Sep 24, 2009













Khoe ai hết cục đất sét được bàn tay thầy Trương Đình Quế biến hóa. Có nét họ Doãn rất nhiều… ! Còn một buổi nữa mới hoàn tất các chi tiết về mắt và tóc để làm khuôn thạch cao và đổ composit.

Vinh à, thầy Quế nói người ở xa có thể có tượng chân dung của mình bằng cách gửi 5 tấm hình:

- 1 trực diện

- trois quarte: 1 bên phải, 1 bên trái.

- profile: 1 bên phải, 1 bên trái.

Tư Liên




TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM

Sep 22, 2009

MESSAGES FROM OZ ON 23 SEPT 2009

Sáng hôm nay dậy 6am, thấy bầu trời Sydney màu rất kỳ: trời đục, màu vàng cam y như để kính màu vậy, gió đùng đùng mà không mưa... Làm chị Hai thắc mắc không biết với ống kính xịn của Útt thì có ... bắt được nó không??

Sydney lúc này hoàn toàn hết lạnh rồi, nhưng nhiệt độ không điều hoà, mùa xuân mát dịu dàng mà thỉnh thoảng vẫn có những ngày nóng rát tới 31oC. E rằng hè tới sẽ khốc liệt đó...

Mấy hôm trước nhà nước đã cho backburn - đốt trước những vùng bụi rậm và cỏ khô để ngăn ngừa cháy rừng. Ối trời, mấy hôm đó không khí mù mịt và khét lẹt, làm tao tha hồ hắt xì, chảy mũi : ) Hôm nay tao được nghỉ 1 ngày ở nhà, sẽ tráng bánh cuốn ăn chơi : )

Chị Hai


Oh, sáng nay mở cửa ra, con cũng thấy toàn một màu cam y chang như vậy. Con đem camera ra chụp liền, gửi mọi người xem vài tấm từ balcony nhà con. Trời màu đẹp nhưng hơi quái quái, mùi thì khét khét rất ghê. Con nghĩ sau trận này chắc Sydney chùi rửa hơi bị mệt, có khi con xin đi làm một chân chùi rửa chắc cũng kiếm bộn tiền hehehe

Tèo con
Tèo's photos


Tối ngủ gail force howling all night ... nghe ghê lắm. Sáng 5 giờ đã thấy đỡ. Khi Hiển Ngọc Huy Đăng woke up ... thought that we live on MARS !!!??? The entire sky was just bright orange ... 3 bố con playing aliens on MARS sáng nay ... Ra đường we can smell everywhere. Xe đậu ngoài đường covered with dust! Dust everywhere!

HNHD

Photos' source: http://www.smh.com.au/photogallery/environment/dust-turns-sydney-sky-red/20090923-g0tw.html



Sep 19, 2009

NẮN TƯỢNG CHÂN DUNG - Homeflowers


Hey Út,

Homeflowers có chương trình mới NẮN TƯỢNG CHÂN DUNG, do điêu khắc gia Trương Đình Quế chủ trì. Cộng sự Cao Bá Hưng và Homeflowers.

Công việc gồm có 3 giai đoạn:
1/ Ebaucher: nắn tượng bằng đất sét
2/ Mouler: đổ khuôn
3/ Platrer: đổ thạch cao
Đổ đồng
Đổ composite. Có thể phủ màu làm giả đồng đỏ, đồng thau...

Những tấm hình gửi kèm mới chỉ là giai đoạn một Ebocher. Đến từng giai đoạn sẽ gửi hình phóng sự tiếp cho Út.

Chi Tư







Sep 18, 2009

CHỊ ANGIE NGUYỄN & TỔ CHỨC WESTVIEW: NHỮNG HOẠT ĐỘNG NHÂN ÁI GIÚP NGƯỜI CHẬM PHÁT TRIỂN HỘI NHẬP VỚI XÃ HỘI

Chị Angie Nguyễn
phát quà Giáng Sinh cho học viên

Một đặc điểm dễ nhận thấy của cộng đồng Người Việt Đất Mỹ là chúng ta tham gia vào rất nhiều loại công việc từ thiện, xã hội khác nhau. Vẫn phải đi làm kiếm sống như bất cứ sắc dân nào, người Việt trích tiền túi ủng hộ các chương trình gây quĩ giúp thương phế binh VNCH, giúp trẻ em khuyết tật, giúp người nghèo, đồng bào bị thiên tai ở Việt Nam. Chúng ta ủng hộ các tổ chức đang họat động cho nền tự do dân chủ của quê nhà. Đối với những họat động ngay trên đất Mỹ, dân mình tài trợ cho các chương trình duy trì nền văn hóa Việt Nam tại hải ngoại (Viện Việt Học, Thư Viện Việt Nam…), ủng hộ việc xây chùa, in ấn kinh sách Phật Giáo, giúp đỡ nạn nhân của cơn bão Ike… Đúng như lời tâm sự của một người bạn: “…Còn nhiều họat động có ý nghĩa của cộng đồng cần hỗ trợ lắm. Chỉ tiếc là sức lực, thì giờ và tài lực của mình có giới hạn, nên không thể ôm hết vào lòng…”.

