Sep 30, 2010

Essay #2: What is Identity?


There are people who can read others like a book, but when being asked to define their own identity, they are in trouble. Once I was in that kind of trouble, too. I got stuck in finding a concrete answer for the abstract question: “What is identity in general and what is my identity?”. Then, I started reading all kinds of works - essays, novels, research papers ect- on this topic. I took notes of the various ways each author expresses his/her identities and based on his/her ways, I gradually discover how identity is disclosed.

Identity, I may say, is like the three layers of clothes we put on our body. The easy-to-be-seen outer layer – like a coat or a sweater- can be the genetic factors we inherit from our ancestors or the language we choose to speak in our daily life. The hidden middle layer – like a shirt - can be the knowledge that we get from our education or our socio-economic status in society. The deep down hidden-inside part – like an undergarment- can be the culture that influences us at birth or the values we always prioritize without expressing them in words.

Indeed, we can be defined by our “coat” - what we inherit from family and society. This is how Bharati Mukherjee, an Indian-born author, defined herself. In her essay “American Dream”, she wrote: “My identity was viscerally connected with ancestral soil and genealogy. I was who I was because I was Dr. Sudhir Lal Mukherjee’s daughter, because I was a Hindu Brahmin, because I was Bengali-speaking, and because my Desh- the Bengali word for homeland – was an East Bengal village called Faridpur” (53). Through this quote, I see her wearing a “coat” made of her religion, mother tongue, and national pride. We all can wear a coat with the same patterns and we all can change our coat as she did later. In fact, in the same essay, she added: “I choose to describe myself on my own terms as an American, rather than as an Asian American…because I committed myself to help shape the future of my adopted homeland.”

We can also be defined by our “sweater” - the language we choose to use. In “Mother Tongue”, Amy Tan - a famous novelist Chinese-American, explained how her identity was expressed via languages. Tan wrote: “Just last week, I was walking down the street with my mother, and I again found myself conscious of the English I was using, the English I do use with her” (121). What is amazing is her skill of switching smoothly from one identity to the other. In society, she defined herself as a well-educated woman in the way she used perfect English to her readers. At home, she identified herself as a loving daughter in the way she willingly used her mother’s broken English even though she knew that this imperfect English might make other people pay less respect to her mother and herself. In my case, I choose to manage my life in the US with two languages. By switching from Vietnamese at home to English in class and at work, I have taken a double-sided identity of an American resident of Vietnamese origin. I believe that this has been done to my own benefit. As my father often puts it, “Knowing a language is like living a life. Isn’t it great to know both Vietnamese and English and live two lives at the same time?” My “two lives” have indeed equipped my identity with an interesting outer layer.

Then, we can learn our identity thanks to the knowledge we get from our education. This kind of identity can be compared to the shirt we wear under the outside coat because it is not obvious at first sight. In the essay “Reading the History of the World”, written by Isabel Allende – a daughter of a Chilean diplomat living in Peru, Allende explained how she learned about her identity through reading experience. Allende stated:

After I read the feminist authors from North America, I could finally find words for the anger that I had all my life. I was brought up in a male chauvinist society and I had accumulated much anger, yet I could not express it. I could only be angry and do crazy things, but I could not put my anger into words and use it in a rational, articulate way. After I read those books, things became clearer to me, I could talk about that anger and express it in a more positive way (155 ).

Allende found herself troubled by a feeling of annoyance toward the male aggressive community. For some time, that bad feeling stayed there and could not be conveyed in words. However, one day, she read a book by a feminist writer who shared the same thoughts with her about “the male chauvinist society”. Only then could Allende classify herself as a feminist, like that writer (while only after reading Allende’s essay could I classify myself not as a feminist since I find myself indifferent to the male society who looked down on women)

Unlike the other three writers, the Stanford University degree journalist - Richard Rodriguez, viewed his identity from a socio-economic view – another kind of shirt we wear under the coat. In his article “Family Values”, Rodriguez emphasized that it was the economic situation that changed the identity of a woman who used to be the one who made the home. He wrote: “The American household now needs two incomes, everyone says. Meaning: Mom is forced to leave home out of economic necessity.” He also added: “Mom is only becoming an American like the rest of us. Certainly, people all over the world are going to describe the influence of feminism on women (all over the world) as their “Americanization.” And rightly so” (200). I find this point of view interesting, though my own mother is a different story. Never affected by any feminist movement, she has always been the professional homemaker who takes excellent care of us all, a family of ten. We are so grateful to her, the Soul of the family. She is the one who blows warmth into the house built by our father.

Rodriguez also viewed identity from a cultural aspect. He referred to this type of identity as “values”, the set of ideas that guide our concepts of life. We often keep this kind of identity deep down in us like the way we keep our undergarments close to our body. Rodriguez paid particular attention to the American value of individualism in the same article: “…Since we are inclined, as Americans, to think of ourselves individually, we are disinclined to think of ourselves as creating one another or influencing one another “(203). I think once the individualistic value is “crowned”, the family value loses its high rank. This aspect of American culture is to be contrasted with other Asian cultures, which consider family as a unit from which to build a society.

Regarding my identity, the “coat” that I wear is connected to my homeland- Vietnam and to languages I am using in my adopted land – the United State; the “shirt” to my social status and to my education; and my undergarments to my national culture. Apparently, people can see me as a Vietnamese girl who grew up in a communist country, and supposedly, I am influenced by Karl Marx’s theory. Now, I am settling my new life in a capitalist country. Living in a country where English is the first language, I have no choice but to use English to communicate with people in my outside daily life. However, as mentioned earlier, I do not give up my mother tongue because speaking it only does well to me. Besides, people can also see me as a Vietnamese immigrant in the United States. I am one of those low-income people who are managing life with no insurance or secure employment. The only surprising thing is that I quite enjoy it because it has left me with plenty of freedom and give me many chances to get good education – chances to put on a “shirt” of being a well-educated person. In fact, I am the youngest daughter of intellectual parents, so I am expected to finish college in my adopted homeland – the U.S and build up a respectable career here. Last but not least, I define myself as a family person because, like other Asians, I highly estimate the family value. This identity can be considered as my true self because wherever I live – in Vietnam or in the United State, I never change it. I keep this identiyty deep down to my heart like the way I keep my undergarment close to my body. My mother used to say “Family Tiiiiiime!” loudly to inform everybody that dinner was ready. Our family enjoyed a lot the dinner time - the time when the family got together and shared all the bad and good things of the day. Thus, we – our parents’ eight children living in Vietnam, Australia and America still say these two dear words in our own family.

In conclusion, like clothes we wear in winter, our identity is arranged in layers. These layers display how we are viewed by others in society. The question is which of these is our truest self. Which makes us belong to a group and which makes us differ from others? This reminds me of another quote I learnt in my English class relating to human identity: "Unlike a drop of water which loses its identity when it joins the ocean, man does not lose his being in the society in which he lives. Man's life is independent. He is born not for the development of the society alone, but for the development of his self." Another abstract quote relating to identity to think about!


TÌNH THU - Sen Trắng

Washington County, Maine
Maine Department of Conservation


TÌNH THU


Mây trắng bay, lá vàng rơi rụng
Thu đã về, người có hay chăng?
Trong quang cảnh, ta người hạnh phúc
Chợt lá rơi, lòng bổng bâng khuâng.

Tình thiếu nữ, nào ai thấu hiểu
Khi đã yêu, hòa lẫn buồn vui
Đang vui đó, chợt buồn khoảnh khắc
Nhìn cuộc đời, lo lắng mênh mông.

Cuối trời thu, nghe sao mà lạnh
Thu sắp tàn, trống vắng tâm tư
Biết thu sau, còn hay ai đã
Lãng quên rồi, theo gót phiêu du.

Sen Trắng
1994

Sep 29, 2010

Weekend tại Warsaw - ANH QUÂN

Đây là lần thứ hai Quân đi thăm viếng thành phố Warsaw, thủ đô của xứ Ba Lan, lần đầu là mùa đông năm 1996. Sau 14 năm, Quân không thấy sự thay đổi nhiều cho lắm, sinh hoạt rất là bình thản, không tấp nập và ồn ào như thành phố Sài Gòn. Người dân có vẻ không bị theo đuổi theo hay vượt thời gian như New York, Paris, Tokyo và London.... nên không thấy cảnh kẹt xe, tiếng kèn bóp inh ỏi, con người bị rượt chạy như ma đuổi. Có lẽ vì thế mà khó tìm được nét đặc trưng của thành phố.

Warsaw khó mà to lớn hơn thành phố Sài Gòn ngày nay, nhưng chắc chắn là trật tự hơn cả trăm ngàn lần. Nên vậy sự di chuyển bằng xe công cộng vào thành phố vô cùng dể dàng. Từ phi trường chỉ một tuyến đường xe buýt, giá vé chưa đến $2, ngồi chừng khoảng 45 phút là vào đến trung tâm thành phố. Khi đi đến trái tim của thành phố là chúng ta vẫn nhận ra được mọi xây cất và kiến trúc vẫn còn phản phất thời Liên Xô cộng sản, tuy nay họ đã cố xóa bỏ , các tòa nhà chọc trời được xây cất, đường phố khang trang, các tiệm “fast food” của Mỹ như Kentucky, Mac Donal... mọc khắp nơi, các quảng cáo quần áo hiệu phương tây nhưng hình ảnh ta còn thấy là các chuyến xe tram thời công sản vẫn còn là phương tiện di chuyển thông dụng cho các dân cư và vẫn còn các khu chung cư công nhân tập thể, có đều các căn hộ này đã hóa giá thành tư nhân và trở nên đắt đỏ vô cùng.

Nếu có thời gian tìm hiểu thì phải nói lịch sử nước Ba Lan là một loại ba chìm bảy nổi và nhiều lênh đênh. Dân tộc họ họ phải chịu nhiều chiến tranh vì sự đàn áp của các quốc gia bên cạnh. Nay Quân cũng chỉ nhắc lướt qua cuộc xâm lược gần nhất là của Phát Xít Đức và Cộng Sản Nga từ cuối thập niên 30. Phải nói đây là Tội Ac Chiến Tranh, chứ không phải là là cuộc xâm lược theo kiểu Napoleon, hay đế quốc La Mã.

