Aug 31, 2010

PHOTOGRAM

HOW TO MAKE A PHOTOGRAM

STEP 1


• Check out easel : 8x10 or 4 in 1

• Place negative carrier into enlarger
• Choose enlarge
• Turn on power
• Set the time to 5 seconds
• Turn on focus light
• Raise/lower till light cooers/focus light
• Set aperture ( F16 – F11 – F8 – F5.6 – F2.8)
• Shut off focus light
• Remove of 8x10 paper and cut into test strip
• Place 1 test strip emotion side up on easel

• Expose one test strip in 3 sec interval
• Process the test strip

Develop (1 1/2mins) => Stop bath (5 sec) => Fix 5mins => H20
 (10 minutes)
• Judge time for black black (20 secs in this case) + grey (3 secs in this case)

STEP 2

• Remove of 8x10 paper

• Place one or two pieces of black paper with fish shape on that 8x10 paper



• Expose that in 20 sec interval
• Process/develop that paper
Develop (1 1/2mins) => Stop bath (5 sec) => Fix 5mins => H20
 (10 minutes)
• Wash
• Dry

Oops! One "dấu tay" on the paper!


Do it again!
• Remove of 8x10 paper
• Place one or two pieces of black paper with fish shape on that 8x10 paper



• Expose that in 20 sec interval
• Process/develop that paper
Develop (1 1/2mins) => Stop bath (5 sec) => Fix 5mins => H20
 (10 minutes)
• Wash
• Dry




The first assignment : make 2 photograms
- DONE!


Aug 30, 2010

HISTORICAL NOTE -Hetty Green (1834-1916)


Have you heard the tongue-in-cheek advice for making a fortune in the stock market that goes something like "Buy low, sell high?" The phrase is adapted from a comment made by Hetty Green (1834-1916), who was also known as the Witch of Wall Street. She turned a $1 million inheritance into $ 100 million and became the richest wowman in the world. In today's terms, that $ 100 million would be worth over $2 billion. When asked how she became so successful, she replied, "There is no secret in forne making. All you have to do is buy cheap and sell dear, act with thrift and shrewdness, and be persistent.

From Mathematical Excursions by Aufmann et al

Ghi chú: Mathematical Excursions - sách toán HV "gặp"

Aug 29, 2010

BÔNG HỒNG CÀI ÁO


Năm nay áo em cài hoa hồng.
Năm sau và mãi mãi về sau áo em sẽ vẫn cài hoa hồng.
Vì sao? Vì em luôn có mẹ!


Aug 17, 2010

CHỊ QUỲNH HƯƠNG VÀ HAI CHƯƠNG TRÌNH HOSPICE TOUCH & CARE DIMENSIONS: NHỮNG CHĂM SÓC Y TẾ GẮN KẾT VỚI CHĂM SÓC TINH THẦN DÀNH CHO NGƯỜI VIỆT NAM CALI

Nữ ca sĩ Quỳnh Hương không phải là một gương mặt nghệ sĩ xa lạ đối với cộng đồng người Việt Quận Cam. Chị được nhiều người mến mộ như là một ca sĩ trong một gia đình nghệ sĩ lớn. Chị đã từng là “một phát hiện” của trung tâm Asia. Chị cũng là xướng ngôn viên của các đài truyền hình Little SaigonTivi, đài truyền thanh Sài Gòn Radio Hải Ngoại. Nay chúng ta lại được biết thêm chị ở một vai trò mới: đại diện của hai chương trình y tế Hospice Touch và Care Dimensions đối với cộng đồng Người Việt tại khu vực Nam Cali. Hai chương trình này có những cái nhìn rất nhân ái trong việc chăm sóc y tế, cho nên thích hợp với nhu cầu của người Việt mình…

Chị Quỳnh Hương đã làm việc cho Hospice Touch và Care Dimensions được hai năm. Chị là cầu nối giữa công ty và cộng đồng Người Việt Nam Cali. Hai công ty được thành lập bởi hai nữ doanh nhân gốc Việt là Lauren Phan và Kim Phan. Điểm đặc biệt chung của hai dịch vụ y tế này là chăm sóc bệnh nhân tại nhà và xem trọng việc đem lại cho người bệnh nhân sự thoải mái về mặt tinh thần. Công ty có khoảng hơn 30 nhân viên tại văn phòng, và gần 100 người trong đội ngũ chuyên viên để chăm sóc bệnh nhân tại gia.


