, ca sĩ chuyên nghiệp. Anh Phước tự soạn hòa âm trong vài tiếng, bay sang tập với chị nữ ca sĩ Quỳnh Giao trong chừng một tiếng là lên sân khấu. Vậy mà khán giả lại được thưởng thức một tác phẩm thật trọn vẹn, từ giọng hát, đến giai điệu-lời ca và cả phần hòa âm nữa. Chỉ có sự đồng cảm nghệ thuật giữa những tâm hồn nghệ sĩ mới thể hiện được cái đẹp hay và dễ dàng đến thế.
Hầu hết khán giả bị chinh phục bởi những ca khúc qua phần trình diễn của Quang Tuấn. Bao giờ cũng vậy, giọng hát trầm ấm một cách tự nhiên, cộng với sự chuyên nghiệp trên sân khấu của anh đều làm hài lòng người nghe. Có nhiều người còn thắc mắc một giọng hát đặc sắc như Quang Tuấn mà sao lại ít xuất hiện trước khán giả vậy.

Nói đến tác giả và tác phẩm, xin mượn lời của bạn bè, thân hữu của nhà thơ Trần Dạ Từ đã có mặt để chung vui với ông trong đêm hôm ấy. Nhà văn lão thành Doãn Quốc Sỹ đến từ Houston, đem khán giả trở lại với không gian và thời gian mà thi sĩ Trần Dạ Từ đã sáng tác những ca khúc trong CD Nụ Cười Trăm Năm. Đó là vào những năm cuối thập niên 70, khi mà nhiều văn nghệ sĩ Miền Nam bị giam ở trại cải tạo Gia Trung, thuộc tỉnh Pleiku Kon Tum. Hãy tưởng tượng mình đang đi theo Quốc Lộ 19 từ Qui Nhơn hướng về Pleiku, vượt qua hai ngọn đèo An Khê và Mang Giang. Hãy nhắc xe đò ngừng lại ở cây số 125. Có một con đường đất đỏ, ngoằn nghèo lên núi xuống đồi chừng hơn hai cây số, sẽ dắt ta đến một khu tập trung tù cải tạo. Nơi đó có một dòng suối, người Thượng gọi là Ya Yung, người Việt gọi là suối Gia Trung. Nơi đây những tên tuổi như Doãn Quốc Sỹ, Nguyễn Sỹ Tế, Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh, Chóe, Trần Dạ Từ… đã từng chia xẻ những ngày tháng gian khổ nhất trong cuộc đời, mà có lẽ bao nhiêu giấy mực cũng không kể xiết. Nhưng ngục tù chỉ giam được phần xác, chứ không thể giết chết được tâm hồn người nghệ sĩ. Giống như MC Nguyễn Xuân Nghĩa nói rằng xin đừng bỏ tù một nhà thơ, vì làm như vậy đời sẽ có thêm một nhạc sĩ! Nhà văn Doãn Quốc Sỹ kể rằng ông và bạn Trần Dạ Từ lao động chung trong đội làm gạch. Bạn Từ làm nhạc trong trí nhớ, rồi mỗi khi xong bài nào, thì trong lúc sắp hàng điểm danh lại hát cho ông nghe. Cứ thế mà từng bài, từng bài hát trong Nụ Cười Trăm Năm ra đời. Ở một nơi chốn mà dù sự sợ hãi, đói khát, bạo quyền đang ngự trị, vẫn có những đóa hoa thầm lặng nở cho đời:

“… Bên góc trời lưu lạc, và đầu ta vẫn thơ. Và môi ta vẫn hát. Mái tóc nâng niu xưa cho dù bạc. Nhằm nhò gì. TÌnh yêu ta, cây lão mai của em vẫn không ngừng dâng hoa…”

(Vầng Trăng Xưa- Nhạc & lời Trần Dạ Từ)

À há! Bây giờ thì thành phố Pleiku không chỉ lãng mạn bởi ca khúc quen thuộc Còn Chút Gì Để Nhớ của Phạm Duy nữa rồi. Ở thành phố núi đó, có người thi sĩ, nhạc sĩ đứng nhìn hoàng hôn trong tù mà làm nên những giai điệu tuyệt vời. Lê Văn - Cựu ký giả của chương trình Việt Ngữ đài Tiếng Nói Hoa Kỳ VOA- đã lựa chọn bài Trăng Ban Chiều là bài hát trong CD mà ông ưa thích nhất. Với giai điệu cổ điển quí phái của một Serenade thuộc trường phái lãng mạn, bài hát đã ghi lại cảnh đẹp muôn thưở lúc trăng lên qua sườn núi, trong buổi hoàng hôn cuối ngày ở một trại tù:

“… Đời cho tóc trắng, trăng vẫn xanh tươi
Về theo trăng bóng dáng xưa đầy vơi
Dòng sông cũ mái tóc ai ngời trôi
Trăng son sắt với người, theo ta dẫu cuối trời
Vầng trăng ấy miên man một đời…”

(Trăng Ban Chiều- Nhạc & lời Trần Dạ Từ)

Nếu chỉ nghe giai điệu ấy mà không được giới thiệu trước, hẳn có nhiều người sẽ tưởng tượng rằng bài hát được viết bởi một chàng nhạc sĩ đang yêu, đứng trước một khung cảnh chiều tà thanh bình, lãng mạn. Nhưng không, bài hát được viết trong tù! Chắc người nghệ sĩ nhớ về người bạn đời chung thủy, người đã theo ông đến tận cuối trời dù gian khó, cũng giống như vầng trăng muôn thưở vậy. Cũng có thể chính hình ảnh người vợ hiền cặm cụi đi thăm nuôi chồng trong tù đã tạo nguồn cảm hứng cho sáng tác này. Cái đẹp bất tử của nghệ thuật thường đến trong những quãng đời gian khó.

Còn nhiều bằng hữu của thi sĩ Trần Dạ Từ khắp nơi về góp lời trong đêm nhạc. Họ đã nâng đêm nhạc, buổi phát hành CD lên thành một buổi tối văn hóa Việt. Nền văn hóa độc đáo, nhiều màu sắc của Miền Nam trước 1975, cho dù bị đẩy ra hải ngoại, nhưng vẫn ảnh hưởng rất lớn đến hàng chục triệu người Việt đang sống trong và ngoài nước Việt. Có lẽ sẽ không bao giờ Việt Nam tái hiện lại được một môi trường văn hóa tương tự như vậy trong tương lai. Nhà thơ Đỗ Quí Toàn khơi lại một góc văn hóa Sài Gòn ấy qua một vài kỷ niệm hơn nửa thế kỷ trước với thi sĩ Trần Dạ Từ, nhà văn Nguyễn Thụy Long… Nữ tài tử điện ảnh Kiều Chinh ước chi Lê Đình Điểu, Đỗ Ngọc yến, Mai Thảo, Phạm Đình Chương… còn sống để đến dự trong đêm nhạc. Nếu có mặt, chắc Mai Thảo sẽ gật gù trong ly rượu: “… Được lắm! Khá lắm! …”.