Tội ác của Đức

Cuộc tấn công Ba Lan 1939 -- được người Ba Lan gọi là Chiến dịch tháng Chín, Chiến tranh vệ quốc 1939; người Đức gọi là Chiến dịch Ba Lan với bí danh Kế hoạch Trắng. Lực lượng không quân Đức Quốc xã Luftwaffe đã tiến hành không kích vào các khu dân cư và thậm chí là các đoàn người tị nạn để nhằm khủng bố tinh thần người dân. Ngay trong ngày đầu tiên của cuộc chiến, 1200 người, chủ yếu là dân thường tại thị trấn Wien đã chết sau cuộc tấn công kinh hoàng của Luftwaffe. Ngoài việc tàn sát dân thường qua các cuộc không kích, lực lượng SS và Wehrmacht của quân đội Đức còn tiến hành xử tử hàng ngàn tù binh và những người dân bị chúng khép tội chống đối. Trong 1 chiến dịch thanh trừng người Ba Lan, 760 địa điểm tử hình đã được thành lập và trong chiến dịch đó, 20 000 người Ba Lan đã bị xử bắn. Ước tính có khoảng 150.000 thường dân Ba Lan chết trong cuộc giao tranh, trong khi thiệt hại về thường dân Đức là khoảng 3.250 người (bao gồm cả 2.000 người thuộc "đạo quân thứ năm" chết trong khi chiến đấu chống lại quân đội Ba Lan.

Tuy nhiên, chính ách thống trị tàn bạo của phát xít Đức từ năm 1939 đến năm 1945 mới là nguyên nhân gây ra cái chết của 6 triệu người Ba Lan (20% dân số nước này và 90% dân số Do Thái). Hàng loạt các trại tập trung đã ra đời, trong đó lớn nhất và nổi tiếng nhất là Auschwitz (tên Ba Lan là Oswiecim) ra đời ngày 20 tháng 5 1940. Trại này nằm gần thành phố Kraków, cách Warsaw về phía nam 268 km. Trong thời gian tồn tại cho đến tháng 1 1945, trại tập trung này đã giết chết 3 triệu người, ngoài người Ba Lan và người Do Thái còn có người Nga, người Hungary, người Hi Lạp, người Trung Quốc, người Pháp, người Mỹ,...Ngày nay, chính phủ Ba Lan đã cho bảo lưu toàn bộ di tích trại tập trung này để tố cáo tội ác của phát xít Đức tại Ba Lan trong thế chiến thứ hai. Tù nhân tại các trại này ngoài chết vì bị tra tấn hoặc bằng hơi ngạt còn bị quân Đức dẫn đến các bìa rừng, xả súng tàn sát hàng loạt rồi chôn một cách sơ sài.

Tội ác của Liên Xô
Ngoài phát xít Đức, Hồng quân Liên Xô trong quá trình chiếm đóng miền Tây Ukraine và Belarus cũng gây ra nhiều tội ác chiến tranh. Thoạt tiên Hồng quân được cư dân (Ukraina và Belorusia) ở đây nhiệt tình chào đón, tình hình này thay đổi khi Liên Xô bắt đầu áp đặt chết độ kiểm soát chính trị lên các vùng này. Việc đó dẫn đến phong trào kháng chiến mạnh mẽ chống Liên Xô ở các vùng mà nay là Tây Ukraina. Hơn một triệu người Ba Lan bị chết hoặc bị trục xuất khỏi nhà cửa. Những người bị cho là có thể gây nguy hiểm đến chế độ cộng sản bị buộc phải vào xô viết, cưỡng bức tái định cư, bị tống vào các trại lao động khổ sai hoặc bị giết. Ngoài ra việc đàn áp người Ba Lan còn tái diễn khi Hồng quân đánh đuổi quân Đức khỏi Đông Ba Lan năm 1944, với việc Liên Xô hành quyết các binh lính và sỹ quan của lực lượng kháng chiến quân Ba Lan Armia Krajowa.

Ngày nay, Ba Lan đã bắt đầu một cuộc điều tra về cuộc thảm sát Katyn, sự kiện Hồng quân giết hàng chục ngàn sĩ quan Ba Lan tại rừng Katyn rồi chôn vào các nấm mồ tập thể năm 1940.Ngày 5 tháng 3 1940, dân ủy Bộ Nội vụ Liên Xô (NKVD) Lavrenty Beria gửi một danh sách mang mã số 794/B (794/Б) cho Stalin. Trong đó, người gửi đưa ra nhận định rằng các tù binh Ba Lan tại miền Tây Ukraina và Belorussia (gồm 14.736 người, 97% là người Ba Lan), cũng như những tù nhân đang bị giam trong tù (18.632 người, trong đó có 1.207 sĩ quan quân đội, tổng cộng 57% là người Ba Lan) đều là kẻ thù của chính quyền Xô Viết và không thể cải tạo được nên đề nghị tử hình 14.700 tù binh và 11.000 tù nhân mà không qua xét xử.[38].

Theo một số ý kiến, lý do Liên Xô đưa ra quyết định trên là nhằm muốn cướp đi sức mạnh lãnh đạo của dân tộc Ba Lan, đó là tầng lớp trí thức ưu tú nhất mà đại diện chính là những sĩ quan. Sự kiện cuộc thảm sát Katyn là 1 đề tài cấm kị tại Ba Lan trong thời kì của nước cộng hòa nhân dân Ba Lan. Mãi đến năm 1987, được sự đồng tình của lãnh đạo Liên Xô Gorbachev, một ủy ban liên hợp Ba Lan – Liên Xô đã được thành lập với nhiệm vụ tìm hiểu và làm sáng tỏ thực tế. Cuối cùng, thông báo của Hãng Thông tấn Liên Xô (TASS) ngày 14 tháng 4 1990 đã đưa ra một bước tiến trong vụ này: các lãnh tụ Liên Xô chính thức tuyên bố Liên Xô – và đặc biệt là Beri và các đồng sự phải chịu trách nhiệm về cái chết của các sĩ quan Ba Lan tại Katyn.

The Great Escape
Đây là một cuộn phim mà Quân đã nhiều lần xem đi xem lại mà không thấy chán. Ai nấy đều phải công nhận là một “Cuộn phim hay nhất trong mọi thời đại”. Nội dung phim là một trại tù giam giữ tù nhân chiến tranh trong thời gian chiến tranh thứ 2 và họ tìm cách vượt ngục. Toàn bộ phim là những diễn viên gạo cội của Hollywood, hình ảnh không ai quên được là diễn viên Steve McQueen, vượt ngục bằng chiếc xe máy và khi gần đến biên giới Thụy Sỹ là anh bị bắt. Trại tù đó được xây tại Stalag III, Ba Lan vì ở khá xa thành phố Warsaw nên Quân không có dịp đến thăm. Nay nơi đó trở thành khu lịch sử.

Fryderyk Franciszek Chopin
Ông sinh ngày 22 tháng 2 năm 1810 tại làng Żelazowa Wola (Ba Lan) dưới tên Fryderyk Franciszek Chopin; bố là Mikołaj Chopin, một nhạc sĩ gốc Pháp , mẹ là Tekla Justyna Krzyzanowska, một người Ba Lan. Tài năng của Chopin nảy nở từ rất sớm, và được so sánh với thần đồng âm nhạc Mozart. Khi mới 7 tuổi, Chopin đã là tác giả của 2 bản polonaise cung Sol thứ và Si giáng trưởng.

Tiểu sử của nhà âm nhạc đại tài này rất là dài, kéo đến cho ông đến năm 39 tuổi. Quân không nói thêm chỉ sơ lược về ông. Người dân Ba Lan rất tự hào về ông. Đi đến đâu cũng sẽ thấy hình ảnh của ông và ngay phi trường Warsaw cũng có tên gọi là Fryderyk Chopin.

Người Việt Nam tại Ba Lan.
Sau năm 1945, nước Ba Lan bị Liên Xô đàn áp nên bắt buộc phải trở thành một chư hầu cộng sản tại Đông âu. Nên vậy sự bang giao chỉ có giữa Ba Lan và chính quyền cộng sản miền bắc trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn tại Việt Nam vào thập niên 60 và 70. Vì thế vào thời kỳ đó chính phủ Ba Lan có nhận một số sinh viên miền Bắc qua đó du học. Cuộc hành trình từ miền Bắc qua Ba Lan là một đoạn đường dài, vì làm gì có chuyến bay từ Việt Nam đi đông âu. Các cậu sinh viên là phải đi xe lửa từ ga Hàng Cỏ Hà Nội qua tận bên Tàu, rồi đổi tàu đi Liên Xô và cứ đi như thế mất cả tuần mới đi tới Ba Lan.

Nghe kể lại (không có nguồn cung cấp chính thức) là khi các sinh viên qua đó cũng họp lại thành từng tổ, rồi có một ông như quản giáo theo dõi hết các hoạt động và ông cũng làm thông dịch luôn. Nên thế các bài viết của các sinh viên cũng do ông dịch lại. Xem ra thời đó sinh viên Việt Nam khó mà nói chuyện trôi chảy bằng tiếng của nước sở tại. Ngoài ra việc quan trọng nhất là các sinh viên không được phép yêu các cô gái tóc vàng Ba Lan. Hể yêu bậy là tòa đại sứ CSVN sử việc phải trái ngay lập tức. Cũng nghe kể lại nhà tranh đấu Lê Diễn Đức, nay đang sống tại Hoa Kỳ, hồi đó qua học lỡ yêu cô gái Ba Lan vừa về tới ga Hàng Cỏ là đi vào nhà tù ngay.