Nữ y tá Ngọc đang chăm sóc một bệnh nhân
của chương trình Care Dimentions tại nhà

Hospice Touch hay “Chương Trình Chăm Sóc Y Tế Cho Người Mắc Bệnh Nan Y” là một chương trình đặc biệt dành cho những người mắc bệnh nan y ở giai đoạn cuối, khi mà việc chữa trị không còn hiệu nghiệm. Thí dụ như ung thư hoặc alzheimer ở giai đoạn cuối, bị đột quị nặng… Lúc đó, việc sống những ngày tháng còn lại là một khó khăn đối với người bệnh, và việc chăm sóc bệnh nhân là một áp lực lớn đối người thân. Nhiều gia đình đã phải trải qua kinh nghiệm này một lần trong đời. Hospice Touch nhấn mạnh đến chất lượng của những ngày sống còn lại của bệnh nhân hơn là việc cố gắng kéo dài nó ra. Nhiều người với nếp suy nghĩ Á Đông mong muốn người thân mắc bệnh nan y - đặc biệt là cha mẹ già- được “sống bình an, chết thanh thản ”. Hospice Touch là một giải pháp cho họ. Bệnh nhân được xin về nhà để hưởng không khí gia đình trong những ngày cuối đời.

Công ty có một đội ngũ nhiều chuyên viên để giúp đỡ bệnh nhân và gia đình; đặc biệt có một đội ngũ chuyên viên Việt Nam để làm việc với các gia đình Việt Nam, vì dịch vụ này cần có sự đồng cảm. Bác sĩ đến nhà khám bệnh, cho thuốc để làm giảm đau, tạo điều kiện cho người bệnh có được sự thanh thản tối đa. Y tá là người đóng vai trò quản lý, kết nối hoạt động giữa các thành viên của nhóm chuyên viên. Y tá chăm sóc về y tế cho bệnh nhân, đặc biệt là công việc định lượng mức độ đau đớn của họ để xin điều chỉnh cách chăm sóc cho phù hợp. Bên cạnh y tá, trợ tá là người chăm sóc cá nhân như tắm rửa, giúp ăn uống… Nhân viên xã hội là người hỗ trợ đắc lực về mặt tâm lý cho người bệnh, đặc biệt là đối với thân nhân. Ai cũng biết là khi trong nhà có người bệnh nan y trong giai đoạn cuối như vậy, con cái và người thân bối rối, lo lắng như thế nào. Nhân viên xã hội sẽ giúp đỡ họ trong các thủ tục hành chánh, hướng dẫn mọi vấn đề về tài chính trong việc chăm sóc bệnh nhân, đồng thời giúp chuẩn bị những việc trong giai đoạn cuối như nghi thức mai táng. Sự chăm sóc và hỗ trợ của Hospice Touch chưa dừng lại ở đó.

Công ty còn có cả những tu sĩ của Phật Giáo, Thiên Chúa Giáo… để trợ giúp tâm linh cho người bệnh có một sự ra đi thanh thản. Đây có lẽ là một điểm mới trong việc chăm sóc y tế cho người bệnh ở Mỹ. Hãy chấp nhận cái chết như là một tiến trình tự nhiên của cuộc sống, đừng thúc đẩy hoặc níu kéo nó. Trả xong nghiệp rồi mình sẽ ra đi. Hãy xem cái chết như là một cơ hội để mình được về với Nước Chúa, hay cõi niết bàn, hay bắt đầu một cuộc đời mới tốt đẹp hơn trong vòng sinh tử luân hồi của một kiếp người. Có người khi sắp lìa đời, dù đau đớn nhưng vẫn sợ không muốn chết; nhưng khi có người đỡ đầu tinh thần đến cầu nguyện, an ủi đã buông xả và ra đi với gương mặt thanh thản. Ai đã từng chứng kiến người thân của mình như vậy sẽ trân trọng sự trợ giúp tinh thần này vô cùng. Hospice Touch có đội ngũ thiện nguyện viên làm bạn với người bệnh và trợ giúp cho gia đình. Đúng là một sự trợ giúp toàn diện và giàu tính nhân ái. Công ty còn có quĩ đóng góp từ thiện để giúp bệnh nhân bị bệnh hiểm nghèo, Spencer Hospice Foundation.