Bài viết hôm nay xin được nhắc tới một tổ chức từ thiện xã hội phục vụ cho khu vực Quận Cam, đó là họat động giúp đỡ những người chậm phát triển. Tổ chức này có tên là Westview. Đây là một tổ chức phi lợi nhuận của Mỹ, nhưng có Giám Đốc Điều Hành văn phòng Westminster là một người Việt, chị Angie Nguyễn Fisher…

Westview là một tổ chức phi lợi nhuận, được thành lập từ năm 1993, nhận tài trợ trực tiếp từ chính phủ tiểu bang Cali để giúp đỡ cho những người chậm phát triển. Những người bị chứng bệnh bại não, hội chứng Down, chứng tự kỷ ám thị (Autism), hoặc chứng động kinh (Epilepsi of Seizure) đều có thể tham gia vào chương trình có tên gọi là Chương Trình Đa Văn Hóa vì phục vụ cho mọi sắc tộc. Westview có nhiều trung tâm trên khắp Cali. Trung tâm nằm gần khu vực Little Saigon nhất là ở 8295 Westminster (giữa Newland & Beach), cũng là nơi có nhiều học viên gốc Việt nhất. Ở trung tâm Westview Westminster hiện nay có khoảng 80 học viên gốc Việt, 10 gốc Mễ, 05 là gốc Caucasian, cộng với một số học viên gốc Hoa, Hàn Quốc, Phi, Nhật. Chị Angie Nguyễn đã điều hành trung tâm này từ ba năm nay. Chị có bằng Cao Học ngành Tư Vấn Tâm Lý, và đã có 20 năm kinh nghiệm họat động trong lĩnh vực xã hội, tâm lý cộng đồng.

Học viên thi đấu thể thao

Theo chị Angie, mục đích của Chương Trình Đa Văn Hóa Westview là hỗ trợ cho những người chậm phát triển có điều kiện hòa nhập vào trong xã hội. Xin đừng nghĩ là những người bị bệnh Down, bại não hay tự kỷ ám thị không có nhu cầu này. Đúng là những người này thường có một thế giới riêng khá tách biệt. Nhưng họ vẫn rất cần được yêu thương, được tôn trọng, được công nhận bởi gia đình, xã hội. Tùy theo mức độ nặng nhẹ của tình trạng bệnh lý mà học viên sẽ được chăm sóc bởi những chương trình khác nhau. Thông thường các học viên đến sinh họat tại trung tâm từ 08 giờ sáng đến 02 giờ chiều, Thứ Hai đến Thứ Sáu hàng tuần. Học viên được đưa đón tận nhà bởi người giáo viên phụ trách (coach) của mình. Cứ bốn học viên thì có một giáo viên phụ trách. Giáo viên cũng được tuyển chọn từ nhiều sắc tộc khác nhau để học viên được chăm sóc bởi giáo viên có cùng văn hóa, ngôn ngữ, nên dễ đồng cảm hơn. Chị Angie cho biết việc tuyển chọn giáo viên cho trung tâm rất cẩn trọng. Việc tuyển chọn không dựa trên yếu tố bằng cấp, mà trên khả năng cảm thông, yêu thương là chính. Giáo viên, ngoài những kỹ năng cơ bản như lái xe an toàn, biết cấp cứu và sơ cứu trong trường hợp khẩn cấp…, phải có khả năng hiểu và thương học viên của mình.

Sự chăm sóc trung tâm Westview dành cho các học viên đáng thương của mình rất đa dạng, hữu dụng. Về phương diện giáo dục, Westview kết hợp với nhiều đại học cộng đồng như Santa Ana, Golden West, Coastline Community, Cypress College… để dạy cho học viên những kỹ năng cơ bản như khả năng đọc viết Anh Ngữ, sử dụng máy vi tính, tập thể dục, phát triển khả năng thích nghi đối với xã hội. Học viên được đưa đến tận trường để học và được chỉ dẫn bởi những giáo viên chuyên biệt. Mỗi học viên có những mục tiêu phải đạt được trong một thời hạn nào đó. Thí dụ như phải biết băng qua đường một cách an toàn. Hoặc đơn giản chỉ là biết dọn dẹp đồ chơi gọn ghẽ sau khi chơi xong. Bên cạnh việc học hành, học viên còn được tổ chức để tham gia vào những chuyến đi chơi bên ngoài như đi biển, đi chơi Disney Land, đi Santa Ana Zoo để được tiếp xúc với thế giới tự nhiên. Đặc biệt, các học viên rất thích tham gia vào những sinh họat và thi đấu thể thao được tổ chức hằng năm giữa các học viên của Westview, cũng như thi đấu với các học viên thuộc các chương trình khác dành cho người khuyết tật.

Mục tiêu xa hơn nữa của Westview là các học viên được đưa đi làm ở ngoài xã hội, để thấy mình vẫn có thể đóng góp cho xã hội, tăng cường tinh thần trách nhiệm và từ đó nâng cao lòng tự trọng của chính mình. Rất nhiều các công ty lớn đón nhận học viên của Westview làm việc cho mình như Ross, Target, Home Depot, Wal Mart... Các bạn thường được giao những công việc hết sức đơn giản như xếp quần áo, lau nhà, thu hồi xe đẩy ở các siêu thị. Đặc biệt trong chương trình Support Employment dành cho các học viên bị bệnh rất nhẹ, các bạn được giới thiệu đi làm có hưởng lương, được giáo viên đi theo để hướng dẫn, giúp đỡ tại nơi làm việc. Trong những ngày đầu tiên, giáo viên phải theo sát 100% trong suốt thời gian làm việc, vì các bạn thường rất lo lắng bồn chồn ở môi trường mới này. Thời gian theo trợ giúp mới giảm dần sau khi học viên đã tự tin hơn, còn 60% trong tháng đầu, 40% trong tháng thứ nhì, 30% trong tháng thứ ba…Đây là một công việc đầy khó khăn nhưng hết sức có ý nghĩa của Westview. Nếu để ý một chút tại các siêu thị kể trên ở quanh khu vực Little Saigon, chúng ta có thể nhận ra các học viên của Westview đang được làm việc như bao con người bình thường. Đó là một niềm hạnh phúc lớn lao của những người khuyết tật khi chứng minh được rằng mình vẫn còn hữu ích cho xã hội.