Xin cảm ơn Khánh Ly- Trần Dạ Từ. Xin cảm ơn những văn nghệ sĩ thuộc thế hệ đi trước, một thế hệ chứng nhân lịch sử của Việt Nam, trong một giai đoạn bi thương, hào hùng, nhưng cũng giàu tính văn hóa, nhân bản nhất. Những thế hệ sau vẫn còn cần nhiều những đêm văn hóa tương tự như vậy lắm. Để rồi mai đây, khi những cây đại thụ của nền văn học nghệ thuật Miền Nam trước 1975 sẽ ra đi, tất cả những gì mà họ làm được cho đời sẽ được ghi nhận lại phần nào, ít ra là trong tâm trí thế hệ trẻ của dân tộc Việt Nam. Để rồi mai đây, khi mà đất nước Việt Nam không còn mầm mống hận thù, người sẽ về lại bên người, như ước nguyện của nhạc sĩ Trần Dạ Từ:

“…Người ơi, rời mai đây người sẽ về bên người
Hồn nguôi ngoai, mênh mông khói hương bay
Lòng ta ơi bay đi bay xa mãi một thời
Và trời đất tinh khôi, và bài hát sinh sôi…”

(Người Ở Với Người- Nhạc và lời Trần Dạ Từ)

Đoàn Hưng
Nữ ca sĩ Khánh Ly, ca sĩ chính
của đêm nhạc Nụ Cười Trăm Năm

ĐÊM NHẠC "NỤ CƯỜI TRĂM NĂM - March 13 2011

Hưng đàn

Út hát


Bố khen hay :)

Photos: chồng chị Sớm Mai

CHỊ HẰNG VŨ- NGƯỜI THẨM ĐỊNH DỰ ÁN CỦA TỔ CHỨC SUSAN G KOMEN FOR THE CURE: TỪ BỆNH NHÂN TRỞ THÀNH NGƯỜI THAM GIA TUYÊN CHIẾN VỚI CĂN BỆNH UNG THƯ NGỰC

Logo của tổ chức
Susan G Komen For The Cure


Cứ mỗi 69 giây, thì căn bệnh ung thư ngực cướp đi sinh mạng của một người phụ nữ trên trái đất. Con số này đủ nói lên sự nguy hiểm của căn bệnh này, khiến giới y khoa toàn cầu đã và đang tìm những biện pháp để chế ngự nó. Susan Komen For The Cure là tổ chức phi lợi nhuận lớn nhất ở Mỹ và cả thế giới đã tuyên chiến với căn bệnh ung thư ngực. Được thành lập từ năm 1982, tổ chức này đã cống hiến hơn 2 tỉ Đô La cho các nghiên cứu y khoa, các dự án giáo dục-xã hội có liên đến việc chữa trị, ngăn ngừa căn bệnh này trên nước Mỹ. Các dự án này được xét duyệt bởi những chuyên viên thẩm định dự án (đều làm thiện nguyện) của trên 100 chi nhánh Susan Komen trên toàn nước Mỹ.

Chị Hằng Vũ, cư dân của thành phố Chapel Hill thuộc Tiểu Bang North Carolina, là một trong những chuyên viên thẩm định dự án của Susan Komen ở North Carolina. Điều đáng nói là chính chị cũng đã từng bị ung thư ngực và được chữa lành tương đối sớm. Chị đã kể lại câu chuyện cảm động của chính mình, từ một bệnh nhân trở thành người tham gia tuyên chiến với căn bệnh hiểm nghèo này…

Chị Hằng theo gia đình sang định cư ở Mỹ từ năm 1991. Chị là một cựu nữ sinh Gia Long, rồi tốt nghiệp Đại Học Bách Khoa Sài Gòn ngành Hóa. Thời gian đầu chị ở San Jose, sau đó lập gia đình rồi theo chồng sang định cư ở North Carolina, lấy bằng cử nhân Sinh Hóa ở NC State University. Hiện nay chị là Chemist của công ty dược phẩm Eisai Inc.

Cuộc đời của chị diễn ra êm đềm, đều đặn theo kiểu nhịp sống của một thành phố nhỏ ở miền Đông Bắc Hoa Kỳ. Cho đến một ngày của tháng 03-2008, bác sĩ gọi chị trở lại để làm thêm xét nghiệm biopsy, MRI sau khi có kết quả mammogram. Rồi sau đó bà thông báo là chị đã bị ung thư ngực ở giai đoạn một.

Thật là choáng váng. Trước đó, chị không bao giờ nghĩ mình có thể bị ung thư ngực. Bởi vì chị tin là mình có một sức khỏe gần như hoàn hảo, đến độ các nữ đồng nghiệp Mỹ cứ phải hỏi là chị có bí quyết gì không. Là dân học hóa, làm cho hãng dược, chị rất kỹ lưỡng trong việc ăn uống, sinh hoạt hàng ngày, chẳng hạn như ăn nhiều rau quả, trái cây, ăn ít thịt, uống nhiều nước lọc, ít ăn đồ chiên, bơ mỡ, năng đi bộ, vận động chân tay, cho con bú sữa mẹ đến sáu tháng… Đã có lúc, chị từng nghĩ: “…bệnh ung thư ngực chỉ dành cho phụ nữ Mỹ, chứ mình thì… còn lâu!”. Chị còn nhớ là hôm nhận tin từ bác sĩ, chị có tâm sự cho cô bạn đồng nghiệp Mỹ, thế là cô này ôm chị khóc nức nở! Chị vừa buồn cười, vừa lo. Ung thư giai đoạn một đâu có nghĩa là chết đâu. Nhưng mà… biết đâu đó…