Với quan niệm tương tự như Hospice Touch, chương trình Care Dimensions cũng là dịch vụ chăm sóc y tế tại gia, nhưng dành cho những người bệnh sau khi nằm nhà thương điều trị có nguyện vọng được về nhà sớm. “ Được Về Nhà!”. Ai đã từng nằm bệnh viện thì sẽ hiểu được câu nói này liều thuốc tốt nhất mà bệnh nhân mong được hưởng từ bác sĩ. Dịch vụ cũng dành cho những người ốm đau nhưng không có khả năng đưa vào nhà thương điều trị. Thí dụ như có những cụ già biếng ăn,mất sức, cần được truyền nước biển nhưng không muốn vào bệnh viện. Hoặc những bệnh nhân trẻ có bảo hiểm y tế, sau khi nằm bệnh viện có nhu cầu được về nhà sớm. Với sự yêu cầu của người bệnh, cùng sự chấp thuận của bác sĩ gia đình, Care Dimensions sẽ có y tá, nhân viên đến tại nhà chăm sóc vết thương, giảm đau, vật lý trị liệu…

Trên nguyên tắc, tất cả những người đang được hưởng các chương trình phúc lợi y tế của liên bang, tiểu bang như Medi-Cal, Medicare, OneCare, MSI; những người đang mua bảo hiểm y tế của các hãng thông dụng như MD Medical Group, Blue Shield of CA, Family Choice Medical Group, United HealthCare… đều có thể xử dụng dịch vụ của Hospice Choice và Care Dimensions. Chương trình được Medicare và Medi-Cal chấp nhận 100%, cho nên bệnh nhân không hề phải trả thêm bất cứ một khoảng nào từ tiền túi của mình, cũng như không bị mất đi các phúc lợi y tế khác đang được hưởng.

Chị Quỳnh Hương và mẹ (ca sĩ Thái Thanh)


Song song với nghiệp ca sĩ và xướng ngôn viên, chị Quỳnh Hương cho biết chị rất yêu thích công việc mới của mình tại Hospice Touch và Care Dimensions. Chị tâm sự rằng chị lớn lên trong một gia đình cũng có hoàn cảnh đặc biệt. Người em trai út của chị bị mắc bệnh bại liệt từ năm một tuổi.Chị đã tham gia chăm sóc em mình từ thưở bé, cho đến ngày anh tốt nghiệp đại học trên chiếc xe lăn. Cha của chị là nghệ sĩ Lê Quỳnh cũng có 15 năm nằm trên giường bệnh trước khi qua đời, và chị cũng đã trải qua những kinh nghiệm chăm sóc ông tại nhà trong suốt một thời gian dài. Có lẽ vì vậy mà chị rất thông cảm với khó khăn của những người phải chăm sóc thân nhân bịnh hoạn tại gia. Khi đem hai chương trình Hospice Touch và Care Dimensions đến với cộng đồng người Việt tại Nam Cali, chị rất vui vì tin là mình có thể đem niềm vui và hạnh phúc đến cho người bệnh, đặc biệt là những người già mắc bệnh nan y ở giai đoạn cuối. Chị còn nhớ một cụ ông là bạn của chú mình bị mắc bệnh ung thư ở giai đoạn cuối, sống trong hoàn cảnh tuyệt vọng. Hai vợ chồng già phải tự chăm sóc cho nhau. Chị đã giới thiệu ông vào chương trình Hospice Touch. Chị nhớ mãi nụ cười đã trở lại với ông không lâu sau đó. Ông đã có sáu tháng hạnh phúc trong những ngày cuối đời dưới sự chăm sóc tận tâm của đội ngũ chuyên viên, thiện nguyện viên của chương trình. Mỗi lần chị đến thăm hỏi xem “bác thích ăn gì? thích làm gì?” chỉ cảm nhận được niềm vui trên gương mặt của ông. Ông đã ra đi một cách thanh thản.Bác gái là người sau đó đã đứng ra cảm ơn công ty và chị Quỳnh Hương về những giúp đỡ vô giá đã đem lại cho vợ chồng mình trong những ngày tháng khó khăn đó.

Chị Quỳnh Hương cũng không quên những khó khăn mình đã gặp trong việc thuyết phục một số gia đình cho cha mẹ bị bịnh nan y ở giai đoạn cuối vào chương trình Hospice Touch. Chị rất kiên nhẫn, mềm mỏng trong những trường hợp này. Vấn đề là ở chỗ nhiều người không chịu chấp nhận sự thật rằng người thân mình không còn có thể chữa trị được nữa. Họ nghĩ là đưa vào chương trình có nghĩa là đầu hàng, chấp nhận cho người bệnh ra đi. Có nhiều trường hợp, người mẹ muốn được ra đi thanh thản, nhưng con cái vẫn cố níu kéo. Người mẹ vẫn phải vào bịnh viện, tiếp tục sống với đống giây nhợ chung quanh mình, với cái tâm trạng bất an trong những ngày cuối đời.

