Aug 28, 2009

TRUYỀN THỐNG


Này bà Hương,
Tui có hai câu hỏi hơi vớ vẩn:
  • Giải thích cho tui chữ TRUYỀN THỐNG.
  • VIỆT NAM mình có TRUYỀN THỐNG gì?
    TRUYỀN THỐNG của xứ sở mình là phở hay thịt chó hay .. đánh ngoại xâm?
Cho tui rõ nghĩa vì tui bị lẫn lộn giữa truyền thống và xã hội.
Tui - Quân

Này ông Quân!
Ông hỏi tui về chữ nghĩa là hỏi sai người rồi!!!

Chị Hai ơi! Giải thích cho Quân dùm Út được không ạ ????
Útttt


Trời ... Quân làm gì mà thắc mắc đao to búa lớn zậy? Hỏi chị Hai chữ này thì cũng vẫn sai người, hỏi bác Nguyễn Quảng Tuân hay hơn...

Theo chị Hai nghĩ thì truyền thống là những thói quen có từ lâu đời – có thể của một gia tộc (tỉ như Doãn gia thì ... ham chơi và quí bạn), có thể của một xóm làng (tỉ như Bắc Ninh thì đàn bà con gái đảm đang => đàn ông ... vô tích sự và sợ vợ : ) và rộng lớn hơn nữa là của một dân tộc. Hai thứ sau cùng này thì tạo thành phong tục tập quán của một xứ sở.

Thành ra nói như Quân là đúng, VN có truyền thống đánh ngoại xâm, khi nào không có ngoại xâm thì ... đánh nhau (nhìn sử mình có nhiều nội chiến lắm), ăn uống thì có truyền thống ăn nước mắm, chứ không ăn xì dầu như Trung Hoa và Nhật chẳng hạn – còn thịt chó thì mình không độc quyền, mấy nước hàng xóm cũng hảo lắm ... Vì truyền thống là thói quen của con người nên nó thuộc về xã hội là đúng, trừ phi những thói quen về tâm linh như thờ cúng ông bà thì nó ngả về tôn giáo.
Ồ tế, có sáng tỏ được tí nào không?

Chị Hai


Mỗi lần về Việt Nam chơi, tôi thường hay tranh luận với ông anh vợ thứ ba của tôi về vấn đề chính trị và xã hội. Nếu các điều bàn cãi này xảy ra vào những năm 1975, 1976, 1978.... thì tôi là thằng được đi cải tạo ngay tức khắc và không còn ngày về để đi lấy vợ nữa. Còn bây giờ thì còn đem ra nói chuyện trong tính cách gia đình nhưng không có nghĩa là có quyền đem ra công chúng mà bàn luận. Mà nghĩ cho cùng thì tư tưởng tôi và anh vợ tôi hoàn toàn khác biệt là ông anh tôi được giáo dục dưới mái trường Xã Hội Chủ Nghĩa, nhất là người từ quê Bác thì không cách nào có cái nhìn như một thằng như tôi sống theo tư bản và chết cũng theo nó luôn. Do vậy tôi và anh vợ tôi sẽ không bao giờ có sự tranh luận kết thúc cả.

Vài ngày trước ngồi điện đàm (Chat Yahoo) với ông anh vợ tôi, thì ông anh cho tôi biết là đài truyền hình Discovery sẽ hợp tác với Hà Nội ra một đề thi cho người bên Việt Nam tham dự, mọi người sẽ viết một kịch bản nội dung truyền thống, phát triển, văn hóa về đất nước Việt Nam. Người đoạt giải sẽ được đi Singapore huấn nghệ về truyền hình và sau đó kịch bản của mình sẽ được tạo thành phim tài liệu. Với lời quảng cáo hấp dẫn như vậy nên ông anh vợ tôi quyết định sẽ làm kịch bản để gởi đi dự thi.