Chị Hằng bắt đầu được điều trị bằng phẫu thuật, xạ trị. Chị có một người bạn thân cùng học Gia Long ở San Jose tên B., cũng bị ung thư ngực trước đó vài năm. Chị gọi ngay cho chị B. để chia xẻ thêm những kinh nghiệm trong việc điều trị. Không ngờ, đây là những liên lạc sau cùng của hai người bạn đồng cảnh ngộ. Chị được biết là bệnh tình của chị B. đã chuyển sang giai đoạn 2, giai đoạn 3, ung thư đã di căn ra cột sống, ra gan… Song song với việc điều trị của chính mình, chị nhận được những thông tin ngày càng xấu đi của bạn. Cái ngày chị đi xạ trị lần đầu tiên, và được bác sĩ báo tin mừng là bệnh ung thư của chị chưa di căn, cũng là ngày chị nhận tin chị B. qua đời trong bệnh viện tại San Jose. Chị giống người bị ung thư hai lần, cảm nhận luôn sự tuyệt vọng của người bạn xấu số. Đó là thời gian khó khăn nhất trong đời mà chị đã từng trải qua. Sức khỏe suy giảm. Tinh thần hoang mang, buồn chán, thất vọng…

Nhưng rồi chị cũng đủ nghị lực để vượt qua được nó. Chị không chịu đầu hàng căn bệnh. Phải làm một cái gì đó! Chị Hằng không sợ chết, nhưng chưa muốn chết như chị B.. Chị không cam chịu là nạn nhân, mà muốn mình đối đầu với nó. Chị nghĩ đến chuyện tham gia vào các chương trình phòng chống ung thư. Việc đầu tiên là chị tình nguyện tham gia một nghiên cứu cuả trường Đại Học UNC Chapel Hill để thử nghiệm loại thuốc điều trị ung thư đang trong giai đoạn nghiên cứu tại bệnh viện. Rồi chị tình nguyện tham gia hững hoạt động của tổ chức Susan Komen For The Cure, tổ chức từ thiện lớn nhất thế giới hoạt động trong lĩnh vực phòng chống căn bệnh ung thư ngực. Bà Phó Chủ Tịch của công ty chị làm (Eisai Inc.) cũng là thành viên của Ban Quản Trị Susan Komen chi nhánh North Carolina Triangle. Khi chị đi làm trở lại, bà ta đến hỏi thăm tình hình điều trị của chị, và hỏi chị có muốn trở thành tình nguyện viên của tổ chức này không. Được lời như cởi tấm lòng, chị đồng ý ngay, và trở thành người Mỹ gốc Á duy nhất trong Hội Đồng Thẩm Định Dự Án năm 2010 và 2011 của Susan Komen chi nhánh North Carolina Triangle.

Tổ chức Susan Komen (S.K) đã quyên góp và tài trợ hàng tỉ Đô La cho các dự án phòng chống ung thư ngực ở Mỹ và thế giới. Một trong những cách hữu hiệu nhất để chiến thắng căn bệnh quái ác này là phát hiện bệnh sớm, ngay từ khi nó mới bắt đầu. Rất nhiều dự án được tài trợ bởi S.K đi theo hướng này. Ở Quận Cam Cali, hai tổ chức có dự án được S.K tài trợ là Trung Tâm Y Tế Nhân Hòa và Hội Ung Thư Việt Mỹ. Ở North Carolina vào năm ngoái, khoảng 40,000 cư dân đã nhận được sự hỗ trợ từ các dự án của S.K. Triangle.

Chị Hằng Vũ đang thẩm định dự án tại nhà

Chị Hằng cho biết trong Hội Đồng Thẩm Định năm 2011 có tổng cộng 18 người, là chuyên viên trong nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau: giáo sư đại học, y tá, bác sĩ, khoa học gia, luật sư... Ban Thẩm Định sẽ xem xét và chấm điểm hơn 30 dự án đến từ các tổ chức khác nhau trong khu vực North Carolina Triangle, đa phần là nhà thương, trung tâm y tế, các trường đại học… Riêng chị Hằng thì chịu trách nhiệm nghiên cứu hồ sơ của 12 dự án. Những nhà thương cho biết có nhiều bệnh nhân không có bảo hiểm y tế, mà cũng không có đủ tiền để đi khám định kỳ để phát hiện bệnh sớm, cho nên xin tài trợ để giúp đỡ những bệnh nhân này. Một số nhà thương công xin tài trợ để giáo dục cộng đồng về cách phòng ngừa bệnh. Lại có dự án xin tài trợ cho một trung tâm xét nghiệm lưu động, đưa máy mammogram đến các vùng thôn quê hẻo lánh để chuẩn đoán sớm cho các phụ nữ.

Một số tiêu chuẩn để xét duyệt, đánh giá các dự án có thể kể như: dự án phải phục vụ cho cộng đồng, sự sử dụng tiền tài trợ phải hợp lý, dự án thực sự có tác dụng trong việc phòng ngừa, chữa trị bệnh ung thư ngực… Chị Hằng kể rằng một tháng trời ngồi nghiên cứu 12 dự án cũng khá căng thẳng. Ban ngày đi làm, tối về lo việc gia đình, đến khuya mới pha cà phê, ngồi chong đèn đọc dự án, có khi đến một hai giờ sáng là chuyện thường. Xét duyệt dự án đòi hỏi không chỉ khối óc mà cả con tim nữa. Bên cạnh việc phân tích hợp lý, người thẩm định còn phải biết vượt qua chữ nghĩa, những con số để cảm nhận được chân giá trị của một dự án. Những dự án được soạn thảo bởi các đại học, các nhà thương lớn thường được viết rất hay, khoa học, chi tiết, cho nên đọc dễ hiểu và “dễ có thiện cảm”. Ngược lại, những dự án viết bởi các tổ chức nhỏ ở vùng thôn quê, thị trấn nhỏ có khi luộm thuộm, trình bày không rõ ràng. Người xét duyệt dự án phải vượt qua được những trở ngại này, để đánh giá được tính hữu ích của những dự án dù “viết dở” nhưng lợi ích đem lại cho cộng đồng lại lớn. Một chi tiết cũng đáng lưu ý là những dự án của những tổ chức lớn ở những thành phố lớn cũng dễ xin được tiền tài trợ từ nhiều nguồn khác nhau hơn.