Cho đến khi công đoàn đoàn kết của Ba Lan thành công vào năm 1989, lật đổ chủ nghĩa cộng sản, thì nhiều sinh viên và lao động Việt Nam đã tìm cách ở lại Ba Lan. Chế độ tem phiếu không còn nữa, buôn bán tự do, nên tất cả người Việt tại Ba Lan phải tìm cách sinh tồn. Đó là một thời kỳ tranh sang tranh tối, cần một đầu óc thông minh, biết kinh doanh là sẽ trở thành một người khá giả hay giàu có tại Ba Lan. Người Việt liền nghĩ cách buôn bán. Trong lúc đó mọi hàng hóa tại Ba Lan vô cùng thiếu thốn, đời sống người dân Ba Lan ở mức rất thấp. Nên họ chỉ chuộng hàng rẻ tiền. Thế là người Việt đã tìm những nguồn hàng tại Việt Nam qua Ba Lan bán.

Họ tập trung tại sân vận động số 10 tại Warsaw thành một khu chợ trời Việt Nam. Người dân Ba Lan từ từ đến tiêu thụ. Sau đó người Việt tìm cách nhập hàng từ Trung Quốc, nên tại Ba Lan có những người trở nên giàu bất ngờ, những người này tìm cách xây gian hàng cho thuê, phát triển khu chợ và từ đó có cái tên được gắn cho họ gọi là “Soái”.

Sự làm ăn phát triển tất nhiên không qua được ánh mắt của tòa đại sứ VN tại Ba Lan. Họ có những tham gia vào các khu vực làm ăn buôn bán người Việt tại Ba Lan và các quốc gia đông âu khác còn gọi là “sân sau Hà Nội”.

Nay sân vận động số 10 không còn là khu chợ Việt Nam nữa, vì chính quyền Ba Lan đã thu về xây sân vận động cho giải túc cầu Euro 2012 tại Ba Lan và Ukraine. Đây được xem lần đầu tiên Ba Lan được tổ chức giải thể thao lớn nhất thế giới sau Thế Vận Hội và World Cup.

Giờ chợ Việt Nam đã chuyển ra một khu vực cách Warsaw 25km. Tại đó họ xây hai cái Warehouse rất là lớn. Bên ngoài treo cờ đỏ Việt Nam. Vào trong là các gian hang chuyên bán sĩ, hang hóa đa số là y phục nhưng loại “No Name”. Họ có cách chuyển hang rất là vui mắt. Thay vì phải khiêng các thùng hang 30-50kg trên vai, họ dung cái xe Scooter của con nít hay dung chân đẩy, họ để thùng hang lên đó và một chân cứ đẩy qua gian hang khác.

Thành phố Warsaw bị phá huỷ tan nát trong thời chiến tranh, những di tích lịch sử không cò nữa, mọi thứ đều là xây cất mới, nên không thu hút được du khách cho lắm. Người dân Ba Lan cố làm lại khu cổ xưa, xem ra việc làm vô cùng gian nan. Bởi vậy có một người Ba Lan đi đến Sai Gon, khi nghe thấy khu Eden sài Gòn sẽ bị phá hủy trong tương lai. Ong ta mới nói là “sao lạ thế, đất nước tôi tiếc nuối mất hết công trình xây cất lịch sử, chúng tôi muốn làm lại. Thế mà tại đây có nguời muốn phá hủy công trình của những người đi trước”.

Hình 1 đến hình 4
















Sep 27, 2010

THÀNH THÁI DOÃN GIA - Doãn Quốc Thái

Xin trình làng một tác phẩm mà các hoạ sĩ nổi tiếng trên thế giời là ... há hốc cả mồm ra! Đó là tác phẩm "Thành Thái Doãn Gia" do hoạ sĩ DQT, anh ruột của hoạ sĩ DQV, vừa sáng tác đúng 3 tiếng đồng hồ để riêng tặng cho hoạ sĩ DQHiển nhân dịp sắp sang Houston chơi. Cả lò Doãn Gia đều là họa sĩ hết ! :)




Sep 25, 2010

Phim Lý Công Uẩn - ANH QUÂN




Mấy hôm nay trong nước cũng như ngoài nước có nhiều lời phê bình bộ phim “Lý Công Uẩn - Đường Đến Thành Thăng Long” gồm 19 tập, Công ty Cổ phần Truyền thông Trường Thành Việt Nam sản xuất. Sẽ dự trù chiếu trên truyền hình Việt Nam để chào mừng Lễ Hội ăn mừng 1000 năm tại Hà Nội vào tháng 10 tới này.

Theo dự luận chung quanh ai cũng phản đối bộ phim Lý Công Uần này, vì sao mà giống phim bộ Hong Kong hay Trung Quốc quá đi. Ngay cả Quân khi xem trailer tên You Tube, Quân cũng chừng hửng, cứ tưởng là mình đang xem lại bộ phim “Hoàng Hà Đại Phong Vân”, nhìn người đóng vai vua Lý Công Uẩn là Phạm Tiến Lộc mà Quân cứ nghĩ tới diễn viên Hong Kong Lưu Thanh Vân đóng vai Lý Thế Dân. Rồi thấy cảnh vua cầm dao đâm thì lại nghĩ tới đoạn Dương Quảng (do Ngô Khởi Hoa) đang cầm dao giết vua cha . Quân nghĩ nếu mình mà coi hết 19 tập chắc không còn tự hào ông cha thời nhà Lý có ông Lý Thường Kiệt đã 80 tuổi cầm đao ra đánh quân Tống để lại bài thơ Thất Ngôn Tứ Tuyệt nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam.

Sông núi nước Nam
Sông núi nước Nam,vua Nam ngự
Sách Trời định phận rõ non sông
Cớ sao giặc Bắc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời



Nhà giám đốc công ty Trường Thành , Tiến Sĩ Nguyễn Thị Tình thiết kế y phục cho phim luôn bảo vệ cuốn phim mình làm đúng sự thật lịch sử. Rồi cả Tiến Sĩ Giáo Sư Đinh Xuân Dũng cũng nhiều lời ca ngợi cuốn phim này.

Quân không phải một sử gia hay một giáo sư lịch sử hoặc một khảo cổ học, nhưng Quân có một thắc mắc duy nhất, nghĩ mình có hỏi thì mấy ông đó sức mấy trả lời, không chừng còn bị phê bình luôn nói xấu đất nước.

Là như thế này, sau khi xem đoạn phim quảng cáo, Quân mới vào Web để đi tìm hình ảnh lính thời nhà Nguyễn, đại khái thời vua Khải Định cho gần, chứ thời nhà Lý xa quá.

Thấy mấy ông lính thời nhà Nguyễn luôn mang chân đất, chẳng có giày đâu mà mang, mà cũng không chừng cũng được phát đôi giày, nhưng cà mấy năm mới được một đôi, thì mấy ông lính đó đem cất để dành sợ mang nhiều hư cả giày.

Thời vua nhà Nguyễn mà các ông lính chẳng có giày mà mang, thế mà chẳng hiểu sao thời nhà Lý văn minh quá, xem phim thấy lính nào cũng mang giày đẹp ra mặt trận. Vậy thời Lý dân mình có đầu óc thiết kế quần áo quá đi, chẳng hiểu sao một ngàn năm sau mình chẳng có thương hiệu nào như CK, Levis’s, Boss.....

Vậy phải khen bà Tiến Sĩ thiết kế Nguyễn Thị Tình đã mở mang trí tuệ cho người dân Việt Nam về y phục thời cổ xưa.

Quân nghĩ nếu làm phim Hai Bà Trưng thì bảo đảm sẽ thấy Hai Bà mặc hoàng bào màu vàng cỡi voi đi đánh Tô Định. Có một lần ngồi kế nhà báo Lê Phan (chuyên viết báo cho Viet Tide) Quân mới hỏi cô Phan ơi , hồi đó hai bà Trưng Trắc và Trưng Nhị phải mặc váy miền bắc đi đánh trận, (ai cũng biết váy miền Bắc tiện lợi đi làm ruộng, lúc cần đi giải quyết nhu cầu thì bất cứ chỗ nào cũng giải quyết được) rồi làm gì có cảnh quân Tàu tuột quần vì Sơn Tây lúc đó đầy muỗi, cởi ra muỗi chit mất. Cô Lê Phan đang ngồi ăn tô Bún Thang, cười sặc, chảy nước mắt và nói cái thằng này hỏi vô duyên quá.

Ngược giòng lịch sử, người Tàu qua độ hộ mình 1000 ngàn năm, nhưng không thể đồng hóa được đất nước Việt Nam thành Quảng Châu hay Quảng Tây. Vì dân tộc mình có truyền thống sống theo xã thôn, nhờ phương pháp dựa thủy nông , trồng lúa gạo để phát triển đất nước. Bởi vậy người Việt mình chuyên sống ở đồng bằng, rồi cứ lập thành thôn xã, rồi dân số tăng mình lại có thôn xã nữa, cứ thế mà phát triển theo cách vết dầu loang.

Người mà sống theo thôn xã thì dần dà bị đồng hóa, nên người Tàu trở thành người Việt lúc nào không hay. Các dân tộc khác là luôn chiếm đất nước khác, giết dân tộc đó để đồng hóa. Như người Việt mình luôn dung chiến thuật xây cất thôn xã lan tràn qua Thanh Hóa, rồi vào miền trung, đồng hóa người Chiêm Thành và sau đó Thủy Chân Lạp. Dân tộc mình không hề có ác tính đi giết người diệt chủng. Rõ ràng những người Chiêm Thành bị đồng hóa thì mới có tiếng hát độc nhất vô nhị Chế Linh.

Bởi vậy khi mình về miền bắc là thấy mỗi làng đều thờ ông Thành Hoàng, cho thấy cách sống theo thôn xã.

Thế mà bây giờ thì mình không còn đi đồng hóa mà tự xin người ta đồng hóa mình. Kể ra hay thật.