Việc duy trì sự sống bằng mọi giá, hay việc chấp nhận sự lựa chọn ra đi bình an của những người thân mắc bệnh nan y vẫn là một sự lựa chọn tùy thuộc vào cách nhìn của từng cá nhân. Nhưng đối với những người tin rằng giữ cho người bệnh có cái tâm bình an trong giai đoạn cuối đời là điều quan trọng nhất, thì Hospice Touch có thể xem là một món quà đầy ý nghĩa.

Đoàn Hưng


Từ trái qua phải: Chị Kim Phan, chị Lauren Phan,
chị Maria Phan, chị Quỳnh Hương
và chị Liên Nguyễn của Hospice Touch và Care Dimentions



Hospice Touch
3401 W. Sunflower Ave., Suite 100, Santa Ana CA 92704
1888 674-7159
Care Dimensions
3401 W. Sunflower Ave., Suite 200, Santa Ana CA 92704
1888 366-7088

Liên lạc: chị Quỳnh Hương 714 277 0400

Aug 16, 2010

Cocktail Napkin Sketch Contest - Vietnamese Winner : Truc Dang Manh Nguyen


Cocktail Napkin Sketch Contest - Winner
Truc Dang Manh Nguyen
TDMN and Associates
Piedmont, California


The jury picked as “the best in show” a drawing of a gate from a Japanese garden by Truc Dang Manh Nguyen, an architect from Piedmont, California.

The winner has practiced for 27 years and recently opened his own office. He prefers sketching to photographing buildings. “It forces the eye to focus and the mind to work,” he says, “and it’s easier to commit a work of architecture to memory through drawing.”

Nguyen found the small size of the 5-inch-square cocktail napkin to be challenging, and confesses that this is the first time he actually tried to sketch on a cocktail napkin.


Aug 15, 2010

Swinging London (Nhún Nhảy London) - ANH QUÂN





Hai chữ Swinging London nói lên sinh hoạt về thời trang và văn hóa tại thành phố London vào thập niên 1960. Không ngờ các sinh hoạt này đã ảnh hưởng rộng rãi trên nhiều quốc gia và trong đó có cả Việt Nam.

Đây là một hiện tượng của tuổi trẻ cho thấy một cái gì rất là mới và tân tiến nhất. Một giai đoạn của đời sống đầy lạc quan và hưởng khoái lạc và tuổi trẻ muốn làm một cách mạng về văn hóa. Tất cả đây cho thấy một sự xúc tác đã được hồi phục của nền kinh tế nước Anh sau thời hậu chiến vì suốt thập niên 50 họ phải cắt giảm mọi ngân sách vì đệ nhị Thế Chiến.

Tờ tạp chí Time, ấn bản ngày 15 tháng 4 năm 1966 đã khai sanh chữ “Swinging London” và cũng để chào mừng các đài radio tại Anh là Private Radio và Swinging Radio England. Chữ “Swinging – Nhún nhảy” ám chỉ nghĩa “Thời trang hiện giờ” hay “Thời trang tân tiến”. Vào năm 1965 bà Diana Vaughan, chủ bút tờ tạp chí Vogue nói là “Hiện giờ London là thành phố Nhún Nhảy nhiều nhất trên thế giới” và sau đó ca sĩ người Mỹ là Roger Miller đã hát bàt “England Swings” và trở thành một đĩa bán chạy nhất trong lúc đó.

Âm Nhạc

Ban nhạc Beatles và Rolling Stone là ảnh hưởng nhiều nhất trong thời đại “Swinging London”. Ban nhạc Beatles đã trở thành kẻ xâm lược đầu tiền vào nền âm nhạc của Hoa Kỳ (gọi là British Invasion) rất thu hút giới trẻ tại Mỹ từ năm 1964 đến 1966. Sau đó là nữ ca sĩ Dusty Springfield với bài “I only want to be with you” , nhưng người Việt Nam mình thì hay nghe bài “You don’t have to say you love me” qua tiếng hát Thanh Lan, lời dịch nhạc sĩ Phạm Duy, mà có khi lại nghe bằng tiếng Pháp nữa chứ. Tiếp theo là các ban nhạc như Animals, Manfred Man, Herman’s Hermits, the Troggs, Rolling Stone, Peter and Gordon... đã gây ảnh hưởng rất lớn trong sinh hoạt tuổi trẻ tại Hoa Kỳ.

Từ đó loại British Invasion đã theo chân các anh chàng lính Mỹ G.I qua tận Việt Nam. Nên vậy khi chúng ta cầm lạc các cuộn băng Cassette sinh hoạt nhạc trẻ Tùng Giang trước năm 1975, nhất là giai đoạn thập niên 70 là chúng ta sẽ thấy các bài hát như “The house of rising sun”, “No Milk Today”, “Mới ngày hôm qua – Yesterday”, “Happy Together”....qua các tiếng hát của các ban nhạc Việt Nam như Uptight, Dreamers, CBC, Crazy dogs, Blue Star, Spot Light, The Peanuts, ca sĩ Elvis Phương, Francoise Hằng..... Có điều một số người sẽ hiểu lầm đây là nhạc Mỹ nhiều hơn nhạc Anh.