Những thành quả mà các học viên đạt được ở trung tâm thật đáng khích lệ. Có bạn bị bại não, phải ngồi xe lăn, sau một thời gian với sự tận tâm giúp đỡ của các nhân viên Westview đã có thể tự đi đứng được. Có bạn trước khi vào chương trình không biết viết chữ nào, nhưng sau khi đến trung tâm đã có thể tự viết được tên của mình và số điện thoại nhà. Nhưng món quà lớn nhất mà trung tâm Westview đem lại cho các học viên của mình chính là tình thương. Các bạn xem trung tâm như một mái ấm gia đình thứ hai. Ở đó, với thầy, với bạn, học viên nhiều khi còn cảm thấy mình được thương yêu và đồng cảm hơn ở nhà…Phụ huynh của một bạn kể rằng con mình đã tự động xé hết những trang lịch Chủ Nhật có màu đỏ trong cuốn lịch ngày treo tường, vì bạn biết rằng ngày đó mình không được tới trung tâm. Nhiều bạn không vâng lời ở nhà, khi cha mẹ dọa rằng sẽ không cho giáo viên đón đến trung tâm nữa, thì lập tức trở nên ngoan ngoãn ngay.

Các học viên đi picnic ở bãi biển Long Beach

Chính vì vậy, chị Angie tha thiết mong mỏi những gia đình trong cộng đồng chúng ta hãy gởi con em nằm trong diện được chăm sóc của Westview đến trung tâm. Xin lưu ý rằng việc đưa con em đến với trung tâm hòan tòan miễn phí, được đưa đón tận nhà, và gia đình không hề bị mất những khỏang trợ cấp cho việc chăm sóc người bệnh.

Vì là một tổ chức phi lợi nhuận, trung tâm Westview vẫn cần sự hỗ trợ của cộng đồng dưới nhiều hình thức: tài trợ bằng ngân phiếu, bằng tặng phẩm như đồ chơi, quần áo, sách báo… Những tặng phẩm này được dùng cho các học viên. Có những món đồ chơi cũ đôi khi là đồ bỏ đi của một trẻ em bình thường, lại là món quà giá trị cho các bạn ở trung tâm. Những cá nhân hoặc đòan thể còn có thể góp công bằng cách đến giúp trung tâm tổ chức sinh họat, vui chơi cho các học viên. Những đòan thể Hướng Đạo hay tổ chức tôn giáo có thể hỗ trợ rất hiệu quả cho trung tâm trong công việc đầy ý nghĩa này.

Đến thăm trung tâm Westview, tôi chợt nhớ lại một người bạn Mỹ. Anh tự hào rằng ở nơi đây người khuyết tật được xã hội quan tâm chăm sóc thuộc lọai nhất thế giới. Anh hòan tòan đúng. Hãy cùng Westview đem lại sự quan tâm này của xã hội Mỹ đến cho người thân bất hạnh trong gia đình, trong cộng đồng của chúng ta. Sự chăm sóc kỹ thuật, vật chất chỉ là một phần. Giá trị tinh thần, lòng thương yêu mới là món quà vô giá mà Westview dành cho các học viên khuyết tật của mình…

Đòan Hưng

(Mọi chi tiết xin liên lạc: Westview- 8295 Westminster Ave Suite 130 Westminster, Ca 92683
Tel: 714 799 0211 hay 714 799 2721)

Sep 17, 2009

RISE OF THE ROBOT - Doan Quoc Sy Tam



Before the World War Two, the country named "Destroyer" dropped the nuclear weapon. More than 2 million men died. A scientist who worked for the military took a heart and a brain of a person but the scientist accidentally dropped the brain to a bowl of acid. But the brain did not die. Just then the scientist picked it up. It was growing green then the scientist put the heart and the brain to a robot. The robot became stronger than any other robots in the world. 



Doãn Quốc Sỹ Tâm


how the scientist did his job

the arm part

the body part

the power part

the most important part : HEART

the head part

the chest part


picture of VICTORY


TAKE A SNEAK PEEK OF OUI - Sy Tam Doan


1st chore: đổ rác

2nd chore: unload chén sạch



3rd chore: cắt giấy lau tay


The most important chore:
DELIVERING LOVE


from heart to heart!

Sep 13, 2009

GẶP GỠ HỌA SĨ TRƯƠNG BỬU GIÁM: CÂU CHUYỆN VỀ HỘI HỌA THUẦN TÚY VÀ HỘI HỌA THƯƠNG MẠI


Họa sĩ Trương Bữu Giám và hai bức tranh Marine Art
tại nhà hàng Song Long

Khách hàng của nhà hàng Song Long trong khoảng một tháng nay rất thích thú với phong cách trang trí nội thất mới của nhà hàng. Với chủ trương nghệ thuật ẩm thực là sự kết hợp giữa thức ăn ngon, phong cách phục vụ và không khí thoải mái, chủ nhân của Song Long đã bài trí lại nhà hàng với một phong cách trẻ trung, nhiều màu sắc. Tác giả của những ý tưởng thiết kế, họa phẩm trưng bày ở nhà hàng Song Long là Hoạ Sĩ Trương Bữu Giám, một cái tên khá quen thuộc với giới am tường hội họa của cộng đồng Người Việt Đất Mỹ. Mặc dù khởi nghiệp với các tác phẩm hội họa thuần túy (fine art), Trương Bữu Giám cũng đã có gần 20 năm trên đất Mỹ làm việc trong lãnh vực hội họa thương mại (commercial art).