Anh Quân






Sep 16, 2010

NHÂN MÙA TỰU TRƯỜNG 2010, TRÒ CHUYỆN CÙNG GIÁO SƯ TIẾN SĨ NGUYỄN LÂM KIM OANH VỀ VẤN ĐỀ GIÁO DỤC Ở MỸ

Giáo Sư Nguyễn Lâm Kim Oanh
và người học trò cũ Phú Nguyễn,
ứng cử viên Dân Biểu Tiểu Bang năm nay


“Hàng năm, cứ vào độ cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên trời có những đám mây bàn bạc, là lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường…” (Thanh Tịnh- Tôi Đi Học)

Những ai đã từng cắp sách đến trường ở Việt Nam hẳn sẽ không bao giờ quên được đoản văn kinh điển và bất hủ này.

Năm nay cũng như mọi năm, vào đầu tháng Chín ở Quận Cam đất Cali, con em học sinh gốc Việt của chúng ta cũng lũ lượt cắp sách đến trường. Không biết các em có những cảm giác mơn man như các bạn cùng trang lứa ở quê nhà hay không? Nhưng chắc rằng các em vẫn vô tư, hồn nhiên, cho dù có khá nhiều biến động trong nhà trường do vấn đề ngân sách. Phóng viên Việt Báo đã có dịp trao đổi với Giáo Sư Tiến Sĩ Nguyễn Lâm Kim Oanh câu chuyện giáo dục nhân mùa tựu trường 2010…

GS Nguyễn Lâm Kim Oanh là một gương mặt quen thuộc trong lĩnh vực giáo dục của Cộng Đồng Người Việt Quận Cam. Chị di tản sang Mỹ vào năm 1975, học hết trung học ở Cali, tốt nghiệp Cử Nhân ngành Tâm Lý Học ở CalState Long Beach vào năm 1980, sau đó hoàn tất chương trình các chương trình Cao Học và Tiến Sĩ Giáo Dục vào năm 2002. Chị kể lại vào năm 1980, khi bắt đầu đi dạy ở trường tiểu học Oak View ở thành phố Huntington Beach, lúc đó có khá nhiều con em các gia đình người Việt tị nạn theo học. Chị đã đóng vai trò cầu nối giữa gia đình học sinh gốc Việt và nhà trường, giúp giáo viên người Mỹ hiểu rõ hơn về hoàn cảnh khó khăn của các học sinh Việt. Nhận thấy sự đóng góp trong vai trò cầu nối này giữa cộng đồng Việt và nhà trường Mỹ là quan trọng và hữu ích, chị quyết tâm theo đuổi và phát triển vai trò của mình trong vấn đề quản lý giáo dục song song với việc đi dạy.

GS Kim Oanh đi dạy tại các trường trung học và tiểu học từ năm 1980 đến 1993, dạy tại đại học CalState Long Beach từ 1993-2000. Tại đại học Long Beach, chị đã biên soạn và đưa giáo trình “Lịch Sử Người Việt Tị Nạn” vào giáo trình chính thức, và vẫn được duy trì cho đến ngày hôm nay. Chị đã đóng góp rất nhiều vào những dự án phát triển việc dạy và học tiếng Việt trên đất Mỹ. Chị là một trong những người đã vận động đưa môn Tiếng Việt vào giảng dạy tại một số trường trung học tại Quận Cam. Chị đã cùng Ban Đại Diện Các Trung Tâm Việt Ngữ Nam Cali tổ chức các khoa huấn luyện, tu nghiệp sư phạm cho các giáo viên đang dạy tiếng Việt, đưa những phương pháp giảng dạy mới vào các Trung Tâm Việt Ngữ để nâng cao chất lượng việc dạy và học tiếng Việt. Từ năm 2006, chị tham gia vào việc điều hành và phát triển chương trình Ngôn Ngữ Chiến Lược của hệ thống các trường đại học California (CSU). Chương trình này chú trọng việc phát triển việc giảng dạy các “ngôn ngữ chiến lược” cho sinh viên Mỹ như: Hoa, Đại Hàn, Nga, Ả Rập. Có dịp làm việc với các dân biểu liên bang, chị đã và đang vận động để tiếng Việt trở thành một “ngôn ngữ chiến lược” của Hoa Kỳ.

So sánh hệ thống giáo dục của Việt Nam và Hoa Kỳ ở cấp bậc phổ thông, GS Kim Oanh nhận xét là nền giáo dục Việt Nam mang nặng tính từ chương, việc dạy học chú trọng vào việc nhồi nhét những kiến thức cho học sinh hơn là phát triển khả năng tư duy, sáng tạo. Trong khi ở Mỹ, ngay từ bậc tiểu học, học sinh đã được khuyến khích phát triển khả năng suy nghĩ độc lập, logic, sáng tạo hơn là thuộc lòng những gì có trong chương trình. Nền giáo dục phổ thông ở Mỹ cũng chú trọng đến sự phát triển toàn diện học sinh trong mọi lĩnh vực như thể thao, âm nhạc… hơn là chỉ chú trọng vào một số môn như Toán, Lý, Hóa, Anh Ngữ…Đó là lý do tại sao đa số các em học sinh từ Việt Nam mới sang Mỹ đều tỏ ra nhút nhát, thụ động so với các bạn dân bản xứ.

Tuy nhiên, nền giáo dục Mỹ trong những năm gần đây đang gặp nhiều vấn đề. Một số chính sách mới được đề ra đang đi ngược lại với khuynh hướng trước đây của nền giáo dục Mỹ. Một thí dụ là chương trình No Child Left Behind. Do nước Mỹ thường xuyên có một số lượng di dân khá lớn nhập cư hằng năm, rất nhiều học sinh di dân trong những năm đầu chưa bắt kịp với các bạn học bản xứ. Chính phủ đưa ra một chương trình kiểm tra, buộc các trường phải giúp tất cả học sinh vượt qua những đợt kiểm tra này. Kết quả của các kỳ kiểm tra này- thường chỉ tập trung vào một số môn chính như Toán, Anh Ngữ…- được dùng để đánh giá năng lực của trường. Việc phân bổ ngân sách trợ cấp cho trường cũng dựa theo sự đánh giá này, tạo cho nhà trường một áp lực lớn, dẫn đến việc thầy cô chỉ tập trung vào việc giảng dạy sao cho các học sinh của mình đạt điểm cao của các kỳ kiểm tra mà thôi. Hậu quả là nhà trường phải chạy theo thành tích- giống với căn bệnh trầm kha của nền giáo dục Việt Nam hiện nay- và bỏ quên đi những đặc điểm về sự phát triển toàn diện của nền giáo dục Hoa Kỳ.

Bước vào năm học 2010, các trường học ở Quận Cam phải đối diện với nhiều khó khăn do việc ngân sách tiểu bang và liên bang đang bị thâm thủng nặng nề. Các trường trong học khu Garden Grove bị cắt đi 05 ngày học trong niên khoá, còn học khu Westminster bị mất đến 10 ngày! Hậu quả là học sinh sẽ khó khăn hơn trong việc thu thập kiến thức. Các trường cũng phải cắt giảm số lượng phụ giáo, đặc biệt là các phụ giáo song ngữ để hỗ trợ các em học sinh mới nhập cư, dẫn đến việc các em sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong học tập. Tương tự là việc cắt giảm các liên lạc viên cộng đồng, là cầu nối giữa nhà trường và gia đình. Rồi do ít thời giờ, các thầy cô giáo cũng sẽ cho nhiều bài tập nhưng lại không kiểm tra và sửa hết, cho nên các em học sinh đôi khi cũng không biết mình làm đúng hay sai trong học tập.

Trước tình hình khó khăn chung như vậy, GS Kim Oanh nhấn mạnh đến vai trò của phụ huynh trong việc hỗ trợ việc học của con em mình tại nhà. Phụ huynh cần dành nhiều thời giờ hơn để ý tới việc học của con em. Nên đi dự các ngày Open House do nhà trường tổ chức vào dịp đầu năm học. Nhiều khả năng nhà trường sẽ nêu lên các khó khăn của mình, và đề nghị sự hỗ trợ của phụ huynh. Hãy tham gia những hoạt động để hỗ trợ nhà trường nếu có thể. Ở nhà, cha mẹ nên kiểm tra bài vở của con thường xuyên hơn, giúp đỡ con hoàn tất bài làm về nhà. Hãy chủ động gọi cho nhà trường khi thấy có điều gì bất thường trong vấn đề học vấn của con mình, đừng chờ đợi nhà trường trong thời buổi cắt giảm nhân viên như hiện nay. Phụ huynh cũng có thể đóng góp ý kiến với nhà trường về việc mở rộng nhiều môn học, nhiều sinh hoạt học đường để học sinh phát triển toàn diện. Ý kiến riêng của GS Kim Oanh là vẫn không đồng ý việc gắn liền tiền thưởng với thành tích của nhà trường, vì như vậy sẽ làm lệch lạc mục tiêu đào tạo con người vốn có tính chất dài hạn của sứ mạng giáo dục. Nền giáo dục quá đặt nặng về thi cử cũng sẽ là một định hướng sai. Nên tiếp tục duy trì cách giáo dục ưu tiên cho việc phát triển khả năng tư duy, kích thích sự tìm tòi, tính sáng tạo, vốn là những ưu điểm trước đây của nền giáo dục Hoa Kỳ.

Khi được hỏi về một kỷ niệm đáng nhớ nhất trong nghề dạy học của mình, GS Kim Oanh kể lại câu chuyện xảy ra trong lớp “Lịch Sử Người Việt Tị Nạn” của mình tại đại học Long Beach. Hai sinh viên, một Mỹ một Việt, cùng làm một project để tìm hiểu lịch sử tị nạn của người Việt. Hai em được giao phỏng vấn chéo hai người cha, một là cựu sĩ quan hải quân VNCH, một là cựu sĩ quan hải quân Mỹ. Vào tháng Tư 1975, người cha hải quân VNCH đã rời tàu chiến để về lại nhà, cố tìm gia đình mình để cùng lên tàu sang Mỹ tị nạn. Do ông không thể tìm được gia đình đúng thời hạn, tàu đã rời bến mà không có ông. Sau đó, ông ở lại Việt Nam, đi học tập cải tạo, rồi sang Mỹ theo diện H.O. Thật là tình cờ, em học sinh Việt khám phá ra ông bố hải quân Mỹ là bạn của cha mình, đã từng có mặt trên chuyến tàu vào tháng Tư 1975, đã từng cố chờ đợi người bạn của mình trở lại tàu cùng với gia đình mà không được. Hai ông bố đã nhờ hai đứa con mà bắt liên lạc lại được với nhau kể từ đó.