Với tôi thì cái đề tài thi vẫn còn lờ mờ nên tôi đâm ra thắc mắc , tôi mới hỏi viết về truyền thống Việt Nam là viết cái gì? Nói chung chung như vậy thì có viết thì cũng chẳng biết viết cái gì. Ông anh vợ tôi liền nói truyền thống của mình là gia đình từ xưa đến giờ sống trong một mái nhà, giờ phải di dân, con cái phải đi tứ phương không còn ai phụng dưỡng cha mẹ, dần dà làng mạc không còn ai và di dân được xem như một là truyền thống.

Tôi nghe xong, tôi tự hỏi tôi là mình có biết định nghĩa chữ truyền thống không nhỉ? Hay tiếng Việt của mình giờ tệ quá không phân biệt được gì nữa. Với tôi ,Di Dân là vấn đề xã hội, cuộc sống tại nơi mình sinh ra không thể nào sống được nữa thì phải làm một cuộc phiêu lưu và Di Dân ảnh hưởng trong vấn đề chính trị nữa. Bao nhiêu năm nay tôi chỉ được nghe truyền thống ẩm thực, văn hóa và y phục cổ truyền. Do vậy, cách giải thích của ông anh vợ tôi không thuyết phục được tôi chút nào và thế là anh em chúng tôi bắt đầu. Tôi nêu ra sự việc con người trên trái đất này từ ngày ông bành tổ đến giờ là luôn di dân. Nói chuyện xa xưa thì không có bằng chứng rõ ràng nhưng nói chuyện gần là 200 năm trước, dân Anh, Ai Nhĩ Lan... di dân khắp nơi, nhất là đi Mỹ , rồi đầu thế kỷ 20, dân Ý đi New York kiếm ăn, rồi Việt Nam thiếu ăn, miền Bắc làm cuộc Nam tiến để giờ có chuyện Sài Gòn 300 năm. Hiện giờ vấn đề nhạy cảm nhất, nói lung tung ở Sài Gòn nhiều nhất là vấn đề Tây Nguyên: người Tàu thi nhau qua Việt Nam làm ăn. Nên quan niệm tôi Di Dân chỉ là một vấn đề xã hội và chính trị.

Sau đó ông anh vợ tôi hỏi có biết tư tưởng truyền thống Tứ Đại Dương không? Cái này thì tôi hoàn toàn không biết. Ông vợ tôi lại giải thích vấn đề người Việt luôn sống trong một gia đình phụng dưỡng cha mẹ già chứ không như bọn tây phương cha mẹ già đem vào nhà dưỡng lão. Nghe ông anh vợ tôi, tôi lại hoang mang không biết nhà dưỡng lão có phải là vấn đề truyền thống của người tây phương hay không. Vì vấn đề xã hội, bắt đầu từ thế kỷ vừa qua, người Tây Phương mới nghĩ ra phương cách xây cất nhà dưỡng lão phục vụ người cao niên nhưng đến giờ, họ muốn thay đổi qua chương trình phục vụ tại gia (Homecare). Như vậy đỡ tốn chi phí và họ muốn thân nhân tham dự chương trình này để được chu đáo. Bởi vậy tôi càng không hiểu nữa! Đến đó, tôi nghĩ vấn đề cần phải dừng vì tôi cảm thấy tôi và anh vợ tôi là hai thằng điếc ngồi nói chuyện.

Sau đó tôi cảm thấy tiếng Việt của tôi cũng nên xem lại nên cần tìm người giải thích chữ Truyền Thống cho tôi....

ANH QUÂN

Aug 22, 2009

THE MOST SPECTACULAR APPLE PIE IN THE WORLD!


1. Make dry ingredients by combining sugar,
flour, cinnamon,nutmeg,
all spices and salt in the bowl


2. Cut apples


3. Mix apples with apple sauce
and the above dry ingredient ...


...together with lemon and orange zest


4. Preparing crunch topping by mixing butter
with sugar, flour and salt


5. Put the filling into the crust and
arrange in a lattice design over top of pie


6. Get messy with the crunch topping and ...


... Hoa's flower!