Tôi đã gặp họa sĩ Trương Bữu Giám để hỏi thăm anh về sự khác biệt giữa hội họa thuần túy và hội họa thương mại. …

Họa Sĩ Trương Bữu Giám tốt nghiệp Cao Đẳng Mỹ Thuật Sài Gòn năm 1970. Sau khi tốt nghiệp, cũng như những thanh niên thời loạn, với lý tưởng bảo vệ miền Nam Việt Nam tự do anh đã gia nhập binh chủng Hải Quân, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, Khóa 23 Sĩ Quan Hải Quân Nha Trang.

Sau 30-4-75, anh Giám tỵ nạn tại Mỹ. Anh bắt đầu làm lại cuộc đời ở Minnesota. Kỷ niệm không bao giờ quên được của anh trong những năm tháng đầu tiên trên xứ lạ là một người bạn Mỹ đã hỏi anh, chuyên nghiệp của anh làm gì ? Anh trả lời là “a painter”, vì tiếng Pháp “un peintre” có nghĩa là họa sĩ. Thế là người bạn tốt bụng nầy giúp anh tìm ngay công việc đầu tiên ở Mỹ là …thợ sơn nhà cửa !

Đất lạ, xã hội mới, văn hóa khác biệt, anh quyết định đi học ngành hội họa thương mại, vì tin rằng sẽ dể mưu sinh hơn trong lãnh vực hội họa, và có thì giờ để tìm hiểu thêm văn hóa, thị hiếu của người Mỹ về mỹ thuật thuần túy. Cuộc sống ở Mỹ, muốn tồn tại phải thực tế với môi trường.

Với kiến thức và căn bản sẵn có trong ngành hội họa thuần túy, anh hội nhập rất nhanh trong ngành hội họa thương mại ở Mỹ. Anh đã làm việc toàn thời gian và bán thời gian cho nhiều công ty quảng cáo, trình bày bìa sách, thực đơn, họa viên đồ án, trang trí nội ốc, v.v… nói chung tất cả những gì có liên quan đến lãnh vực mỹ thuật hội họa.

Năm 1981, anh dọn về sinh sống tại quận Cam, miền Nam California, và tiếp tục làm việc cho các công ty Mỹ trong ngành mỹ thuật thương mại.

Sau hơn 15 năm hội nhập với nền văn hóa và thị hiếu của người Mỹ, họa sĩ Trương Bữu Giám đã trở lại lãnh vực hội họa thuần túy nhiều hơn. Năm 1992, anh tham dự Art Expo California, và cũng nhờ lần triễn lãm nầy, anh đã quyết định chọn cho mình hướng đi mà anh hằng mong ước, trở thành một họa sĩ chuyên nghiệp. Hai công ty xuất bản tranh lớn của thế giới, “Art in Motion” (Vancouver, Canada) và “Verkerke” (Hòa Lan) đã ký hợp đồng xuất bản tranh của anh.
Năm 1996, anh Giám mở công ty Artistic Nature, tự tham gia các cuộc triễn lãm tranh toàn quốc nước Mỹ, để bán các tác phẩm của mình. Anh Giám bán bản chánh (original) và bản phụ (copy, limited edition) do chính anh thực hiện.

Tranh của họa sĩ Trương Bữu Giám thường sáng tác với dạng chất liệu hổn hợp (mixed media). Anh cho biết, anh không dùng những chất liệu căn bản như sơn dầu, màu nước… vì anh đã tìm ra một sắc thái đặc thù (style), chỉ riêng anh mới có, qua cách dùng chất liệu mới. Phong cách thường thấy trên các tác phẩm của anh Giám là sự sống động của màu sắc thể hiện qua sự loang chảy hết sức tự nhiên của chúng, nhưng vẫn tạo ra một bố cục hài hòa. Chúng ta sẽ dể dàng cảm nhận điều nầy khi đến xem những tác phẩm của anh thực hiện cho nhà hàng Song Long. Thí dụ như hai bức tranh trang trí vẽ phong cảnh dưới biển (marine art), được in lại trên nền vật liệu là gạch men. Anh cho biết, anh đã mất nhiều công nghiên cứu kỹ thuật nầy, vì chỉ có kỹ thuật in lại nầy mới giống bản chánh tranh của anh; những tác phẩm được in lại trên gạch men nầy có thể bền vững đến một trăm năm không phai nhạt! (information from the digital sublimation ink industry). Màu sắc trẻ trung, tươi sáng, sự kết hợp rất “sống động” giữa các hình thể trong bức tranh đã tạo cho nhà hàng một không khí mới lạ. Những loạt đèn trang trí trên trần của nhà hàng cũng thấy mang dấu ấn của anh. Hình dạng của đèn khá độc đáo, hình thể trang trí đơn giản, cấu trúc tự nhiên, nên rất hài hòa trang nhã.

Khi được hỏi về sự khác biệt giữa mỹ thuật thuần túy và mỹ thuật thương mại, anh Giám cho biết riêng đối với anh thì sự khác biệt không nhiều. Thường thì người ta hay phân biệt là hội họa thương mại chỉ vẽ theo yêu cầu (commission) còn hội họa thuần túy thì vẽ cho mình. Đối với anh Giám, khi vẽ “thương mại” anh cũng không hoàn toàn “vẽ cho người khác”, vì có biết họ muốn thế nào? Mình cũng phải bắt đầu từ cảm xúc, sở trường của chính mình mà thôi, phải từ căn bản mà ra, trước hết là phải đẹp. Trong mỹ thuật thuần túy (fine art), nếu không có cái độc đáo của riêng mình thì cũng khó có chỗ đứng. Một trăm năm trước đây, xứ Mỹ có thể có ít họa sĩ giỏi. Nhưng bây giờ thì có lẽ không nơi nào có nhiều họa sĩ giỏi như ở Hoa Kỳ, vì nhân tài thế giới qui tụ về đây rất nhiều. Không nơi nào khách hàng có nhiều lựa chọn như ở Mỹ. Một bức tranh nếu chỉ dừng lại ở ba yếu tố hình thể--màu sắc--bố cục, thì sẽ chỉ là tranh trang trí. Phải có thêm cái hồn, cái đặc thù (style) của người họa sĩ nữa thì mới gọi là một tác phẩm giá trị nghệ thuật.