Cũng từ đó tại Hoa Kỳ đã sinh anh chàng ca sỹ huyền thoại da đen là Jimi Hendrix với going nhạc trở thành nổi tiếng là Psychedelic Rock, nên gây ảnh hưởng nhiều cho ban nhạc Cream của Anh (trong đó có ca sỹ Eric Clapton). Nhờ đó tại Anh quốc đã ra đời thêm các ban nhạc như Led Zeppelin, Deep Purple và the Jeff Beck Group.

Đại Hội nhạc trẻ tại Việt Nam, được tổ chức lần đầu tiên tại sân vận động Hoa Lư vào đầu thập niên 70, có lẽ đây vẫn được xem một đại hội nhạc lớn nhất của tuổi trẻ Việt Nam, cho đến ngày hôm nay tại Việt Nam vẫn chưa tổ chức được như ngày nào năm ấy. Với tất cả ban nhạc trẻ hung hậu tại miền nam Việt Nam lên trình diễn, thêm lời mời các ban nhạc từ Phi Luật Tân . Các y phục trong ngày hôm ấy đã được mặc theo mốt “Swinging London” rất nhiều, một số ca sỹ Việt Nam như trong ban CBC đã theo mốt Psychedelic Rock hay Jimi Hendrix là màu áo nhuộm sặc sở kiểu Tie Dye.

Tuy nhiên người Mỹ đã có phần chỉ trích loại nhạc “Swinging London” nhất là ban nhạc Beatles không khác nhiều so với ban nhạc “Beach Boy” của Mỹ và đã dừng bức tiến thân của hai ca sĩ người Mỹ là Ben E King và Smokey Robinson.

Ngoài ra lúc đó tại Hoa Kỳ đã xuất hiện ra bốn tứ quái gọi là Monkees với bài hát Daydream believer và ban nhạc Papa and Mamas với bài California dreaming. Đây là những ca khúc trở thành bất hủ nhưng rất tiếc vẫn không cản được làn sóng xâm lăng của nhạc Anh quốc.

Y Phục

Trong thời kỳ “Swinging London”, các hình ảnh về thời trang xuất hiện nhiều nhất trên tạp chí Queen. Bà Mary Quant nhà thiết kế thời trang gây được nhiều sự chú ý nhất. Bà nổi tiếng là nhờ thay đổi chiếc váy dài thành váy ngắn, thật ra vào năm 1958 một số nhà thời trang đã làm ngắn đi chiếc váy rồi, nhưng bà Mary đã thay đổi có mỹ thuật hơn, đẹp hơn nhiều, thích hợp cho các kiều nữ chân dài. Bà đã ra đời cái tên Mini Skirt. Lý do bà chọn Mini là vì rất mê xe hơi và mê nhất xe Mini của Anh, nếu ai đã xem qua phim Italian Job thì khó quên chiếc xe Mini cùa Anh. Ngoài ra bà còn nói đây là một sự cải cách cho người phụ nữ vì dân Anh phải đón xe bus đi làm, nên cái cảnh muộn xe bus hay xảy ra và phải rượt theo xe bus. Mà thời đó xe Bus tại London là cửa lên phía sau, do vậy màn rượt xe rất là bình thường.

Chiếc Mini Skirt rất thịnh hành tại Sài Gòn vào cuối thập niên 60, kéo dài qua thập niên 70. Nếu ai đã xem qua phim “Tứ Quái Sài Gòn” không thể nào quên cảnh vua hề Thanh Việt đi ngơ ngác tại Sài Gòn và thấy các cô gái mặc Mini shirk là Thanh Việt cứ cuối xuống kêu quần thiếu vải.

Ngoài ra loại áo cho phái nam là sơ mi cổ áo to, quần ống loe, dây nịch lớn, mái tóc cắt theo ca sĩ Mick Jagger trong ban nhạc Rolling Stone, mà chúng ta hay kêu cắt theo kiểu “Sì Tôn”.

Lúc đó người mẫu cô Jean Shirmpton, người Anh là một hình tượng nổi bậc nhất của Swinging London, và là một trong những người đầu tiên được gọi là Supermodels vì từ này được ra đời vào thập niên 60. Cô Jean được nhận tiền thù lao nhiều nhất trong lúc đó. Ngoài ra cô Jean được gọi là “Khuôn mặt của thập niên 60” và là “Hiện than của thập niên 60” . Trong thời kỳ đó có những người mẫu nổi tiếng như là Veruschka, Peggy Moffitt, Penelope Tree và Twiggy.