Cho dù cuộc sống thêm bận rộn, chị Hằng rất hứng thú với những việc mình đã đóng góp cho S.K. Bây giờ đã sang năm thứ ba kể từ ngày chị mắc bệnh và chữa bệnh. Người ta nói rằng phải 05 năm trở đi thì mới chắc là căn bệnh sẽ không tái phát. Chị cũng không chắc chắn lắm về trường hợp của mình. Chị vẫn theo dõi, tái khám thường xuyên. Có một điều đang xảy ra trong hiện tại mà chị Hằng thấy rất rõ, đó là căn bệnh đã thay đổi nếp suy nghĩ, hoạt động của chị trong đời sống theo một chiều hướng tích cực. Bây giờ chị cảm thấy yêu cuộc sống hơn. Chị sống trọn vẹn hơn cuộc đời của mình. Chị trở nên cởi mở, hướng ngoại hơn, sẵn sàng tham gia nhiều vào những hoạt động cộng đồng. Chị tham gia vào ngày trình diễn thời trang của các bệnh nhân ung thư ngực để khuyến khích những bệnh nhân vẫn tiếp tục vui sống. Chị trở thành một thuyết trình viên trong một buổi tiệc gây quĩ của tổ chức S.K. Trước đây thì không bao giờ, bởi vì chị là một người phụ nữ của gia đình và tương đối nhút nhát nữa.

Người phụ nữ Việt Nam truyền thống hay có tính “cam chịu”, có điều gì không hay xảy đến với mình thì giữ kín một mình. Điều này không tốt. Chị Hằng nghĩ rằng nếu như trong cuộc sống có điều gì không đúng ý muốn xảy ra, mình ráng tìm cách suy nghĩ khác, lạc quan hơn mà tiếp nhận nó. Nếu có những lúc buồn rầu, chán nản, hãy tâm sự với bạn bè, người thân, nỗi buồn sẽ giảm đi. Nếu gặp lúc không biết xoay xở ra sao, cũng nên vấn kế bạn hữu. Việc giữ im lặng nỗi buồn cho riêng mình nhiều khi quẫn trí, nản lòng lắm.

Thật là kỳ lạ, chị Hằng lại muốn cám ơn căn bênh quái ác này! Nó khiến chị nhìn cuộc đời theo một góc cạnh khác. Chị thấy rằng “Cuộc đời là một cuộc hành trình, không phải là cái đích để đến, lại càng không phải là cuộc tranh đua”. Nếu đời là một cuộc hành trình, tại sao không thưởng thức cảnh đẹp quanh ta trong khi đi du ngoạn nhỉ? Trên đường chúng ta đi, sẽ có lúc chúng ta gặp phải những chỗ gập ghềnh, khúc khuỷu (khó khăn, hoạn nạn), lên đèo xuống dốc (lên voi xuống chó), trơn trượt, ổ gà ổ chuột, lắm lúc phải đi lòng vòng rồi lại quay về chỗ cũ. Nhưng xin đừng vì vậy mà quên ngắm cảnh đẹp hai bên đường đời. Mà lúc nào là lúc mình ngắm cảnh đẹp? Chỉ có giây phút hiện tại mà thôi. Quan trọng hơn nữa, có phải là đợi đến lúc mình mắc bệnh nan y rồi mới thấy quí giây phút hiện tại sao? Vậy thì những ai có may mắn là còn được một cơ thể khỏe mạnh, còn chờ gì nữa mà không tận hưởng hạnh phúc binh dị nhưng tuyệt vời này.

Chị Hằng kết thúc câu chuyện của mình bằng một phương châm sống rất có ý nghĩa: “Pay It Forward”. Chị có may mắn là phát hiện ra căn bệnh ung thư sớm và được điều trị kịp thời. Chị sẽ trả ơn cho ai đây? Câu trả lời là hãy làm ơn hướng về tương lai. Những việc chị đang làm với tổ chức S.K sẽ đem lợi lộc cho nhiều người bệnh trong hiện tại, trong tương lai, chứ không cần trả ơn cho ông bác sĩ đã chữa cho chị. Đó có lẽ là cách trả ơn đời hợp tình, hợp lý nhất…

Đoàn Hưng


Chị Hằng chụp chung với bà Nancy Brinker,
Sáng Lập Viên & CEO Susan G Komen
của tổ chức For The Cure

Mar 18, 2011

MY DAD AGREES WITH ME THAT ...



MOM IS THE BOSS! :)

Photo: Bố San
Feb 2011

CHỊ PAULINE LÊ & CAREGIVER RESOURCE CENTER: NGƯỜI LẮNG NGHE NỖI LÒNG NGƯỜI CHĂM SÓC BỆNH NHÂN


Thông thường, lòng thương xót của dân Việt mình thường được dành cho những người bệnh tật. Cảnh người bệnh nằm bẹp giường, thể trạng yếu đuối, tâm thần bất an dễ làm cho người ta động lòng trắc ẩn. Do đó, việc một người khỏe mạnh phải có bổn phận chăm sóc người thân bị bệnh là một điều đương nhiên, thuận với đạo lý.

Ở xã hội Mỹ, bên cạnh gia đình, cuộc sống của một người bình thường chịu rất nhiều áp lực từ công việc, quan hệ xã hội… Có lẽ vì thực tế này mà người ta có thêm sự thông cảm với những người chăm sóc bệnh nhân (người nuôi bệnh) nữa. Những người nuôi bệnh ở Mỹ thường bị kẹp giữa nhiều tầng trách nhiệm: đối với người thân bị bệnh, đối với bản thân mình và đối với xã hội. Không phải ai cũng có điều kiện để gánh vác những trách nhiệm này cùng một lúc.

Tổ chức Caregiver Resource Center (CRC- Trung Tâm Tài Nguyên Cho Người Chăm Sóc) đã được hình thành tại California hơn 20 năm để tìm cách hỗ trợ về cả vật chất lẫn tinh thần cho những người gặp hoàn cảnh khó khăn như vậy. Hãy nghe chị Pauline Lê- nhân viên gốc Việt đầu tiên của CRC- kể lại nỗi lòng của những người nuôi bệnh trong cộng đồng chúng ta…

Chị Pauline không những là người Việt đầu tiên làm cho CRC, mà còn là người đã đem sự trợ giúp của CRC đến với cộng đồng người Việt Quận Cam. Chị tốt nghiệp Cao Học ngành Social Work vào năm 1998 tại trường Đại Học CSU Long Beach. Chị đã đi thực tập ở văn phòng CRC Quận Cam, nhận ra sự hữu ích của nó, nên khi ra trường đã xin làm lại ở đây, và phác thảo ra kế hoạch giới thiệu CRC đến với cộng đồng của mình.