Nhân dịp đầu năm học 2010, GS Kim Oanh muốn nhắn nhủ đến các em học sinh gốc Việt là hãy ý thức được sự may mắn của mình khi được sinh sống và học tập trên đất Mỹ. Hãy ý thức được hy sinh lớn lao của cha mẹ mình trong việc đưa các em sang xứ sở tự do này. Có ý thức được như vậy, các em sẽ không quên nguồn gốc của mình. Các em sẽ sống một cách xứng đáng, để thành công cho bản thân, để đóng góp nhiều hơn cho nước Mỹ, cho cộng đồng Người Việt hải ngoại và cho cả tổ quốc Việt Nam sau này…

Đoàn Hưng

Sep 11, 2010

9.11

Photos: http://img.slate.com/media/1/123125/123050/2133481/2148159/060912_CB_911pic.jpg

[...]

In the years since I stood on my rooftop in Brooklyn watching the World Trade Center towers burn so apocalyptically , I have spent at least a part of every day wrestling with a host of existential questions. I can't help it - almost obsessively I churn thoughts over and over in my head, trying to understand the psychological contours of this cruel new world. The questions largely boil down to the following: Where has the world's faith in America gone? Where is the American Dream headed?

In the immediate aftermath of September 11, an outpouring of genuine, if temporary, solidarity from countries and peoples across the globe swathed America in an aura of magnificent victimhood. We, the most powerful country on earth, had been blindsided by the ruthless, ingenious, and barbaric enemy, two of our greatest cities violated. They were, we felt, no less than our due, no more than our merit. In the days after the trade center collapsed, even the Parisian daily Le Monde, not known for its pro-Yankee sentimentality, informed its readers, in an echo of John F. Kennedy's famous "Ich bin ein Berliner" speech, that "we are all Americans now".

[...]

Walking Up from the American Dream - Sasha Abramsky

Sep 10, 2010

Amish - ANH QUÂN


Amish còn có thể gọi là “Pennsylvania Dutch”, là một nhóm dân chọn cuộc sống thanh bạch và đơn giản. Nghề nghiệp chính của họ là nghề nông, và họ không bao giờ sử dụng điện, hang điện tử hay máy móc, cơ khí và xe cộ. Tổ tiên của dân Amish từ Đức quốc qua châu Mỹ vào thế kỷ thứ 18, và đại đa số người Amish sống tại Pennsylvania và Ohio tại Hoa Kỳ. Tôn giáo của họ có lien quan đến giong chính thống đạo Mennonites. Tiếng Đức của họ là loại cổ xưa, có thể xem một tiếng Đức địa phương, phát âm nghe khó hiểu hơn tiếng Đức hiện giờ, nên người ta gọi là “Tiếng Đức Pennsylvania”.

Nói chung, người Amish rất là thân thiện đối với mọi người, nếu ai đi ngang qua là họ vẫy tay chào. Tuy nhiên, theo luật tôn giáo của họ là không muốn ai chụp hình họ cả. Nếu họ thấy ta cầm máy hình hướng về họ là họ cuối đầu xuống hoặc quay về phía khác.

Người đàn ông Amish không được phép cạo râu nếu họ đã lập gia đình, ngoài ra không được phép để râu mép. Chỉ đàn ông độc than Amish là được phép cạo râu mà thôi.

Y phục của người Amish rất đơn giản, một màu, không thu hút người khác, tránh dung khuy và phẹc ma tuya trong cách may y phục.

Đối với người Amish khi có con là dạy dỗ đứa bé là điều quan trọng, phải hướng dẫn trẻ em sống trong một đại gia đình. Phục tùng theo cha mẹ và ông bà là truyền thống của người Amish. Một đứa bé trai là phải biết làm ngoài đồng với người cha, làm nông trại và xây cất. Một bé gái làm việc nhà và làm vườn. Họ cho như vậy là hướng dẫn các đứa bé biết nghề nghiệp cho đến lúc trưởng thành.

Khi chơi thể thao thì tất cả thành viên trong gia đình đều tham gia. Đi lễ nhà thờ là nơi tập hợp của toàn thể gia đình.

Quân không viết thêm về người Amish, vì đây là một đề tài rộng lớn, phải mất nhiều năm tháng để tìm tòi. Nhân hai bạn Thái Trang nói về dân Amish tại Canada, Quân góp vài lời cho vui.


Phim Witness

Quân rất thích cuốn phim Witness, nói về người Amish. Phim quay vào năm 1985, Đạo diễn là Peter Weir, diễn viên chính là Harrison Ford. Đây là loại phim mưu sát, hồi hộp và giật gân ly kỳ.
Nội dung chuyện phim là người góa phụ Amish trẻ đẹp cùng cậu con trai 8 tuổi, tên Samuel đi thăm người chị sống ở Baltimore tại Mayland. Đây là lần đầu tiên cậu bé Samuel được đi xe lửa và gặp những người không phải là dân Amish như cậu. Mọi thứ quá mới mẻ với cậu ta, ngay cái bong bong bay được trên không cũng là thứ lạ lung. Khi xe đến Philadelphia, cậu bé chạy đi tè, không ngờ là bắt đầu song gió cho gia đình cậu cũng như khu làng Amish của cậu đang sinh sống. Sau khi tè trong phòng vệ sinh, tính đi ra ngoài thì bất ngờ cậu nhìn thấy một cảnh giết người là hai người đàn ông đâm chết một người nhưng cậu chỉ nhận diện được ông Mỹ đen mà thôi.

Mẹ Rachel và Samuel được giới thiệu gặp đại úy thám tử John Book và trung sỹ Carter để tìm hiểu thêm vụ án mà người bị giết là nhân viên cảnh sát tên là Zenovich. Thế là John và Carter dắt hai mẹ con đi toàn thành phố để nhận dạng sát thủ , rất tiếc không tìm thấy. Sau đó về đồn cảnh sát, cậu bé Samuel đi lang thang trong văn phòng, thấy một tấm ảnh một nhân viên cảnh sát chuyên về việc diệt trừ tội phạm ma túy là trung úy James McFee. Cậu Samuel đứng chết đứng vì đó là hình của kẻ sát nhân cậu thấy trong phòng vệ sinh.

Thám tử John Book biết trung úy James trách nhiệm phá án về vụ buôn lậu hóa phẩm để chế chất ma túy amphetamines, giờ James có ý cướp các hóa phẩm này, mà bị nhân viên Zenovich thấy được, thế là James liền cho anh nhân viên này đi mò tôm luôn. Thám tử trình lại với ông sếp Paul Schaeff, nhưng sếp cứ để yên theo dõi để tìm thêm tang chứng và vật chứng.

Sau đó John đi về nhà , vào đến ga ra là bị trung úy James phục kích, giết người diệt khẩu. John ăn đạn bị thương, thì lúc đó biết luôn ông Sếp Paul của mình cũng là thành viên trong việc cướp hang này. May mắn John chạy thoát. Gặp được mẹ con Rachel, rồi xin đi tị nạn tại khu làng Amish.

Thám tử John Book được chữa thương tại làng Amish, anh ta bắt đầu có cuộc sống với người dân thanh bạch, hoàn toàn khác hẳn với đô thị. Những hình ảnh sinh hoạt của người dân Amish được chiếu nhiều trong đoạn này, cũng như lễ hội, ẩm thực, nghề nông...

Thêm nữa thám tử John Book và cô góa phụ Rachel bắt đầu có tình ý với nhau, cảnh ghen tuông của cậu trai làng vì cậu cũng yêu Rachel. Hình ảnh Quân thích nhất là chàng John và cô Rachel cùng nhau nhảy đầm theo điệu hát bài “The wonderful world” do ca sĩ Sam Cooke hát.

Sau đó trung úy James và sếp Paul đi tìm tung tích của John và họ tìm cách diệt khẩu, nhưng “thiên bất dung nhan”, kẻ ác làm ác thì sẽ chết, còn kẻ hiền sẽ được trời thương. Thám tử Jonh tìm cách chống chọi và sau cùng tên gian ác James bị chết, còn Sếp Paul bị bắt đi tù.

Kết cuộc thám tử John Book phải từ giả làng Amish. Trước khi đi John từ giả câu bé Samuel một cách im lặng và cái nhìn tình tứ đến cô Rachel.

Đây là cuốn phim hay lâu xem lại vẫn thay hay như thường.

Photos: Minh Trang


Sep 8, 2010

NHA SĨ HÀ DƯƠNG HÂN VỚI CÁI NHÌN TỔNG THỂ VỀ NHA KHOA TRONG Y HỌC



Vào đầu năm nay, nha sĩ Hà Dương Hân cho khai trương phòng nha chuyên chỉnh hàm và niềng răng của mình tại ngã tư đường Beach và Warner (17122 Beach Blvd Huntington Beach). Người dân ở xứ Bolsa được biết nhiều thông tin hơn về phương pháp chỉnh hàm răng do anh xây dựng có tên là Myoeffect Orthodontics. Nói một cách đơn giản, đây là một phương pháp niềng răng không đòi hỏi phải nhổ bớt răng, giải phẫu. Phương pháp này được thực hiện đỡ đau hơn và đem lại kết quả toàn diện hơn so với phương pháp cũ, vì nó còn điều chỉnh luôn cả tư thế đứng của bệnh nhân nữa.