7. Turn on the oven and ....

TA DA ...
HERE COMES THE MOST SPECTACULAR APPLE PIE!


WHAT A PIE!

by Hoa and the helpers Ut and Thu

Aug 20, 2009

CHỊ DIỄM XUÂN & LUXURY DIỄM XUÂN: NGƯỜI LÀM ĐẸP CHO NGÀY CƯỚI CỦA NGƯỜI VIỆT Ở MỸ

Chị Diễm Xuân đang làm việc tại Luxury Diễm Xuân

Khi đi chọn cho mình một cái nghề, mỗi người trong chúng ta thường lấy các tiêu chuẩn như: công việc phù hợp với sở trường, công việc phù hợp với sở thích, công việc có lương cao, công việc thị trường lao động đang thiếu… Ít khi mình nghĩ tới công việc đó có vui hay không? Người bác sĩ chuyên điều trị những ca cấp cứu thì lương cao, nhưng suốt ngày chỉ nhìn thấy người bệnh thập tử nhất sinh. Tương tự là người làm trong các dịch vụ cho ma chay, đi làm chỉ thấy người chết và thân nhân thương khóc.

Nếu đi làm mà muốn chỉ gặp người vui, thì có lẽ nghề phục vụ cho đám cưới là phù hợp nhất. Để chuẩn bị cho cái ngày hệ trọng nhất của cuộc đời, các đôi uyên ương cùng gia đình thường ít khi tiếc tiền để có được một ngày vui trọn vẹn. Xem ra làm vừa vui, vừa dễ kiếm tiền!

Tôi đã gặp chị Diễm Xuân, chủ nhân của tiệm LUXURY DIỄM XUÂN- chuyên dịch vụ cưới hỏi: áo cưới, trang điểm, chụp hình và quay phim- để hỏi thăm chị có thực sự là cái nghề đầy niềm vui này cũng dễ kiếm tiền hay không…

Chị Diễm Xuân sang định cư ở Mỹ vào năm 1997. Ít có người biết rằng cho đến năm đó, chị đã tích lũy được gần 20 năm kinh nghiệm trong nghề thời trang áo cưới. Điều đó đồng nghĩa với việc chị là một trong những người đầu tiên đã họat động trong lĩnh vực này ở Sài Gòn sau ngày 30-04-1975, ngay từ thời cả nước còn đói kém sau chiến tranh. Đây không phải là một sự chọn nghiệp tình cờ. Năm 1978, chị Xuân đã từng làm việc trong ngành dệt, cho nên chị hiểu rất rõ vật liệu vải, tơ lụa phục vụ cho ngành may mặc, thời trang. Nhưng năng khiếu thực sự của chị lại nằm trong lĩnh vực thẩm mỹ. Chị kể lại rằng với nguồn vải phế liệu của nhà máy, chị đã tự thiết kế, xuống phân xưởng nhuộm để tự tạo màu, rồi từ đó làm ra hoa vải.

Dù có một tương lai khá sáng sủa nếu tiếp tục làm trong nhà máy Thành Công, chị Diễm Xuân vẫn tìm cách vượt biên như rất nhiều người Việt đi tìm tự do thời đó. Chị bị bắt và đó chính là bước ngoặc của sự nghiệp trong đời chị. Chị kể lại rằng lúc ngồi tù, chị và một số người bạn đã tự vẽ ra tương lai của mình sau khi được thả. Một người muốn mở tiệm bán quần áo. Chị Xuân thì mơ làm chủ một tiệm hoa vải. Ngày được thả về, người bạn của chị mở tiệm bán quần áo trước. Chị Xuân ghé thăm, tự nhiên khi nhìn một số áo cưới ở tiệm này, chị lại quyết định mua mười chiếc áo cưới, sửa đổi thiết kế thêm theo ý của mình, và mở một trong những tiệm chuyên cho thuê áo cưới đầu tiên ở Sài Gòn. Tiệm có tên là Diễm Xuân, nằm ở trên đường Trần Quốc Tỏan thuộc quận 10.