đèn trang trí trên trần nhà hàng Song Long,
theo thiết kế của họa sĩ Trương Bữu Giám

Hội họa cũng có ngôn ngữ riêng của nó, người họa sĩ phải tìm cách dùng màu sắc, hình thể, bố cục như thế nào để diễn đạt ra; người thưởng lãm tranh nếu đọc được ngôn từ đó từ trong tranh sẽ cảm thấy thích thú và đồng cảm. Anh Giám kể rằng, trong một cuộc triễn lãm, có một người thưởng lãm ngắm tranh anh thật lâu. Sau khi anh có dịp tiếp xúc, nói chuyện mới biết ông ta là một nhạc sĩ hòa âm (a music composer); ông nói khi xem những tác phẩm của anh, ông có thể nhìn theo màu sắc, sự hòa hợp hay tương phản trong tranh và chuyển sang thành những nốt nhạc và cấu trúc thành một bài nhạc được.


Anh Giám nói, trở thành một họa sĩ giỏi đã khó, khó hơn nữa là làm sao bán được tác phẩm của mình, phải vẽ thế nào để người xem tranh cùng chung quan điểm với mình, cùng thấy cái đẹp giống mình. Có nhiều lần triễn lãm, anh cũng bị phê bình chỉ trích “màu sắc sặc sỡ quá”, “tranh xử dụng nhiều màu quá” (too many colors), “tranh vẽ màu Mỹ”… Anh chỉ cười—trong một đoạn phim về thiên tài âm nhạc Mozart, người ta cũng đã phê bình “nhiều nốt nhạc quá” (too many notes) . Người nghệ sĩ muốn hay phải chấp nhận phê bình và vui sướng khi được phê bình, vì ít ra cũng đã gây được chú ý nơi người xem.

Nói về hội họa và cội nguồn Việt Nam của mình, họa sĩ Trương Bữu Giám rất hãnh diện mình là người Việt Nam. Những cuộc triễn lãm xuyên bang của anh thường được anh ví như những trận đấu về văn hóa nghệ thuật giữa một người tỵ nạn Việt Nam với cộng đồng nghệ thuật đa dạng của xứ Mỹ.

Anh thích nhìn xa hơn trong lãnh vực hội họa, theo anh, những gì mình đã được thấy rồi thì không muốn phải xem lại, dù đẹp và hay đến đâu. Đã hơn hai thế kỷ qua, khi nói về hội họa, ai ai cũng thường nhắc đến những thiên tài tranh ấn tượng (impressionist) như Van Gogh, Gauguin, Monet, Picasso… cho đến nay không có một trường phái nào mới lạ và hay hơn.

Nghệ thuật sáng tác là do cảm hứng từ môi trường chung quanh mà ra. Mình đang sống trong xã hội Mỹ, tranh vẽ cũng ít nhiều mang sắc thái cảnh vật xứ Mỹ, cũng giống như mình phải nói tiếng Mỹ trên xứ sở nầy vậy. Phải vẽ như thế nào để mọi người đều nhìn thấy cái đẹp mà không cần phải phân biệt được tác giả là người quốc gia nào, có như thế là mình đã nói được cái ngôn ngữ đại chúng (international language). Theo anh, ngôn ngữ của hội họa không thoát ra khỏi “Chân--Thiện--Mỹ”. Khi nhìn một người đẹp, một con thú đẹp, một cành hoa đẹp, ta không cần phải có kiến thức về nghệ thuật mới thấy là đẹp. Nghệ thuật không nhất thiết phải bị gò bó trong một nền văn hóa nào, tất cả chỉ là làm thế nào để diễn tả, để đạt tới “Chân--Thiện--Mỹ”, đẹp hay không đẹp mà thôi. Một họa phẩm, như một cuốn tiểu thuyết, một bản nhạc, chỉ khác là được thưởng thức bằng mắt (visual art), thường đều được “sáng tác lại” bởi chính người thưởng ngoạn xem tranh đồng cảm với họa sĩ theo một góc nhìn riêng của mình, có nghệ thuật hay không là ở khía cạnh đó.

Tôi không phải là một người biết nhiều về hội họa, nên mạn đàm về đề tài nầy như vậy là khá đủ. Những ai thích xem tranh, xin cứ đến nhà hàng Song Long, để có cái nhìn của riêng mình về thế giới hội họa của họa sĩ Trương Bữu Giám (www.truongbuugiam.com).

Đoàn Hưng.

Sep 11, 2009

BARCELONA - Anh Quân


Barcelona là một thành phố lớn thứ nhì tại Tây Ban Nha, nằm sát bờ biển Địa Trung Hải về phía đông bắc, với dân số là 1 triệu 6 (vào năm 2008), là một thành phố được nhiều người biết đến và được xếp hàng thứ sáu trong cộng đồng Châu Âu Barcelona được xem là đô thị quốc tế vì có một tầm vóc quan trọng về thị trường kinh tế, thương mại, giải trí và giao dịch quốc tế. Ngoài ra tại đây có những kiến trúc nổi tiếng mà mọi người đều nhắc đến hai kiến trúc sư đại tài ở đẳng cấp quốc tế là ông Antoni Gaudi và ông Lluis Domenech I Montaner. Công trình của hai ông đã được UNESCO chứng nhận là di sản quốc tế. Đồng thời nhiều người đã biết được Barcelona là nhờ Thế Vận Hội 1992 được tổ chức tại đây.