Trong câu chuyện trao đổi với phóng viên Việt Báo, nha sĩ Hân đã trình bày nhiều điều thú vị ra khỏi phạm vi nha khoa, hướng đến một cái nhìn tổng thể hơn về con người trong khi chỉnh hàm, chỉnh răng…

Nha sĩ Hà Dương Hân sang Mỹ vào năm 1975, lúc đó anh mới 15 tuổi. Anh theo học nha ở đại học UCLA, tốt nghiệp vào năm 1986. Sau đó anh vừa đi làm, vừa đi học thêm về niềng răng, giải phẫu nha khoa. Là một người có đầu óc lý luận logic, anh thường hay đặt những câu hỏi “tại sao” cho những điều mình học về hai ngành này. Theo một góc độ nào đó, anh cảm thấy không thỏa mãn với phương pháp niềng răng thông thường. Anh đã áp dụng chúng để chỉnh răng, hàm cho chính hai đứa con của mình, nhưng anh không hài lòng với kết quả lắm. Anh quyết định tự mình tìm hiểu thêm để tìm ra một hướng đi mới. Anh đã từng đi sang Úc đi học thêm về chỉnh răng. Anh nghiên cứu thêm quan điểm của y học Châu Âu về vấn đề này. Anh học với nhiều thầy, nhiều lĩnh vực khác nhau như bắp thịt, xương sọ, xương hàm… Anh chụp hình rất nhiều bệnh nhân chỉnh hàm để quan sát, nghiên cứu trong quá trình chữa trị. Anh muốn hình dung ra một bức tranh bao quát hơn cho việc điều trị.

Sau một thời gian dài nghiên cứu, nghiền ngẫm, chiêm nghiệm, nha sĩ Hân kể lại rằng đến một ngày nọ tự nhiên anh thấy mọi câu trả lời hiện ra trước mắt. Tất cả các hình ảnh đang rời rạc bỗng dưng lắp ráp lại với nhau thành một bức tranh tổng thể. Anh nhìn ra được sự liên hệ giữa răng, hàm, mặt, các cơ bắp… và cách điều chỉnh chúng một cách hài hòa. Kể từ đó, chỉ cần nhìn bệnh nhân đến xin chỉnh hàm răng là anh biết được ngay nguyên nhân của sự lệch lạc, cách điều chỉnh phù hợp cho riêng trường hợp của họ. Từ năm 2007 đến nay, anh đã áp dụng phương pháp mới này cho cả trăm ca điều trị, và tất cả đều đạt những kết quả tốt.

Tôi hỏi nha sĩ Hân về “bí quyết” của phương pháp mới này. Anh cho biết một cách khái quát, đó là nguyên lý “Survival-Compensation”. Con người có bốn động tác sống còn là thở-nuốt-nhìn-đi. Thực hiện bốn động tác này là sự kết hợp giữa nhiều bộ phận trên cơ thể chúng ta. Khi bốn chức năng này được thực hiện không hoàn chỉnh, cơ thể con người tự điều chỉnh một cách lệch lạc để bù trừ cho những thiếu sót đó. Đó là lý do tại sao khi một đứa trẻ nhìn không rõ thì có khuynh hướng nhô đầu ra phía trước, dần dần sau đó bị rụt vai và đứng khòm lưng. Đó là lý do tại sao một người lúc bé bị hô rất ít, nhưng sau một quá trình nuốt, thở không đúng cách lại bị nặng hơn, dẫn đến việc xương đầu nhô ra, xương sống không thẳng, khiến cho gương mặt và dáng đi đứng bị biến dạng theo chiều hướng xấu đi.

Phương pháp Myoeffect Orthodontics của nha sĩ Hân phối hợp nhịp nhàng giữa việc chỉnh răng, hàm và việc điều chỉnh các cơ bắp, xương khác nhau, với mục đích là chữa trị tận gốc và lấy lại sự hài hòa cho gương mặt và dáng đứng của bệnh nhân (đa phần là các em thiếu nhi). Ngoài việc niềng răng, bệnh nhân còn được yêu cầu đi chỉnh lại kính, tập thở, tập nuốt, tập lại dáng đi đứng… Kết quả vì thế mà cũng toàn diện hơn. Anh Hân nhấn mạnh quan niệm của mình là không phải cứ ép cho răng thẳng thì sẽ có nụ cười đẹp. Một người đẹp chính là ở sự hài hòa giữa nhiều yếu tố trên khuôn mặt, kể cả nụ cười, dáng đứng. Anh còn nói rằng tư thế đứng của một người có khi còn quan trọng hơn cả hàm răng thẳng. Người đứng thẳng thường là người khỏe mạnh, tự tin. Một nghiên cứu của người Mỹ cho thấy những người có nụ cười tươi, dáng đứng thẳng thường dễ kiếm được việc và được trả lương cao hơn.

Nha sĩ Hân mở rộng câu chuyện sang những vấn đề rộng hơn về y học. Phương pháp Myoeffect Orthodintics của anh chú trọng đến việc chữa tận gốc nguyên nhân hơn là vào việc chữa triệu chứng, cho nên gần với Đông Y hơn là Tây Y. Nền y học Tây Phương rất giỏi trong việc “đau đâu, chữa đó”, cho nên thuốc Tây uống vào là thấy hết bệnh ngay, nên dễ được người bệnh chấp nhận. Thế nhưng nếu chỉ ngăn chận triệu chứng mà không chữa trị nguyên nhân gốc thì bệnh sẽ tái phát, ngày càng khó chữa hơn. Về phương diện phòng bệnh và chữa bệnh đường dài thì Đông Y vượt trội. Chỉ có điều nền y học Đông Y dựa trên “cảm nhận” của người thầy thuốc để mà chẩn đoán, mà những kinh nghiệm như vậy khó mà được trình bày một cách khoa học, hệ thống để mà truyền lại cho người sau, cho nên không phát triển nhanh như Tây Y. Anh cũng thấy phương pháp của anh có cái nhìn khá tương đồng với khoa tướng mạo học cũng của Á Đông, khi quan niệm cái đẹp là sự hài hòa giữa diện mạo, nụ cười, dáng đi đứng… 80% những người có tướng mạo tốt thì có được vận mạng tốt.

Nha sĩ Hân còn chỉ ra một điểm không hợp lý nữa của nên y học Mỹ vốn được xem là hàng đầu thế giới, đó là việc “tiêu chuẩn hóa” việc định bệnh, chữa bệnh cho mọi cá nhân. Bác sĩ Mỹ phải chữa bệnh theo… pháp luật, hễ bệnh như thế này thì phải cho thuốc theo toa này và chữa trị theo cách này, nếu không thì sợ bệnh nhân kiện! Trong thực tế, mỗi cá nhân là một thực thể khác nhau. Mỗi người có những chỉ số khác nhau về sự cân bằng và bình thường của cơ thể mình. Lấy một chỉ số bình quân mà chữa trị cho mọi người thì sẽ gây ra những rối loạn cho cơ thể của con người, dẫn đến việc người chưa bệnh lại trở thành có bệnh.

Cái gì đi nghịch lại với tự nhiên thì thường dẫn đến những hậu quả không tốt cho con người. Ở các nước văn minh, trẻ sơ sinh thường bú bình thay cho bú mẹ, và đó chính là một trong những nguyên nhân của việc bị hô răng sau này, dẫn đến việc phải đi niềng răng.

Nha sĩ Hân cũng rất tâm đắc với thuyết “Energy” hay “Năng Lượng”, theo đó mỗi con người là một tổng thể năng lượng khác nhau. Mỗi cơ thể có một mức chuyển hóa thức ăn, chuyển hóa thuốc uống, chuyển hóa năng lượng khác nhau. Yếu tố di truyền là nhân tố quan trọng nhất để quyết định “mức năng lượng” này. Một cơ thể khỏe mạnh thì phải là một cỗ máy chuyển hóa năng lượng tốt. Một cơ thể bị béo phì đồng nghĩa với việc sự chuyển hóa năng lượng kém, do đó khó mà khỏe mạnh. Đứng thẳng là một tư thế tiết kiệm năng lượng nhất, thăng bằng nhất, và cũng là biểu hiện của một cơ thể khỏe mạnh. Do mỗi người chúng ta sinh ra là đã có “mức năng lượng” hay “độ khỏe mạnh” khác nhau, ta phải nương theo chính cơ thể chúng ta để tìm ra cho mình một chế độ dinh dưỡng, một chế độ tập luyện, hay một phương cách chữa bệnh phù hợp nhất. Thuận theo thiên nhiên, lắng nghe chính mình là bí quyết của sức khỏe.

Thật là thú vị khi nói chuyện về chỉnh răng hàm với một nha sĩ, mà câu chuyện lại màu sắc của đạo. Suy cho cùng, răng hàm mặt là một bộ phận không thể tách rời trong toàn bộ cơ thể vi diệu của con người. Mà mỗi con người cũng là một phần hài hòa trong sự xoay vần của cả vũ trụ bao la. Nhìn ra sự tương đồng như vậy chắc cũng là thuận với lẽ đạo…

Đoàn Hưng


Doãn Quốc Sỹ, nỗi buồn và, niềm vinh dự, hân hoan lớn - DU TỬ LÊ





1.
Theo tiểu sử được ghi nhận bởi Bách Khoa Toàn Thư Mở Wikipedia, nhà văn Doãn Quốc Sỹ sinh tại Hà Ðông, ngày 17 tháng 2 năm 1923, trong một gia đình thấm nhuần tinh thần Nho giáo. Năm 1954, ông cùng gia đình di cư vào miền Nam vì Hiệp Ðịnh Geneva chia đôi Việt Nam.
Trước thời điểm này không lâu, ông hoàn tất truyện ngắn “Sợ Lửa,” (dạng cổ tích) tựa bước chân đầu tìm đến văn chương.
Cũng trước giai đoạn phân chia đất nước, ở miền Bắc, họ Doãn từng dạy tại một số trường trung học công lập, như Nguyễn Khuyến (Nam Ðịnh, 1951-1952,) Chu Văn An (Hà Nội, 1952-1953), v.v...
Những yếu tố như được sinh trưởng trong một gia đình mà người cha là một nhà Nho, khi trưởng thành, lại chọn cho mình nghề dạy học, theo tôi là những chỉ dấu cho thấy, ẩn mật đằng sau tư cách nhà văn, họ Doãn còn/đã là một kẻ sĩ.
Kẻ sĩ hiểu theo nghĩa lương tâm và, trách nhiệm của một trí thức, đứa con của một tổ quốc, trước những biến động rung chuyển, bật gốc một đất nước.
Tôi không biết định mệnh nghiêng về phía nào, giữa hai con người nhà văn và, kẻ sĩ của một Doãn Quốc Sỹ. Nhưng qua những tác phẩm văn chương của ông, điển hình như bộ trường thiên “Khu Rừng Lau,” tôi có cảm tưởng ông đã lôi kéo, được định mệnh nghiêng về phía kẻ sĩ trước thời cuộc, ở nơi ông.