Chị Diễm Xuân cho biết sau 1975, nhiều người không có tiền mua áo cưới, cho nên phát sinh ra nghề cho thuê áo cưới, và từ đó thịnh hành cho đến ngày nay. Chị kể rằng có lúc một mẫu áo do chị thiết kế có nhiều cô dâu thích và đặt cùng lúc. Chị phải chịu khó cùng thợ làm thêm những chiếc áo cho đúng hẹn, vì ngày cưới thì không thể… dời lại được! Chị nhớ lại lúc mới vào nghề, thưở cả nước đang thiếu thốn mọi thứ. Để có được chiếc áo cưới đúng theo ý thiết kế của mình, việc tìm ra lọai vải cũng như các phụ kiện khác đều khó khăn. Tuy nhiên, cái khó ló cái khôn. Sự sáng tạo giúp chị vượt qua những khó khăn do việc thiếu thốn vật liệu, và giúp chị hình thành cái gout riêng của mình trong lĩnh vực thiết kế áo cưới.

Chị Diễm Xuân và thí sinh
được giải “Người Trang Điểm Đẹp Nhất”
của cuộc thi hoa hậu tại Việt Nam năm 1994

Do nắm bắt được cơ hội kinh doanh rất sớm như vậy, cộng với năng khiếu về thẩm mỹ, chị Diễm Xuân đã trở thành con chim đầu đàn trong lĩnh vực thiết kế, cho thuê áo cưới. Chị cũng trở thành chuyên viên hàng đầu trong việc trang điểm và làm tóc cho cô dâu ở Sài Gòn. Tôi hỏi tại sao chị lại muốn kết hợp hai công việc này với nhau. Chị cho biết rằng chị đã từng thấy một số khách hàng mặc chiếc áo cưới do mình thiết kế mà trang điểm không được đẹp, hoặc không hài hòa đã làm giảm nhan sắc của cô dâu trong ngày cưới. Từ đó chị quyết định tự học hỏi, nghiên cứu thêm nghề trang điểm. Sự thành công này kéo theo việc phát triển sang lãnh vực họat động thời trang. Rồi chị trở thành nhà thiết kế áo dạ hội, nhà trang điểm cho các buổi trình diễn thời trang, các kỳ thi hoa hậu ở miền Nam thời đó.

Điểm son đáng nhớ trong sự nghiệp của chị Diễm Xuân thời còn ở Sài Gòn là khi chị được chọn để trang điểm và làm tóc cho người mẫu của nhà thiết kế thời trang Pháp lừng danh thế giới Pierre Cardin. Vào năm 1993, Pierre Cardin sang Việt Nam để tìm nơi may gia công mẫu quần áo của mình, và cho thực hiện buổi biểu diễn thời gian đầu tiên tại đây. Oâng cần một chuyên viên trang điểm, làm tóc cho người mẫu sao cho phù hợp với mẫu thời trang của mình. Chị Diễm Xuân xuất sắc vượt qua các cuộc khảo sát tay nghề và trở thành người cộng tác chính thức cho Pierre Cardin trong buổi trình diễn thời trang đó. Điều này chứng tỏ rằng gout thẩm mỹ của chị đã vươn ra tầm vóc quốc tế chứ không chỉ giới hạn trong thị hiếu của người Việt. Và cũng chính chị đã trang điểm cho thí sinh đọat giải thưởng người trang điểm đẹp nhất năm 1994 do Cover Girl trao tặng.