Tổ chức CRC là một tổ chức phi lợi nhuận của tiểu bang Cali, được hình thành từ năm 1988. Mọi chuyện khởi đầu từ San Francisco, một nhóm người nuôi bệnh cảm thấy mình kiệt quệ đã biểu tình để xin chính phủ tìm cách giúp đỡ họ. Lời kêu gọi của họ đã được đáp ứng. Đến nay, CRC đã có 11 trung tâm trải dài trên khắp Cali. CRC Quận Cam là trung tâm cuối cùng được thành lập, và cũng là trung tâm duy nhất có nhân viên người Việt để chuyên trách cộng đồng Việt. Theo chị Pauline, hàng năm CRC Quận Cam giúp đã khoảng 700 trường hợp, trong đó có khỏang 150 gia đình Việt Nam. CRC Quận Cam được đặt dưới sự bảo trợ của Trung Tâm Y Tế St.Jude. Một nguồn tài trợ khác đến từ Bộ Cao Niên của Bang Cali. Do vậy, các dịch vụ của CRC là miễn phí, hoặc khách hàng chỉ phải đóng một chi phí tượng trưng.

Trên nguyên tắc, những người trên 21 đang phải chăm sóc người thân bị bệnh là đủ điều kiện tham gia vào chương trình. Khách hàng của chị Pauline có tuổi từ 21 đến 70. Hầu hết họ là nữ, chỉ có khoảng 5% là nam giới. Thân nhân của họ là những người mắc các chứng bệnh về não như Alzheimer, Parkinson, tai biến mạch máu não, chấn thương sọ, những người trên 60 tuổi bị mắc những chứng bệnh mãn tính…Trong khi mọi nỗ lực từ bác sĩ, nhà thương, xã hội…dồn vào để chữa trị cho người bệnh, người nuôi bệnh bị bỏ quên. Không phải ai cũng có đủ kiến thức, sức khỏe để chăm người bệnh. Rồi một số người trẻ còn phải nghĩ đến chuyện công ăn việc làm của mình nữa, chứ chỉ chuyên tâm chăm người bệnh thôi thì ai nuôi mình? Nhiều thứ áp lực nữa làm cho những người nuôi bệnh bị kiệt quệ về cả thể xác lẫn tinh thần. Chị Pauline nhớ lại là 10 khách hàng đầu tiên của chị tại CRC đã có 02 người chết trước bệnh nhân!

Vai trò đầu tiên của CRC là cầu nối của người nuôi bệnh đến với những tổ chức khác nhau có thể trợ giúp họ. Khi nhận được yêu cầu từ một khách hàng mới, việc đầu tiên chị Pauline phải làm là đến nhà họ để đánh giá tình hình của người bệnh, hoàn cảnh gia đình… Dựa trên những thông tin ban đầu này, chị sẽ tư vấn cho khách hàng những dịch vụ thích hợp. Thí dụ như giới thiệu những trung tâm chăm sóc bệnh nhân vào ban ngày, có dịch vụ đưa đón, để người nuôi bệnh vẫn có thể đi làm việc. Đối với một số bệnh nhân nặng hơn, sẽ có những tổ chức cung cấp dịch vụ chăm sóc tại gia (thường những bệnh nhân có Medi-Cal, có tiền hưu trí… dễ đủ tiêu chuẩn hưởng những dịch vụ này). Người nuôi bệnh cũng có thể được hưởng một số tiền từ chính phủ từ việc chăm sóc bệnh nhân tại gia. CRC còn có những khóa hướng dẫn cung cấp thông tin hữu ích về những căn bệnh thường gặp ở người già và phương cách chăm sóc.

Vai trò thứ hai của CRC là tạo chỗ dựa về tinh thần cho người nuôi bệnh. Thân với tâm là một. Tâm bệnh dẫn đến thân bệnh và ngược lại. Tiếp xúc với người bệnh trong một thời gian dài và liện tục, người nuôi bệnh dễ bị stress, buồn chán, thất vọng… nên dẫn đến sự suy nhược thể trạng. CRC có tổ chức đi du ngoạn cho khách hàng, giúp họ xả stress, nạp lại năng lượng cho cuộc sống (CRC sắp xếp người thay thế đến để chăm sóc cho bệnh nhân trong những ngày này). Hằng năm, vào tháng 11, CRC tổ chức ngày vinh danh người nuôi bệnh. CRC còn tổ chức các buổi gặp gỡ giữa những người nuôi bệnh với nhau, để họ có dịp hàn huyên, chia xẻ kinh nghiệm, vui buồn. “…Đoạn trường ai có qua cầu mới hay…”, tâm tình giữa những người nuôi bệnh dễ tìm được sự đồng cảm hơn.

Một vai trò nữa cũng không kém phần quan trọng của CRC là nhắc nhở người nuôi bệnh về những quyền lợi phải được tôn trọng của họ. Nói chung, người nuôi bệnh có quyền có đời sống riêng tư, có quyền chọn ra một kế hoạch chăm sóc phù hợp cho mình và cho người bệnh, quyền được công nhận mình là một nhân tố quan trọng của gia đình và xã hội… Người Việt mình hay có tính cả nể. Nhiều người nuôi bệnh cảm thấy mình bị đối xử không công bằng mà không dám nói ra vì sợ mất lòng người thân. CRC khuyến khích họ thẳng thắn nói ra những suy nghĩ của mình, mạnh dạn yêu cầu được giúp đỡ, được chia xẻ trách nhiệm. Nhiều khi cánh cửa sẵn sàng mở để đón khách, chỉ tại người khách không chịu gõ cửa đó thôi.