2.
Nhìn lại hai mươi năm văn học miền Nam, chúng ta phải nói rằng, đó là thời gian quá ngắn cho sự hình thành, khai triển rồi định hình, một dòng văn học đa dạng, phong phú. Nên ta cũng có thể nói, nó giống sự vươn vai, lớn dậy thần kỳ, như huyền thoại Phù Ðổng Thiên Vương.
Hai tác nhân chính giúp cho sự thoát thai, sinh thành dòng văn học mang tính Phù Ðổng Thiên Vương vừa kể, tôi nghĩ, là thảm kịch chia lìa bật máu, vĩ đại (lần đầu trong lịch sử dân tộc Việt) với hơn 1 triệu người miền Bắc nghiến răng, bậm môi, tự nguyện bỏ lại sau lưng mồ mả ông cha. Và, sự chuyển hóa chớp nhoáng từ thể chế Quân Chủ Lập Hiến, sang thể chế Cộng Hòa chỉ trong vài năm, như một giấc mơ ở miền Nam.
Hai tác nhân hỗ tương nhau tựa một kết hợp kỳ diệu, biến gần hai chục triệu người dân miền Nam (thời đó), trở thành những kẻ đồng hành, nhất tâm, hăm hở trong một lên đường mới mẻ. Một lên đường khám phá và khai phóng cái thổ ngưỡng vốn đã hằng nghìn năm, sẵn đấy.
Tinh thần khai phá của giai đoạn lịch sử miền Nam sau 1954, thể hiện cụ thể, hưng phấn nhất, tiêu biểu là lãnh vực văn học.
Văn học miền Nam ở giai đoạn vỡ đất này có hai khuynh hướng chính:
- Khuynh hướng văn chương chống chế độ cộng sản. (Và)
- Khuynh hướng văn chương nặng tính nhân văn, trồng người. Hiểu theo nghĩa lấy đạo lý, nhân tính làm căn bản.
Cũng vẫn ở giai đoạn khẩn hoang, vỡ đất kia, số tác giả đắm mình, vẫy vùng trong ngọn triều chống cộng chiếm đa số. Họ đứng về phía thời thế nóng bỏng. Như một thứ thời thượng... Phía trồng người, xây tâm ít, hiếm.
Theo ghi nhận của tôi, tác giả “Dòng Sông Ðịnh Mệnh” ở phía ít, hiếm đó.
Họ Doãn an nhiên, tự tại, nở nụ cười đôn hậu trước chọn lựa có phần thưa, vắng đồng hành của mình.
Vì là một lên đường mới mẻ, ồ ạt, nên trong lúc nhiều tác giả xuất hiện giữa thập niên 1950, qua sáng tác, còn đang nỗ lực thực chứng sự hiện diện của mình như Mai Thảo, Dương Nghiễm Mậu, Tô Thùy Yên, Quách Thoại, Thanh Tâm Tuyền... thì Doãn Quốc Sỹ đã định hình (hiểu theo nghĩa được đám đông đón nhận), qua những tác phẩm ấn hành như “Sợ Lửa” (1956), “U Hoài” (1957), “Dòng Sông Ðịnh Mệnh” (1959)...
Về phương diện kỹ thuật (cũng như một vài tác giả khác), theo tôi, họ Doãn đi tiếp con đường văn chương thời tiền chiến.
Con đường mà hình thức truyện được xây dựng trên hai căn bản:
- Cốt truyện (với những nút thật, nút mở). (Và)
- Chủ tâm khai thác tâm lý nhân vật (để người đọc dễ thấy mình, trong truyện).
Nhưng về phương diện nội dung, vẫn theo tôi, họ Doãn không bó rọ, gói chặt tác phẩm của mình trong những luận đề gia đình, xã hội, xung đột cũ/mới như thời Tự Lực Văn Ðoàn.
Ông cũng không bó rọ nội dung chống cộng sản trong tác phẩm của ông trên cái nền cốt truyện và tâm lý nhân vật.
Truyện của ông, dù không hề xa rời hiện thực xã hội, nhiễu nhương, như “Chiếc Chiếu Hoa Cạp Ðiều,” như “Gìn Vàng Giữ Ngọc,” vẫn mở vào phần con người, như một sinh vật linh trưởng, bản chất thiện căn, ở trên mọi hạn hẹp của thể chế chính trị, giai đoạn.
Truyện của ông, ngoài những ẩn dụ, như những phóng chiếu nhân tính qua những truyện ở dạng cổ tích, cũng là những rung động, những lãng mạn thuần khiết (cung ứng cho nhu cầu mơ mộng, căn cốt của con người). Chúng xiển dương tính hướng thượng. Chúng chan hòa tính nhân loại.
Tới hôm nay, dù trải qua bao năm tháng, bao cuộc đổi đời, tôi vẫn cảm phục ông biết bao, khi trong truyện “Gìn Vàng Giữ Ngọc” của ông, tôi được đọc câu văn:
“Ở thế giới thực dân tư bản, người ta tung vật chất ra để giam lỏng linh hồn. Ở thế giới thực dân cộng sản, người ta phong tỏa vật chất để mua rẻ linh hồn. Cả hai cùng thất bại! Linh hồn nhân loại chỉ có thể mua bằng tình thương yêu rộng rãi và chân thành.”

3.
Hình như mối bận tâm, nỗi đau đáu lao lung một đời của nhà văn-kẻ-sĩ mang tên Doãn Quốc Sỹ, trước sau vẫn là chủ tâm, nỗ lực kêu đòi, nhắc nhở, cổ xúy khả năng “thánh hóa” tình thương yêu rộng rãi và, chân thành nơi mỗi con người ấy.
Sự tương nhượng dẫn tới tương hợp tuyệt vời giữa hai con người nhà văn và, kẻ sĩ nơi họ Doãn, thể hiện sâu sắc nhất, theo tôi ở trường thiên “Khu Rừng Lau.”
“Khu Rừng Lau” không chỉ là bản trường ca xương, máu của một dân tộc liên tiếp trải qua những kiếp nạn, từ thời chống ngoại xâm, thực dân Pháp, qua tới những năm tháng bị đầu độc bởi chủ thuyết cộng sản và, tạm dừng ở điểm đứng dân chủ trá hình, lận trong tay áo những con trủy thủ độc tài mà Khu Rừng Lau còn là trường ca, với những tổ khúc tin tưởng, hy vọng nơi cái Thiện, vốn là một linh-thánh-nhân-bản khi con người (hay nhân loại) phải đối đầu với thảm kịch, với cái ác.
Trường thiên này, theo tôi, là bước song hành giữa kẻ sĩ trước trách nhiệm với lịch sử một đất nước và, nhà văn, trước cái đẹp và cái thiện của sinh vật linh trưởng.
Nhiều người từng ví trường thiên “Khu Rừng Lau” với bộ “Chiến Tranh và Hòa Bình” của Leo Tolstoy. (*) Nhưng chưa một ai chỉ ra rằng, nếu Leo Tolstoy là nhà văn dựng lại, (tức đứng ngoài) một giai đoạn lịch sử cháy đỏ lầm than của xứ Ðại Nga, kể từ những ngày đầu của cuộc chiến tranh Pháp-Nga 1811 thì Doãn Quốc Sỹ là người đứng giữa tâm bão.
Ông không tìm hiểu, để rồi chiêm nghiệm mà ông đã sống, đã chảy máu cùng lúc với dân tộc, tổ quốc ông; khi lịch sử và đất nước ông đang chảy máu...
Do đó, với tôi, sự có mặt của ông, Doãn Quốc Sỹ, sự chúng ta còn có trong tâm, trong thế hệ của “Khu Rừng Lau” của họ Doãn là một nỗi buồn, đồng thời cũng là một vinh dự, hân hoan lớn, cho văn học và con người Việt Nam vậy.
Du Tử Lê
(Calif. Tháng 8, 2010)

Chú thích:
(*) Leo Tolstoy (hay Léon Tolstoi,) nhà văn Nga, còn được biết với tên đầy đủ là Lyev Nikolayevick Tolstoy, sinh ngày 9 tháng 9 năm 1828. Ông là tác giả nổi tiếng với hai bộ trường thiên tiểu thuyết: “Chiến Tranh và Hòa Bình” và “Ana Kha Lệ Nin.” Ông mất ngày 20 tháng 11 năm 1910.







Sep 7, 2010

Essay #1


Migration to The United States: A Hard Decision to Be Made

My brother migrated to the United States as a refugee in 1985. Five years later, after being a US citizen, he tendered to the US government the application to sponsor us – our parents and other five brothers and sisters (including me) to join him in America. In 2008, all of us were granted by the US government “green cards” with which we could live in the United States as permanent residents. I was reluctant to leave Vietnam at that time because my life was stable with an extremely good job which offered me not only a good salary but also a good team including my generous, open minded boss and cheerful, cooperative colleagues. Furthermore, my life in Vietnam by that time was enjoyable with a large circle of good friends who stood up for me in my absence and offered me excellent company in time of need. However, if I stayed in Vietnam, I got no family around me. Of course I still had cousins living nearby but those cousins could not replace my siblings. To reach the final decision of moving to the United States or not, I had to figure out many advantages and disadvantages that might come up to my life if I made a positive choice. I believed that by observing clearly those facts, I could make a good decision.