Hai khu vực nổi tiếng bán y phục “Swinging London” là khu Carnaby Street và đường Kings Road tại vùng Chelsea.

Thêm nữa là cờ Anh quốc , cờ Liên Hiệp vương quốc Anh cũng trở thành vật tượng trưng là vì vào năm 1966, nước Anh đã đoạt chức vô địch giải bóng đá thế giới.

Điện Ảnh

Các cuốn phim trở thành đặc trưng của “Swinging London” là phim Blowup, Darling, Alfie, Georgy Girl, Casino Royale (không phải phim 007), Bedazzled, Up the Junction, If...
Gần đây nhất là vào năm 1997 có loại phim cười của Austin Powers.

Những ai đã trưởng thành tại Sài Gòn vào đầu thập niên 70, giờ nghĩ lại “Swinging London” thì ít nhiều cũng phải đồng ý đây là một thời để thương để nhớ.



Pic 1 : Y phục của Swinging London
– của nhà thiết kế thời trang Mary Quant


Pic 2: Y phục mini skirt


Pic3 : London Bus – Trước đây xe buýt London lên cửa sau,
nên rất dễ rượt theo xe


Pic 4: Phim Italian Job – phiên bản đầu tiên lái xe Mini
đi ăn cắp tiền do tài tử Michael Canne đóng vai chính

Pic 5: Phim Up the Junction -
rất là Swinging London


Pic 6 : Phố Carnaby Street



Pic 7 : Tượng thần tình yêu Eros -
nơi tập trung nhiều hình ảnh Swinging London

Aug 11, 2010

Một chút Đinh Cường - DOÃN QUỐC SỸ

Thiếu Nữ Trong Thành Nội - 1984 ( Private Collection PAT-LG) -
ĐINH CƯỜNG

Tôi có thói quen hễ ra khỏi thành phố gặp vòm trời trăng sao là tìm chỏm sao Đại Hùng Tinh rồi tự đấy tìm ra ngôi sao Bắc Đẩu với ánh sáng trầm buồn như ánh mắt mẹ hiền đợi con. Từ sao Bắc Đẩu, tôi thường tìm sang chòm Thập Tự Nam như tìm một lối thoát. Tôi đặc biệt yêu chòm sao này – Thập Tự Nam – với vẻ sáng ngời đơn giản của nó.

Riêng chiều nay, tới thành nội, vào đại nội thăm anh bạn trẻ Đinh Cường, ngẩng nhìn khoảng xế vòm trời Đông tôi còn thấy thêm vành trăng thượng tuần mùng bốn – mùng bốn trốn mẹ đi chơi. Tôi tạm gửi vừng trăng mùng bốn và vòm trời sao bên ngoài, bước vào nhà xem tranh Đinh Cường, những bức tranh sẽ được trưng bày tại Huế rồi Nha Trang vào tháng tới.

Tôi mến nếp sống đó lạ lùng, nếp sống Đinh Cường, nếp sống trầm lặng hiền hoà ấp ủ một niềm cô đơn rộng lượng. Có thể ngay tự thuở ấu thời rong chơi miền Bến Cát, Bình Dương,quê nhà, chú bé Đinh Cường đã bị ám ảnh bởi khúc sông vắng lặng, quãng đường heo hút, tiếng chim kêu bơ vơ giữa cái ngút ngàn của rừng cao su hoang tịch. Tất cả những cái đó có thể chỉ còn là những kỷ niệm hiu hắt, nhưng vẫn bủa vây lấy thế giới nội tâm của Đinh Cường khi anh chàng thể hiện mình thành tác phẩm. Không khí cô đơn nhưng bao dung rộng lượng tôi thấy bàng bạc trong hầu hết các bức họa của Đinh Cường; hình ảnh thường bắt gặp là con chim bơ vơ, hay một tháp giáo đường cô tịch.

Tôi đã đi một vòng, ngắm kỹ từng bức, nghe Đinh Cường nói một chút, nghe chính mình tự nhủ nhiều nhiều hơn. Rồi tôi ra sân ngồi bên chiếc bàn đá nâng ly trà với người bạn hoạ sĩ trẻ. Cả hai cùng không nói, và tôi ôn lại những gì tôi nhớ.