Nhớ lại hơn 12 năm làm việc, chị Pauline kể nhiều câu chuyện đáng nhớ, vui có, buồn có về những người nuôi bệnh trong cộng đồng Người Việt Quận Cam. Có một chị một mình phải nuôi đến 04 người bệnh: chồng bị stroke, con bị chậm trí, mẹ già bị đãng trí, và bố bị gãy chân! Đây có lẽ là một kỷ lục ở xứ Mỹ rồi. Dưới sự giúp đỡ của CRC, chị đã tìm được những trợ giúp cần thiết cho từng người bệnh. Và sau hơn 10 năm quá vất vả, chị cũng đã mạnh dạn giao lại trách nhiệm chăm sóc bố mẹ cho anh chị em khác, để mình chỉ còn chăm sóc chồng và con, để còn tìm lại cuộc sống của riêng mình. Còn một trong những khách hàng nam giới của chị lại là một khách hàng… bất đắc dĩ. Anh có một người em gái đang chăm sóc người mẹ ruột chung bị Alzheimer. Một buổi sáng nọ, em gái đem mẹ đến để trước cửa, nhấn chuông và… bỏ đi mất! Kể từ đó, anh phải tự xoay sở tìm cách chăm sóc mẹ. CRC đã hướng dẫn anh đưa bác đến một trung tâm chăm sóc người già vào ban ngày, để anh vẫn còn tiếp tục đi làm. Còn một chị khách hàng khác cũng chăm sóc mẹ già bị Alzheimer, nhưng bác nhất định không chịu đi đến các trung tâm chăm sóc người già. Chị cũng không dám cãi lời mẹ vì bị mắng là… bất hiếu. Đến một ngày, mẹ chị ở nhà tự nấu ăn và làm cháy nhà! Theo lời khuyên của CRC, chị đã cương quyết đưa bác đến chăm sóc tại một trung tâm chăm sóc người già. Đi được một thời gian, bác gái lại thích ở đây hơn là ở nhà nữa. Chị cảm ơn CRC đã khuyến khích chị làm những điều chính ra đã phải làm từ lâu. Rồi có hai bác đã lớn tuổi sống riêng, bác gái chăm sóc cho bác trai đã mất trí. Có lần bác gái tắm cho bác trai và chính bác gái bị trượt té gẫy chân. CRC đã giúp tìm người đến chăm sóc tại gia cho cả hai bác. Biết được sự giới hạn trong khả năng chăm sóc của mình là một điều rất cần đối với người nuôi bệnh.

Buổi nói chuyện với chị Pauline về Caregiver Resource Center làm cho tôi nghĩ ngợi nhiều. Tôi nhớ lại ở Việt Nam, tôi có một người chú bị tai biến mạch máu não khiến cho ông bị bại liệt hoàn toàn. Người con trai của ông, ở độ tuổi 25, đã dành toàn bộ tuổi trẻ của mình cho việc chăm sóc cha mình, không một lời than vãn. Mãi đến 10 năm sau, chú tôi mới mất. Lúc đó, người con trai mới bắt đầu lại cuộc đời. Anh đi làm, lấy vợ, có con lúc đã gần 40. Công việc, gia đình của anh hiện nay đều tốt đẹp. Tôi vẫn nói Trời Phật có mắt. Đó là một tấm gương sáng cho tôi về lòng hiếu thảo. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng khó mà đòi hỏi sự hy sinh lớn lao đến như vậy từ con cháu chúng ta trong xã hội Mỹ. Đạo nghĩa cũng có tính khế cơ, khế lý. CRC là một nguồn lực hữu dụng để giúp cộng đồng chúng ta giữ lòng hiếu nghĩa phù hợp với cuộc sống trên đất Mỹ.

Đoàn Hưng

Trung Tâm Tài Nguyên Cho Người Chăm Sóc
130 W. Bastanchury Road Fullerton CA 92835
Tel: 714 446 5030
Liên lạc để xin được hướng dẫn tại gia: Pauline Lê- Family Consultant hay Tâm Hồ- Care Coordinator


Mar 15, 2011

DOÃN QUỐC SỸ THỞ - thơ Trần Dạ Từ





"Nam-Mô -A -Di -Đà", ta thở
"Nam" - giữa nhân trung, "Mô" - đỉnh đầu
"A" - ngực, "Di" - lưng, "Đà" - giữa rốn
Quên rồi! Ông Phật thở vào đâu?

Trần Dạ Từ


Ghi chú:

Cách thở bố Sỹ dạy Út :
  1. Hít vào sâu, đưa hơi xuống đan điền, giữ hơi tại đây một chút.
  2. Từ từ thở ra, đưa hơi đi vòng qua hậu môn, lên sống lưng, đến thắt lưng niệm "Nam"
  3. Đưa hơi lên tiếp, đến vùng lưng, niệm "Mô"
  4. Hơi đến đỉnh đầu niệm "A"
  5. Hơi xuống nhân trung, niệm "Di"
  6. Hơi trở vào tim, niệm "Đà"
  7. Hơi toả đi khắp toàn thân, niệm "Phật"

Cô Út hát ở quê người ...

Photographers: bác Quang, bác Ngà


ĐÊM XUÂN


Khi những nàng tiên lạc bước cõi trần
Cùng cỏ cây đời hát lời thanh xuân
Ngước trông lên lung linh trời ngọc bích
Ai về đó mà thơm hồn lụa bạch
Đêm chưa rằm sao vẫn mát hơi trăng
Bước chân người, hay bước xuân sang

Hơi thở, mùi hương
Nụ cười ... Bóng lá ....
Đêm bao dung, đêm hiền hoà rất lạ
Đêm mở vòng tay, đêm ướt bờ môi
Đêm nồng nàn, đêm ngọt giấc mơ tôi
Đêm trên núi cao
Đêm trong hồn nhỏ
Đêm thơm dịu dàng, mùi hương trí nhớ

Khi những nàng tiên rời bỏ trần gian
Em là nàng tiên ở lại yêu anh.


Thơ Nhã Ca tặng Trần Dạ Từ - 1959
Nhạc Trần Dạ Từ phổ thơ - 1963

Kỷ niệm đệ nhị chu niên "cô Út lìa quê nhà"


cho DH

A ha! Lấy vòng kim cô riệt đôi chân xinh xắn lại
Không cho nó chạy khỏi quê nhà
Không cho nó chạy khỏi quê nhà ...
Chao ôi! Nửa chừng câu thiên lý
Lại mọc ra vó ngựa đường xa
Nhịp nhàng nhịp vấp dây bịn rịn
Làm sao hốt lại giọt lệ nhòa

Thôi thì bỏ xứ mà đi trớt
Có nhớ cũng đành mượn bờ môi
Khóc lên một tiếng
Ơi, một tiếng
Một tiếng dài như kiếp mây trôi
Thiên lý chạy vòng nửa trái đất
Đói lòng ăn chút bụi quê nhà
Hớp miếng gió quê cay tròng mắt
Hột lệ nào khóc miết không ra


...
Hột lệ nào khóc miết không ra
Chiếc khăn đành thiếu giọt sương nhòa
Hai tay khép lại khuôn trời cũ
Chân đi quên ngoảnh lại quê nhà
Em đi như hạt rụng thành hoa
Rắc hương trong áo mỏng đường xa
Chỉ có câu thơ là ở lại
Thả dấu lặng chìm giữa tiếng ca