I started my “homework” with the overview of the outstanding advantage. That was the opportunity to enjoy a good environment with more green trees and less air pollution. Such green and clean environment could help me overcome the asthma disease that I have been suffering since the day I was born.

Besides that advantage, there were other two remarkable disadvantages that I needed to take into account. First of all, I might be terribly frustrated when starting a new life at the age of 44, – the age when people tend to stick to old habits and reject new things. Furthermore, I might face a financial threat because there was no guarantee that I would have an income right after migrating to the United States.

I kept on going through the above facts and in March 2009, I decided to migrate to the United States. I believed that I could overcome all disadvantages with the support of relatives and friends who migrated there more than 20 years ago. Indeed, the result of my decision turned out to be good. Now, after one year and a half , I have started to enjoy the new life because it is filled with impressive things and is getting stable with a humble income.

The impressive things which fill my life can be perceived daily through my five senses. I enjoy looking at the environment which appears much greener than in Vietnam. This green environment has a very good effect on my health. I also enjoy tasting the new style of American-Vietnamese food. Due to the different sources of ingredients, either imported from Thailand or planted in America, it tastes slightly different, but quite interesting, and I have no objection to it. I also have a special notice of the lack of bad smell in this new environment. When at home, I was so used to the bad smell from garbage and sewage that I was struck by its absence! And I was delighted by my first contact with the good fresh air here. In addition, I take special interest in listening to the Vietnamese dialect here. Vietnamese people in America mix a lot of English words in their conversation in Vietnamese. Last but not least, I am so happy when experiencing having the “touch” the freedom that communist countries like Vietnam can never offer. Freedom here is obvious: I just need to open my eyes and ears and I will see and hear how freely people express their opinions.

My new life here is also free from financial worries. Thanks to my cousin’s reference, I get a small salary from a part time job at the office of a Vietnamese pediatrician. I also get a small amount from the financial aid granted by the US government to low-income full-time student like me. The total is enough to pay for the shelter that I shared with my brother and his family and other basic expenses like food, drink, gasoline, school materials. I still have some dollars left for simple entertainment activities like going to the movies or buying a cup of cappuccino in the mall nearby.

In conclusion, in the recent past, by using the method of observing the pros and cons of a situation, I found a good answer to the difficult issue of whether or not to migrate to the United States. Also thanks to that method, I was so well prepared that I could turn the hardest part of my life to the most enjoyable one. In the future, whenever I need to decide anything, I will apply the same method to get the right choice as well as to have a good preparation. This good preparation will help me to deal with any new circumstances that may come along. In fact, a new challenging matter just came up to me yesterday: whether to move in with my boyfriend in Holland. I will certainly be much more confident in dealing with it this time.

Sep 6, 2010

Images without Lens - ANH QUÂN






Vào thời xưa, những phát minh thành công của khoa học nhờ vào tai nạn nghề nghiệp rất nhiều. Một khoa học gia nhiều ngày tìm kiếm chẳng được gì, tóc tai dựng đứng lên, đi qua đi lại, không ăn không uống mà còn ở dơ nữa là không chịu tắm, mà cứ suy nghĩ rồi đi đụng vào cái cột nhà, hay té ghế một cái rầm thì tìm được những gì mình đang bỏ công tìm tòi bao nhiêu năm tháng nay. Chẳng hạn như ông Newton mãi mới thấy quả táo rơi thì nghĩ ra sức hút của trái đất và từ đó để đời về luật “Vạn vật hấp dẫn”. Hầu như chúng ta đều nghe qua chữ Eureka của nhà Bác Học nổi tiếng Hy lạp Archimedes về phương pháp tính thể tích, có đều ông Archimedes tìm ra định luật của mình trong tình thế sạch sẽ hơn các nhà Bác Học khác là lúc đang tắm, nằm trong bồn nước thì thấy lực đẩy của nước, thế là ông khoái quá chạy vòng vòng trong nhà nhưng lại quá “Sexy”.

Về lãnh vực nhiếp ảnh cũng thế, vào cuối thế kỷ thứ 18 hai nhà hóa học gia Louis Daguerre (người Pháp) và William Henry Fox Talbot (người Anh) là những nhà tiên phong sáng chế ra thuốc rửa ảnh, giấy in ra ảnh và các phương pháp làm ảnh trong phòng tối thì ông Daguerre đã mất bao nhiêu lâu để nghĩ ra cách rửa hình mà chẳng được gì, thế là vào một ngày ông làm bể cái hàn thụy biểu bằng thủy ngân thế là ông tìm ra cách làm hình. Nhờ vậy, từ đó chúng ta mới làm được ra hình ảnh vào ngày hôm nay.

Phải nói thời xưa phát minh khoa học bị khá nhiều rủi ro, cứ nghĩ đến cái máy bay là bảo đảm có nhiều người thời đó chắc bay dễ lắm, cứ làm hai cái cánh leo lên cao quạt quạt là bay như chim thôi, sau đó thì hồn của mấy ông đó bay, xác rợi bịch một cái và đi ra tobiac mua áo sơ mi gỗ luôn. Vào thời nhà Minh, có một nhà bác học của Tàu tên Văn Gu cũng muốn bay, ỷ dân tộc mình biết chế thuốc nổ, ông ta mới lấy cái ghế rồi buộc 47 pháo thăng thiên vào ghế , nghĩ là pháo sẽ đẩy cho ông ta bay lên, trên hai tay ông cầm hai chiếc diều, thế làm thử, mà ông ta tính bay lên tận mặt trăng, nghe đâu lúc châm ngòi pháo nổ đẩy chiếc ghế bay và cả ông ta nữa nhưng chẳng bao giờ thấy ông ta bay về.

Xin quay lại chuyện nhiếp ảnh thì trong nghệ thuật này có cách làm hình ảnh mà không cần ống kính, người ta hay gọi là Images without lens. Bình thường muốn có một tấm ảnh là một chiếc máy hình và cái ống kính, sau đó nhắm và bắn một cái là có hình. Nhưng có các trường hợp ngoại lệ mà ta có thể làm như sau:

Photogram

Để một số vật trên tờ giấy rửa ảnh, sau đó dùng ánh sáng để rọi vào giấy là chúng ta sẽ thấy vật sẽ được nổi lên theo kiểu âm bản (Negative), món vật có hiện ra rõ hay không là tùy thuộc món vật ta sử dụng. Lấy ví dụ đem cục kẹo mà bỏ lên thì chắc nhìn thấy nhự cục đá, còn xài cây kéo thì ta sẽ thấy hình dáng cây kéo rõ ràng.
Ông William Henry Fox Talbot là những người tiên phong về nghành Photogram này. Ông đã tạo ra những tấm ảnh hình bông lúa qua phương pháp vừa nói trên (nếu muốn biết rõ xin đọc bài của Thanh Hương nói về phương pháp làm Photogram như thế nào).
Vào thế kỷ 20 đã có những nhà nhiếp ảnh nổi tiếng làm hình bằng Photogram. Như ông Man Ray đã dựa vào phương pháp Photogram để tạo ra cho mình một trường phái riêng biệt có tên gọi là “rayographs”.
Sau đây là tên những nhà nhiếp ảnh nổi tiếng về Photogram
Susan Derges
Laszlo Moholy-Nagy
Pablo Picasso
Man Ray
Alexander Rodchenko
Christian Schad
Len Lye
Adam Fuss
Raoul Hausmann




Pinhole Camera

Về phần này Quân chỉ xin vắn tắt vì để cho bạn Thanh Hương sẽ trình bày trong thời gian sắp tới chắc Hương sẽ được học phương pháp này.

Cách làm Pinhole camera rất là đơn giản, chúng ta có thể lấy một cái lon Coke, hay một hộp crisp, cắt hộp ra làm đôi, rồi dùng một bao đen bịt lại cái đầu mở , sau đó dùng cái kim thật bé , càng bé càng tốt, cầm cây kim đâm vào ở giữa bao đen. Thế là chúng ta có cái máy hình Pin Hole.

Cách chụp là dùng giấy rửa hình, cắt vòng tròn cở như cái hộp máy, rồi để vào trong hộp. Vì không có ống kính nên khi rửa hình này ra không rõ nét như máy chụp hình. Sau đó chúng ta đem cái Pinhole Camera ra ngoài chỗ ta muốn chụp thì nhắm máy vào đó. Để càng lâu càng tốt thì hình ảnh từ từ thu vào giấy rửa hình và sau đó ta đem đi rửa là có một tấm ảnh. Chụp Pinhole Camera cần phải kiên nhẫn vô cùng, khi chụp là không thể để cái hộp lăn qua lăn lại.

Nếu chúng ta làm biếng làm cái Pinhole Camera thì chúng ta có thể lấy máy chụp hình, tháo ống kính ra, thì sẽ thấy cái vòng tròn, lấy giấy bạc dùng nướng đồ ăn, bịt lại cái vòng tròn đó, rồi lấy cái kim đâm vào giữa là chúng ta có cái máy hình không cần ống kính.

Khi chụp phải xài cây chống, và một giấy nối để vào máy hình để bấm chụp, vì ta dùng tay bấm máy hình sẽ rung khi rửa sẽ bị nhoè.








Máy Scan

Phần này thì quá rõ ràng là mua cái Scan ngoài tiệm , rồi để đồ vật lên Scan là ta có tấm ảnh, sau đó dùng Photoshop để chỉnh hình. Nếu bỏ cái điện thoại cầm tay lên Scan thì ra hình cũng thú vị lắm.



Tất cả ba phương pháp trên cho ta thấy chụp hình không cần ông kính. Đây là những cho chơi vô cùng thú vị và Quân đã hoàn tất cái Project Images without lens vào năm 2004, rất tiếc để bài thất lạc nên không còn hình mẫu cho xem.

ANH QUÂN