Tôi nhớ vùng không gian bủa tung ra thành một nét sầu dằng dặc - sầu dằng dặc bao giờ cho nguôi – (Nguyễn Du). Đó là vùng không gian đặc biệt bát ngát của hai bức có đề tài Quảng Trị và Hà Tiên. Đặc biệt bức Quảng Trị với dáng một thiếu nữ cô đơn tóc xoả tung trong màu gió cuốn; có cồn cát đìu hiu, có nấm mồ cô độc, có dáng cầu Thạch Hãn gẫy đổ, có hố bom, nhưng cũng có một dáng cây xanh vừa mọc thật dễ thương, thật hiền dịu, như một niềm hy vọng hiu hắt nhưng bất tuyệt; như dáng sao Bắc Đẩu hiu hắt xa mời nhưng khẳng định.

Trong bức Nghiêng Xuống Mặt Hồ, thiếu nữ cô đơn muốn tìm an ủi nơi bóng mình bên dưới. Trong bức Đi Lễ Chùa Từ Hiếu, tuy có hai bóng thiếu nữ, nhưng không khí cô đơn nào có kém gì những bức Thi sĩ Với Lăng Tẩm, Thiếu Nữ Rước Đèn Một Mình,Vừng Trăng Thắm Thiết. Nói chi tới những bức Ngọn Hải Đăng Bên Vùng Biển Cũ, Giáo Đường Bỏ HoangChim Lạ Trên Bờ Thành Cũ – như một cô đơn chợt bàng hoàng thức giấc.

Tôi đặc biệt suy nghĩ nhiều về hai bức. Trước tiên là bức Bên Suối Rừng Hiu Quạnh có con chim đậu bên hốc suối cũ, hốc suối sâu lắm, tất nhiên phải thế rồi, và heo hút, heo hút hơn cả vùng phông rừng phía sau trong bức Tĩnh Vật (bình hoa). Ký ức dĩ vãng thuở chú bé Đinh Cường sống trong vùng hoang tịch Bến Cát, với hiện tại chàng họa sĩ trẻ Đinh Cường sống dưới vòm trời Đại Nội nhiều cỏ cây hoa lá, cả dĩ vãng và hiện tại đó bủa vây lấy Đinh Cường thể hiện thành bức Bên Suối Rừng Hiu Quạnh này chăng? Sau hết là bức Trinh Nữ. Ôi chao, cái màu vàng cadmium này sao nó ám ảnh tôi dữ? Bức họa toả ra một tình cảm bâng khuâng, bâng khuâng như chợt nghe tiếng chim rừng giữa khoảng hoang vu trời đất nối liền, bâng khuâng như ánh đèn chài nhoà đi trong cái mênh mông của biển đêm.

Gió đêm đã đượm hơi sương lạnh khi tôi từ biệt Đinh Cường. Vừng trăng thượng tuần mùng bốn trốn mẹ đi chơi đã về khuất nhà trời từ lâu. Nhưng điểm sao Bắc Đẩu heo hút và vẻ ngời sáng đơn sơ của chòm Thập Tự Nam thì còn. Như niềm cô đơn bao dung của Đinh Cường trong những bức họa mới của anh.

Doãn Quốc Sỹ
Tháng 11 năm 2008


WHICH CITY IS IT ?

Which city is it? -
a city with ...

... canals like in Amsterdam


with plenty of bycicles





... with old buildings




with ice cream van like in Italy - summer time



IT'S UTRECHT !

Utrecht (Dutch pronunciation: [ˈʏtrɛxt] ( listen)) city and municipality is the capital and most populous city of the Dutch province of Utrecht. It is located in the eastern end of the Randstad, and is the fourth largest city of the Netherlands, with a population of 300,030 in 2007.[2] The smaller Utrecht agglomeration including adjacent suburbs and annexed towns is home to some 640,000 registered inhabitants, while the larger region contains up to 820,000 inhabitants.[3]

Utrecht's ancient city-centre features many buildings and structures from its earliest origins onwards. It has been the religious centre of the Netherlands since the eighth century. Currently it is the see of the Archbishop of Utrecht, the most important Dutch Roman Catholic leader.[4][5] Utrecht is also the see of the archbishop of the Old Catholic church, titular head of the Union of Utrecht (Old Catholic), and the location of the offices of the main Protestant church. Until the golden age, Utrecht was the city of most importance in the northern Netherlands (the present-day country of the Netherlands, excluding Belgium and Luxembourg), until Amsterdam became the cultural and populous centre of the Netherlands.

Utrecht is host to Utrecht University, the largest university of the Netherlands, as well as several other institutes for higher education. Due to its central position within the country it is an important transportation hub (rail and road) in the Netherlands. It has the second highest number of cultural events in the Netherlands, after Amsterdam.