Nếu ai định cư tại Châu âu thì việc đi du lịch tại Barcelona rất dể dàng, chỉ cần một “long weekend” là đủ đi thăm viếng thành phố biển này rồi. So với sinh hoạt tại Nice (khu du lịch nổi tiếng bên Pháp) thì Barcelona có phần rẻ hơn và phương tiện di chuyển công cộng cũng tiện lợi hơn là nhờ có thêm hệ thống xe điện ngầm và nay họ tạo ra một hệ thống xe đạp rất là hữu ích. Ở một số bến xe điện ngầm hoặc nơi mọi người hay đến là họ để một dãy xe đạp khoảng 20 chiếc, chúng ta chỉ cần bỏ tiền vào mở khóa là lấy xe đạp khắp nơi, sau khi đạp xong thì tìm chỗ nào có bãi xe thuận tiện thì khóa trả lại xe. Đây là một ý thức tự giác rất là cao vì một số quốc gia trên thế giới không thể làm được là dân đạp xong đưa cho tên khác đạp để khỏi bỏ tiền, có khi đạp về nhà khỏi trả lại xe làm chi cho rắc rối. Xe máy cũng khá thông dụng tại đây, những chiếc xe như Vespa, Honda... được lái khắp phố phường.

Vì là thành phố thu hút khách du lịch bốn phương nên khách sạn, nhà nghĩ, nhà hàng, quán ăn, quán nước... mọc khắp nơi. Nhờ vậy cách nấu nướng khá ngon, nhất là đồ biển bán đây khắp nơi, bỏ ra khoảng 150 us đô la là hai người ăn mệt nghĩ về tôm, cua, sò óc và những con nào sống biển có thể ăn được. Tuy nhiên ẩm thực Hoa Kỳ vẫn xâm lấn vào Barcelona một cách dể dàng, dù ta có chê thức ăn Mỹ nấu chẳng ngon, uống thì dở ẹt mà các nhà hàng chung quanh phải chào thua trước anh chàng Mac Donal, Kentucky và Cà Phê Starbuck. Vì dù sao đi cho nữa du khách đến vùng biển này thì khách nhà nghèo vẫn đông hơn khách nhà giàu nên vậy các quán hàng bình dân luôn tấp nập. Ẩm thực Á châu không ồ ạt tại đây, tiệm ăn tàu chiếm là nhiều nhất mà trong khi đó khó tìm được tiệm Ấn độ, Nhật, Đại Hàn và không thấy tiệm phở nào cả. Nhưng ta có thể tìm được hương vị Sài Gòn tại đây vì đâu đâu cũng là quán cà phê đầy đường, mà có phần đẹp hơn các quán tại Việt Nam nữa vì nhiều hàng cây bóng mát, chứ không phải chỉ có mỗi con Đường Duy Tân cây dài bóng mát đâu, ngồi tại quán là người người đi lại chung quanh, nhìn lên là những căn nhà với loại cửa sổ gỗ như bên Việt Nam và nhìn bảng số nhà thì khó mà quên loại bảng số nhà tại các biệt thự từ thời Pháp ở tại Hà Nội. Người dân xứ “Bò Tót” ồn ào cũng như dân Việt Nam mình, bất cứ tại chỗ nào họ cũng nói chuyện oang oang, họ hay sống ngoài đường, có lẽ vậy những xứ nóng chẳng bao giờ tìm được nhà văn hay nhà thơ, chỉ có vùng đất lạnh thì phải ở trong nhà viết lách, bởi vậy ta không thấy gì lạ khi thấy miền Bắc nhiều nhân tài văn chương hơn trong miền Nam Việt Nam.

Từ ngày Châu âu thống nhất đã gây ra một sự tệ nạn trong các thành phố du lịch của các quốc gia tây âu. Người đông âu lan tràn qua mang vấn đề móc túi, ăn cắp, gái đứng đường và ăn xin. Nên vậy Barcelona được ghi nhận là một tụ điểm cho gái làng chơi mà trong đó có sự xuất hiện thêm các cô gái từ Hoa lục. Họ móc túi có phần tinh vi hơn là tạo ra những cảnh là một cô gái nữ sinh ngây thơ đứng hỏi đường, rồi một chàng trai từ đâu đó xuất hiện để mất hết cảnh giác và sau cùng tên móc túi đứng gần đấy để hành nghề. Cái trò chơi bạc bịp đơn giản nhất mà sử dụng bao nhiêu năm nay là ba cái cốc úp xuống, một viên bi trong đó xoay đi xoay lại hỏi viên bi đâu và xin quí vị đặt tiền, thế là ào ào những cò mồi vứt xuống 20, 50, 100 Euro.... và tên nào bỏ nhiều sẽ thắng để dụ khị một con chim khờ khạo nào đó lọt vào trong bẫy.

Bờ biển Barcelona khá đẹp nhờ bãi cát vàng, thời tiết tại đây tuyệt vời để tắm biển vào những ngày nóng lên đến 30 độ c (khoảng 85 -86 độ F), nước biển thì rất mát không lạnh tí nào , nước biển trong hơn nước biển Vũng Tàu, nên có thể tắm nhiều giờ không thấy chán, nhất là một số tiên nữ để ngực trần tạo ra những ánh mắt lén lút nhìn từ nam giới, cái nhìn kín đáo nhưng chắc trong lòng các ông đều suýt xoa sao “con gái nhà ai có bộ ngực đẹp thế?”.