Phan Ni Tấn 07/03/09




http://www.youtube.com/watch?v=3x3GIGxOUFA



Photos - Bồ Kỳ Nam & Bồ Hùng Dũng

Mar 10, 2011

NHỮNG ĐIỀU NÊN BIẾT VỀ VIỆC SỬ DỤNG NƯỚC TRONG TÌNH HÌNH TIỂU BANG CALI KÊU GỌI TIẾT KIỆM NƯỚC

Lake Mead, hồ chứa nước từ sông Colorado
để cung cấp cho vùng Nam Cali

Nhiều khoa học gia chuyên nghiên cứu về môi trường đã tiên đoán rằng trong một tương lai không xa, nước sạch sẽ có giá của dầu mỏ ngày hôm nay. Sẽ có chiến tranh dành nguồn nước trên toàn cầu, giống như chiến tranh dầu mỏ ở Trung Đông hiện nay. Nước đang trở thành nguồn tài nguyên quí giá nhất của hành tinh này. Trong khi dầu hỏa vẫn còn có thể thay thế bằng nhiều nguồn nhiên liệu khác, nước vẫn là nhu cầu thiết yếu của sự sống mà chưa có gì có thể thay thế được. Với sự gia tăng dân số thế giới và việc môi trường sống đang bị tàn phá nặng nề, viễn cảnh một thế giới thiếu nước đang hiện rõ hơn bao giờ hết.

Nước Mỹ luôn đi đầu thế giới trong việc bảo vệ các nguồn tài nguyên của mình. Cali là tiểu bang sử dụng nguồn nước lớn nhất và cũng là nơi phải đối diện với việc thiếu hụt nước nghiêm trọng nhất trong tương lai. Trong tình hình này, nghĩ cũng hữu ích cho cộng đồng người Việt khi biết thêm một số thông tin về việc cung cấp và sử dụng nước tại Cali.

Hệ thống cấp nước của Cali là một trong những hệ thống lớn nhất thế giới. Hằng năm nó cung cấp hơn 40 triệu acre feet (tương đương 49 km3) nước cho 40 triệu cư dân. Bình quân, một người dân Cali sử dụng gần 800 lít nước mỗi ngày. Con số này tính trung bình trên toàn nước Mỹ là 575 lít, tại Trung Hoa là 85 lít, tại các xứ thiếu nước ở Châu Phi như Uganda là 15 lít. Những con số này chỉ ra rằng chúng ta đang đứng đầu thế giới trong việc tiêu thụ nguồn tài nguyên quí giá này. Có một con số đáng chú ý khác mà ít người biết: một số lượng lớn nước của Cali, khoảng 77%, sử dụng cho mục đích nông nghiệp. Chỉ có khoảng 10% là được sử dụng bởi cư dân của các đô thị.

Nguồn nước cung cấp cho Cali đến từ đâu? Cũng như hầu hết các nơi khác, nước của Cali xuất phát từ hai nguồn chính: nước ngầm (nước bơm từ dưới lòng đất) và nước trên bề mặt (sông, hồ…). Nước ngầm tạo ra từ nước mưa rơi và tự nhiên thấm vào lòng đất. Nước ngầm đóng một vai trò quan trọng đối với Cali, đặc biệt là cư dân vùng Nam Cali. Trung bình, hằng năm nước ngầm cung cấp 40% lượng nước sử dụng. Nhưng trong những năm hạn hán, con số này tăng lên đến 60%. Nguồn nước trên bề mặt chủ yếu đến từ hệ thống sông hồ lớn ở phía Bắc Cali: Sacramento River, San Joaquin River, Tulare Lake…

Một đặc điểm nữa của hệ thống cấp nước Cali là hầu hết các nguồn nước của Tiểu Bang đều nằm ở phía Bắc Sacramento, trong khi các vùng tiêu thụ nước lớn lại nằm ở miền Trung- Nam Cali. Điều này đã khiến cho Cali phải xây dựng những hệ thống dẫn nước kỳ vĩ, đưa nước vượt qua những chặng đường dài và hiểm trở. Có thể kể đến hai công trình dẫn nước tiêu biểu của Cali. Thứ nhất là hệ thống lấy nước từ sông Colorado, có liên quan đến hai công trình Lake Mead và Hoover Dam, được xem là một trong những kỳ quan nhân tạo của Mỹ. Hệ thống thứ hai là đường dẫn nước từ Owens Valley dài gần 400 km để cung cấp nước cho thành phố Los Angeles. Hệ thống này được xây dựng vào đầu thế kỷ 20, để dành dật nguồn nước cho thành phố LA bằng mọi thủ đoạn, dẫn đến một cuộc chiến về quyền sử dụng nguồn nước rất nổi tiếng ở Mỹ.

Dù có một cơ sở hạ tầng tối tân như vậy phục vụ cho việc cấp nước, trong những năm gần đây, Cali vẫn không tránh khỏi tình trạng thiếu nước. Bởi vì người Mỹ vẫn chưa thể thay trời làm mưa. Cả nguồn nước ngầm lẫn nước sông hồ đều phải dựa vào lượng mưa, lượng tuyết hằng năm, mà Cali đang phải đối mặt với nhiều năm hạn hán kéo dài. Đây có lẽ là hậu quả của sự tàn phá môi trường trên toàn thế giới, mà xã hội tiêu thụ kiểu Mỹ đã góp phần không nhỏ. Nguyên nhân kế tới nữa là việc gia tăng cơ học dân số (do di dân) của tiểu bang có khí hậu và điều kiện sống lý tưởng vào bậc nhất của nước Mỹ này. Mặc cho những dự báo đầy “hăm dọa” về cơn đại động đất, bão tố đại hồng thủy trong tương lai, mặc cho vật giá cao và tình trạng thất nghiệp gia tăng ở Cali, nhiều người di dân (trong đó có dân Việt mình) vẫn cứ chọn miền đất đầy nắng ấm này làm nơi cư trú. Người ta tiên đoán rằng vào năm 2020, dân số Cali sẽ là 50 triệu. Nếu điều này đúng và tiểu bang không nâng cấp kịp hệ thống cấp nước, vào năm đó Cali sẽ thiếu hụt khoảng 7.4 km3 nước tiêu dùng (khoảng 15% của năng lực cấp nước hiện tại). Một nguyên nhân nữa dẫn đến việc thiếu nước cũng có liên quan đến môi trường, đó là thiên tai. Những đợt cháy rừng lớn vào mùa hè vừa phá hủy môi sinh, vừa ngốn một lượng nước khổng lồ của Cali để chữa cháy.