Text: http://en.wikipedia.org/wiki/Utrecht_%28city%29
Photos: AS

Aug 7, 2010

Tương Tư - Đỗ Anh Minh Duy


Một tối sương mù ôm phố xa
Sao đêm kiếm lối chiếu phương trời
Gió khuya lạnh giá muà Đông mở
Màn tuyết buông dần lên núi cao.

Nhìn ánh trăng nhòa theo khói bay
Anh đây vắng bóng chắc em buồn
Nhắn mây gợi gió lời thư ngỏ
Từng nét chân tình anh muốn trao.

Đường sá âu sầu bên với ta
Tôi lê gót kiếm dấu chân người
Thấy bao giọt nước mầu sương nhỏ
Thành mắt em hiền trong bóng đêm.

Nhẹ tiếng Dương cầm nơi quán Thơ
Du dương khúc hát cuốn ru hồn
Bứơc chân lạc lối vào mê cảnh
Chìm đắm cung đàn như giấc mơ.

Đèn thắp bên lề leo lén soi
Hiu hiu khói ấm bếp than hồng
Với tay gôp ánh mờ Trăng tỏa
Dành đó riêng nàng khi đến thăm.

Ngồi ngắm đêm dài trên gác xưa
Đôi tay đếm hết tháng năm dài
Lá cây đợi mái mùa Xuân nở
Thành sắc hoa mầu đan tóc em.

Nhạc khúc năm nào anh hát trao
Đêm thâu trống vắng nhớ không nào
Giấy khô mực bút bàn tôi thảo
Nghìn bức thư tình anh với em.

Một trái tim nồng luôn khát khao
Cô đơn tôi trắch bốn khuôn tường
Gối chăn nệm ấm còn dư ảnh
Thầm chứa trong lòng em có hay.


Đỗ Anh Minh Duy
( Hải Ngoại Xa )
08/07/2010


photo: http://www.chinesepaintings.com/chinese-painting/P0701317L-chinese-painting.html

Candid Photography - Anh Quân


Thanh Huong's photos























Trang Thai's photos





Tác giả Trang Thái

Mỗi lần các bạn Thanh Hương và Minh Trang chụp hình , Quân luôn nhớ các bạn hay nói , cứ để tự nhiên chụp mới đẹp, cái gì mà tự nhiên thì đẹp hơn. Thật ra các bạn ấy chọn cách chụp theo kiểu Candid. Đây là kiểu chụp nhắm vào sự tự phát, không bị gò bó một cái gì cả, hơn là dựa vào kỹ thuật. Chụp nhanh theo một thói quen và người bị chụp không kịp phản ứng.

Người chụp theo phương pháp này xem như là loại “vô chiêu thắng hửu chiêu”, không một bài học nào cả, không cần phải kế hoạch, nhanh gọn và không có gì ngăn cản kịp khi máy chụp hình đã bấm rồi. Phương pháp này hoàn toàn nghịch hết mọi khía cạnh cho những ai đang học cách chụp chân dung, chụp cảnh, chụp đồ vật trong studio. Người mà chụp theo kiểu Candid là người đi bắt một khoảnh khắc của một đời sống.

Người chụp theo kiểu Candid như là một người đi săn ảnh, nên họ hoàn toàn khác biệt cho những ai đang chụp về động vật, thể thao hay báo chí vì ai chụp kiểu này phải cần một ống kính dài, loại telephoto.

Những loại hình chụp theo loại Candid thường là thiếu nhi trong buổi tiệc sinh nhật, trong đám cưới khi các khách ngồi nói chuyện, người đang nhảy đầm, đang ngồi ăn và tiếp xúc với nhau.

Khi chụp Candid thì máy Digital luôn để tốc độ phim (ISO) ở con số con số cao vì có trường hợp bị chụp trong nhà. Bởi vậy loại hình ảnh này người ta luộn chấp loại nghệ thuật in ảnh có nhiều hạt gạo li ti (grainy), ra màu vàng úa có vẻ rất nghệ thuật. Máy hình càng lớn càng khó chụp vì phương pháp chụp kiểu này là “Nhắm và Bấm máy” và ống kính khổ độ rộng rất tiện lợi.

Những kiểu chụp được xếp loại Candid

Loại săn ảnh – Paparzzi

Người nổi tiếng – Celebrity

Tài liệu – Documentary

Chụp ngoài phố - Street

Những nhật vật nổi tiếng chụp kiểu Candid

Henri Cartier-Bresson - Nhiếp ảnh gia người Pháp

Arthur Fellig - Nhiếp ảnh gia người Mỹ nhưng gốc là Ukraine

René Burri - Nhiếp ảnh gia người Thụy Sĩ


Anh Quân's photos