Nhìn lại Tây Ban Nha, vốn là một cường quốc trong quá khứ, ngôn ngữ của họ đã lan tràn khá nhiều trên các quốc gia tại Nam Mỹ, vì thế đối với người Argentina hay Mexico đi Tây Ban Nha như đi thăm mẫu quốc cũng như dân Brazil đi qua Bồ Đào Nha, nhưng rồi “,Thế Chiến Quốc, Thế Xuân Thu” người Tây Ban Nha đã đánh mất chữ “Oanh” để còn chữ “Liệt”. Nên ngày nay ít ai còn nhắc đế Đế Chế Tây Ban Nha, ngoài ra cũng có cái lạ là Tây Ban Nha là một quốc gia say mê bóng đá, họ sinh sản ra rất nhiều siêu sao cho môn túc cầu và các lạc bộ nổi tiếng trên thế giới như Real Madrid, thế mà trong lịch sử bóng đá thế giới chưa bao giờ các cầu thủ xứ Bò Tót cầm được cái cup Jules Rimet trên tay nhưng người dân bản xứ đều hy vọng lần tranh giải 2010 tại Nam Phi sẽ đến lượt họ và có thể ước vọng của họ đến sự thật vì hiện nay các cầu thủ tại đây có phong độ cao nhất so với các quốc gia lân cận.

Hãy đi đến Barcelona một lần và chúng ta có thể nói là “Barcelona is one of the 100 cities in the world you must see before you die”.

Bài viết và hình ảnh - Anh Quân







GẶP NGHỊ VIÊN DIỆP MIÊN TRƯỜNG: THÀNH PHỐ WESTMINSTER VÀ NHỮNG DỰ ÁN LÀM MỚI KHU LITTLE SÀI GÒN TRONG TƯƠNG LAI


Đã gần một năm kể từ ngày anh Diệp Miên Trường trở thành nghị viên gốc Việt trẻ tuổi nhất của thành phố Westminster. Trong một ngày gặp gỡ cuối tuần, tôi đã nghe anh nói chuyện về những công việc anh đang làm trong vai trò dân cử này…

Anh Diệp Miên Trường cùng gia đình sang Mỹ định cư năm 1991 ở San Diego, năm đó anh mới tám tuổi. Khi vào đại học SDSU, anh chọn ngành Public Administration vì đã có định hướng chọn nghề công chức cho mình trong tương lai. Anh Trường cho biết ngay từ thưở còn là sinh viên, anh đã thích tham gia vào các họat động hội đòan, xã hội. Anh đã từng tham gia phong trào hướng đạo. Anh tham gia họat động trong Hội Sinh Viên Việt Nam San Diego. Vào năm cuối của bậc đại học (năm 2004), anh có dịp tham gia vào một cuộc vận động tranh cử cho một dân biểu tiểu bang Cali gốc Nhật, nên đã có những kinh nghiệm chính trường đầu tiên từ lúc còn đi học.

Ra trường vào năm 2005, anh Trường được mời ngay vào làm việc cho văn phòng của Dân Biểu Trần Thái Văn tại Quận Cam. Thế là anh chàng sinh viên Việt Nam trẻ tuổi này lần đầu tiên phải xa nhà, bắt đầu một cuộc sống tự lập, và tham gia vào các họat động chính trị cộng đồng ở thủ đô của Người Việt Tự Do. Công việc của anh là tiếp xúc, liên lạc với các cử tri gốc Việt trong hạt.

Cũng qua sự gợi ý của cộng đồng Người Việt làm ăn tại khu vực Little Sài Gòn, anh Trường đã tham gia tranh cử và đắc cử vào chức vụ Giám Đốc Sở Vệ Sinh của Midway City vào cuối năm 2006. Anh trở thành người trẻ nhất từng nắm giữ chức vụ này (23 tuổi). Ở khu vực Westminster và Midway City có rất nhiều nhà hàng, cửa hàng mua sắm của người Việt, vốn phải tuân thủ những qui định về vệ sinh, xử lý chất thải của thành phố theo tiêu chuẩn Mỹ. Có một người Việt ở vị trí như anh sẽ giúp cho cộng đồng đáp ứng đúng theo các qui định này, tránh bị phiền hà với chính quyền.

Đến năm 2008, cũng do sự khuyến khích của cộng đồng, anh Trường quyết định ra ứng cử cho chức vụ nghị viên thành phố Westminster. Thuận lợi cho anh vào thời điểm này là chỉ có một ứng cử viên gốc Việt ra tranh cử, cho nên khá đông cử tri gốc Việt đã dồn phiếu cho anh. Kết quả là anh thắng cử, nhậm chức vào tháng 12-2008, và trở thành ông nghị viên trẻ nhất trong lịch sử 52 năm của thành phố Westminster.

Điểm lại gần một năm họat động vừa qua cùng với các thành viên khác trong Hội Đồng Thành Phố Westminter, anh Diệp Miên Trường nhận ra nhiều điểm đáng lạc quan ở thành phố này. Dù trong hòan cảnh toàn nước Mỹ (đặc biệt là Bang Cali) đang bị thiếu hụt ngân sách trầm trọng, cho đến nay nhân viên của thành phố vẫn chưa bị cắt lương hoặc cắt giờ làm việc. Ngoài ra, thành phố Westminster còn đang khởi công một số dự án phát triển nữa. Cụ thể là công trình xây dựng Văn Phòng Thương Mại Thành Phố Westminster tại ngã tư Beach & Hazard, và xây mới Sở Cảnh Sát Thành Phố (cạnh Westminster City Hall).