Chính quyền Cali đang có nhiều kế hoạch khác nhau để đối phó với nạn thiếu nước trong tương lai. Lên kế hoạch, dự đoán, ứng dụng khoa học kỹ thuật là sở trường của nước Mỹ rồi. Cali lại là tiểu bang đứng đầu nước Mỹ trong vấn đề bảo vệ môi sinh. Làm sao để tăng nguồn cung? Một giải pháp đang ở giai đoạn thử nghiệm đó là bốc hơi nước biển. Ở Hawaii đã đầu tư $35 triệu Đô La để xây dựng một nhà máy có công suất 35 triệu gallon nước sạch/ngày vào năm 2025. Cali đang nghiên cứu đầu tư một nhà máy tương tự nhưng có công suất là 50 triệu gallon/ngày, chi phí ước tính $ 250 triệu. Nhược điểm chính của phương án bốc hơi nước biển là giá thành của nước vẫn còn cao, khoảng gấp 4 lần giá của nước ngầm!

Một phương án khác nữa là tái xử dụng lại nguồn nước thải, còn gọi là “Toilet To Tap”. Tất nhiên là ai cũng nghĩ ngay là “kém vệ sinh”! Các chuyên gia thì đồng ý rằng nước thải tái chế đạt tiêu chuẩn cho mọi hình thức sử dụng, trừ việc uống! Cách sử dụng hợp lý nhất có lẽ là dùng để tưới cây, cho nông nghiệp, điều mà nước Úc đã làm từ lâu. Người MỸ thì vẫn chần chừ vì như vậy một căn nhà phải có hai đường ống nước cấp riêng, khá tốn kém. Ở Quận Cam đã có một nhà máy xử lý nước thải nằm ở thành phố Fountain Valley (góc Euclid & xa lộ 405).

Giải pháp khả thi nhất, ít tốn kém nhất cho nạn thiếu nước ở Cali chính là việc bảo tồn nguồn nước thông qua việc sử dụng nước một cách hiệu quả hơn, hợp lý hơn, tiết kiệm hơn. Ở bình diện tiểu bang, một vấn đề đang gây tranh cãi là lượng nước khổng lồ xử dụng cho nông nghiệp, 77% như đã nói ở phần trên. SỬ dụng nhiều nước, nhưng nông nghiệp chỉ tạo ra thu nhập chưa tới $ 37 tỉ Đô La, tức là vào khoảng 2% của nền kinh tế Cali (thu nhập của Cali vào khoảng 1,600 tỉ/năm). Như vậy có hiệu quả không? Rất khó để tìm ra sự đồng thuận cho vấn đề phức tạp này, và những quốc gia phát triển như Mỹ vẫn có khuynh hướng bảo hộ cho nông nghiệp.

Một hướng bảo tồn nước khác dễ thực hiện hơn chính là việc tiết kiệm nước trong sinh hoạt hàng ngày của chúng ta. Việc này không tốn kém, nhưng lại đòi hỏi phải thay đổi nhiều nếp nghĩ, thói quen của người dân Mỹ, vốn đã quen với việc sử dụng tài nguyên hoang phí.Các chuyên gia ước tính rằng chỉ cần biết sử dụng nước đúng cách, người dân Cali đã có thể tiết kiệm được một lượng nước đủ nước dùng cho 3 triệu gia đình trong một năm! Thông tin về những thói quen nhỏ cần thay đổi nhưng lại tiết kiệm được nhiều nước được truyền bá đầy dẫy trên internet, trên các phương tiện truyền thông. Điều đáng ngạc nhiên là chính người Mỹ bây giờ lại khuyến khích việc tiết kiệm theo kiểu “vụn vặt” này. Thí dụ:
• Thay những vòi nước bị rò rỉ. Một vòi nước rỉ một giọt trong một giây cũng làm lãng phí 2400 gallon nước trong một năm.
• Tắt nước trong khi chải răng, cạo râu. Khi bắt đầu tắm, lượng nước xả để chờ nước nóng nên hứng vào trong xô để dùng lại trong việc dội cầu, tưới cây.
• Rửa chén bằng tay tiết kiệm nước hơn rửa chén bằng máy. Khi tráng xà bông, không nên để xả nước liên tục, mà nên chứa nước tráng vào trong một bồn rửa chén.
• Nên chọn trồng những giống cây địa phương, chịu được điều kiện khan nước trong vườn. Nên tưới cây vào buổi sáng sớm trời còn mát để tránh bốc hơi. nước. Không tưới cây vào những ngày gió. Để cỏ cao hơn một nấc để tránh việc bốc hơi nước.
• …

Gần đây, các nhà khoa học còn đưa ra khái niệm “virtual water”, tức là lượng nước được sử dụng để sản xuất ra một thứ hàng hóa nào đó. Khái niệm này kêu gọi người dân chú ý đến “lượng nước ẩn” nằm trong những món hàng mà mình tiêu thụ. Để có một Kg lúa mì cần 1,300 lít nước, 1kg trứng gà cần 3,000 lít, 1 kg thịt bò cần 15,500 lít, một chiếc áo sơ mi vải cần 4,000 lít , còn một chiếc xe hơi thì cần khoảng 160,000 lít… Ở những xứ sở thiếu nước như Cali, những con số này rất có ý nghĩa, vì nó giúp người ta quyết định mình nên làm gì với nguồn tài nguyên quí giá này. Nó cũng là một hồi chuông để cảnh báo cho xã hội tiêu thụ kiểu Mỹ, kêu gọi người tiêu dùng có tinh thần trách nhiệm hơn trong việc ăn xài, mua sắm. Điều này rất phù hợp với hiện trạng ngày hôm nay của nền kinh tế Hoa Kỳ, đang thiếu nợ ngập đầu chỉ vì tiêu xài quá bừa bãi, hoang phí. Xem ra tinh thần cần kiệm truyền thống của người Việt đã có chỗ đứng ở xã hội Mỹ rồi đó…

Đoàn Hưng


Trồng những giống cây địa phương trong vườn
cũng là một cách tiết kiệm nước

Mar 9, 2011

Mùa xuân lại về ?


Em ơi Mai nở


Có tiếng nói cười


Mùa xuân lại về rồi sao ?



To : Út
Đây không phải là hoa mai!
Đây là một loại hoa nhài.
chị Hai