Với số đông trong Hội Đồng Thành Phố là người gốc Việt, thành phố Westminster cũng có ngày một nhiều hơn các họat động có liên quan đến cộng đồng người Việt. Thí dụ như đầu năm 2009, lần đầu tiên ngày diễn hành Tết Nguyên Đán truyền thống hằng năm của cộng đồng chúng ta trên phố Bolsa được chính thành phố Westminster đứng ra tổ chức (trước đây là do các hội đòan của cộng đồng tổ chức và xin phép thành phố). Hy vọng sự kiện này sẽ trở thành lễ hội chính thức hằng năm của thành phố. Gần đây hơn, thành phố Westminster đã chính thức công nhận (với phiếu thuận 5/5) ngày Thứ Bảy cuối tháng Tư hàng năm sẽ là Ngày Thuyền Nhân Việt Nam (Vietnamese Boat People Day). Đây là một phần thưởng tuyệt vời cho người dân Little Sài Gòn, thủ đô của Người Việt Tự Do. Chúng ta đã có một ngày để nhắc nhở thế hệ trẻ sinh ra lớn lên ở Mỹ về lý do các em có mặt ở nơi đây, về khát vọng tự do của thế hệ cha ông, và cũng để tri ơn nước Mỹ những gì họ đã dành cho cộng đồng chúng ta.

Trong vài năm tới, anh Trường cho biết Hội Đồng Thành Phố Westminster có những kế họach để biến con đường Bolsa khu vực trung tâm Little Sai Gon (đoạn giữa Brookhurst-Magnolia) thành một khu thương mại thực sự, phồn thịnh hơn. Một vài thí dụ có thể kể ra như kế họach làm tăng vẻ thẩm mỹ của khu phố này bằng cách dẹp bỏ cột điện, chôn ngầm tất cả hệ thống dây điện, cáp viễn thông. Hoặc dự án chuyển đổi trung tâm Little Sai Gon thành một khu shopping, vui chơi giải trí thuần túy để tăng mức độ hấp dẫn đối với du khách. Tuy nhiên, anh Trường nhấn mạnh những dự án đó chỉ thực hiện được với sự đồng thuận của tòan bộ cư dân khu vực này. Nước Mỹ là xứ dân chủ thực sự. Chính quyền thành phố muốn làm gì cũng phải hỏi ý dân, đợi dân đồng ý.

Sự thay đổi khó hơn nhưng cần thiết hơn để tăng lực hấp dẫn của Little Sai Gon đối với du khách (đặc biệt là du khách ngoại quốc) là làm sao tạo được một nét văn hóa đặc sắc của Người Việt trong khu vực này. Người Hoa làm được điều này ở khu China Town San Francisco, cho nên hàng năm thu hút được cả triệu du khách khắp nơi đổ về. Câu hỏi rất cụ thể của khách đi du lịch là : Xem cái gì ở đây? Mua sắm cái gì ở đây? Địa điểm này có gì đặc sắc, thú vị mà các nơi khác không có? Công bằng mà nói, khu vực Little Sai Gon chỉ được biết đến nhiều vì các nhà hàng, món ăn Việt Nam là chính. Các nét đặc trưng văn hóa Việt qua kiến trúc, lễ hội, các địa điểm để du khách tìm hiểu về Việt Nam và lịch sử người Việt tị nạn còn ít. Ta chỉ có một tượng đài chiến sĩ Việt Mỹ, và mới đây là tượng Đài Thuyền Nhân Việt Nam. Chừng nào chúng ta mới có một viện bảo tàng Thuyền Nhân Việt Nam? Hay một trung Tâm Văn Hóa Việt Nam để du khách ghé thăm? Tại sao chúng ta chưa có một phòng triển lãm lịch sử tị nạn của người Việt trên đất Mỹ? Tại sao chúng ta chưa có một cửa hàng bán quà lưu niệm của Little Sai Gon dành cho khách du lịch đến đây? Những dự án như vậy vẫn còn chờ sự đóng góp khối óc, công sức và cả vốn đầu tư của nhiều người trong cộng đồng chúng ta.

Khi đòi hỏi về những bước đi kế tiếp trong sự nghiệp công chức, phục vụ cộng đồng của mình, anh Trường cho biết điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Anh còn ba năm nữa trong nhiệm kỳ dân cử đầu tiên của mình. Trước mắt là phải làm nhiệm vụ này cho tốt. Anh còn rất trẻ, cho nên còn cần học hỏi nhiều. Trong thời gian vừa qua, anh tự nhận thấy có một số việc mình hành xử chưa đúng mức do thiếu kinh nghiệm. Ai cũng sẽ có những sơ sót. Vấn đề là nhận ra được vấn đề để điều chỉnh trong tương lai. Điều quan trọng nhất vẫn là sự tín nhiệm của cử tri, đặc biệt là cử tri gốc Việt. Đối với anh, sự ủng hộ của cộng đồng cử tri người Việt là ưu tiên hàng đầu trong sự nghiệp của mình. Mà điều này chỉ có được bằng những đóng góp cho thành phố, cho cộng đồng một cách cụ thể trong vai trò dân cử. Anh Trường sẽ cố gắng để có nhiều hơn những lợi ích cho cộng đồng một cách cụ thể trong nhiệm kỳ này…

Đòan Hưng

Sep 10, 2009

BÔNG HỒNG CÀI ÁO - Thích Nhất Hạnh


[...] Tôi nhìn lại bông hoa trắng trên áo mà bỗng thấy tủi thân. Tôi cũng mồ côi như bất cứ một đứa trẻ vô phúc khốn nạn nào; chúng tôi không có được cái tự hào được cài trên áo một bông hoa màu hồng. Người được hoa trắng sẽ thấy xót xa, nhớ thương không quên mẹ, dù người đã khuất. Người được hoa hồng sẽ thấy sung sướng nhớ rằng mình còn mẹ, và sẽ cố gắng để làm vui lòng mẹ, kẻo một mai người khuất núi có khóc than cũng không còn kịp nữa. Tôi thấy cái tục cài hoa đó đẹp và nghĩ rằng mình có thể bắt chước áp dụng trong ngày báo hiếu Vu Lan [...]

Trích "Bông Hồng Cài Áo" - Thích Nhất Hạnh