Công việc kinh doanh thời trang, áo cưới của chị Diễm Xuân thành công cho đến ngày chị rời Việt Nam sang Mỹ năm 1997. Dĩ nhiên là chị muốn tiếp tục công việc này của mình ở Mỹ. Nhưng nếu ai nghĩ rằng chị sẽ bắt đầu thành công nhanh chóng và dễ dàng cũng như hồi ở Việt Nam thì người đó lầm. Người Việt ở Mỹ có thị hiếu thẩm mỹ khác với ở Việt Nam. Giới trẻ Việt Nam sinh ra ở Mỹ cũng có thị hiếu khác với các em sinh ra ở Việt Nam rồi mới sang Mỹ sinh sống. Môi trường kinh doanh cũng hòan tòan khác. Chị Xuân đã phải nỗ lực học hỏi không ngừng để nắm bắt kịp với sự thay đổi này trong khi bắt đầu lại ở đất Mỹ. Năm 1998, chị đã mở tiệm áo cưới ở Las Tunas -LA trước khi dời xuống Orange County. Đến năm nay là cột mốc 10 năm sự nghiệp của chị trên đất Mỹ.

chị Diễm Xuân và nhà thời trang lừng danh
Pierre Cardin năm 1993


Hiện nay, tiệm Luxury Diễm Xuân nằm tại ngã tư đường Beach và 14th (14191 Beach Blvd). Đó là một cửa hàng rộng lớn, được bài trí thóang, mỹ thuật, với những góc thiên nhiên nhẹ nhàng. Nhiều khách hàng thích những mẫu áo cưới do chị thiết kế và sản xuất vì tính cách đơn giản, kích cỡ phù hợp với người Á Đông, nhưng cũng phù hợp với thị hiếu hiện đại. Bên cạnh đó, cửa hàng còn có nhiều mẫu mã đa dạng của các thương hiệu danh tiếng khác mà chị làm đại lý, để phục vụ cho nhiều thị hiếu khác nhau. Chị Xuân tâm sự làm cái nghề “làm dâu trăm họ” này thật khó. Để có thể phát triển và tạo dựng được một thương hiệu riêng của mình, chị đã phải luôn học hỏi, dùng óc sáng tạo để nắm bắt và thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng.

Tại Luxury Diễm Xuân còn có cả phòng studio chụp hình cô dâu chú rể trước ngày cưới, có luôn dịch vụ quay phim chụp hình cho đám cưới. Chính chị là người làm tóc, trang điểm cho cô dâu.
Sau chặng đường 10 năm nỗ lực không ngừng, giờ đây chị Diễm Xuân đã có thể gặt hái thành quả từ công sức của mình. Đến thăm tiệm Luxury Diễm Xuân vào một buổi sáng cuối tuần, tôi thấy chị luôn luôn phải bận bịu đón tiếp khách. Một đôi uyên ương trẻ đến để chuẩn bị cho ngày cưới của mình. Hai em và các bạn phù dâu, phù rể đến để nhờ chị Xuân chọn áo. Nhờ chị Diễm Xuân lo cho ngày cưới thì yên tâm rồi. Ở đây chị có vô số mẫu quần áo cưới, cả Âu phục lẫn quốc phục Việt Nam. Chị tư vấn cho các em nên chọn kiểu áo nào, màu sắc ra sao cho phù hợp. Ở Mỹ đám cưới diễn ra trong cả bốn mùa xuân-hạ-thu- đông, cho nên kiểu áo, màu áo cưới cũng chọn theo mùa. Phải xem cách chị chọn kích cỡ quần áo cho từng người khách mới thấy mức độ chuyên nghiệp của chị. Không cần phải đo, chị chỉ nhìn qua người khách, trong vòng 10 giây chị đã đọc đầy đủ các số đo để người phụ tá lấy quần áo ra cho khách thử. Và kết quả là đúng đến 99%!

Rất nhiều ca sĩ nổi tiếng là khách hàng của chị. Khi rảnh rỗi, chị vẫn cộng tác lo trang phục cho show diễn của các ca sĩ. Khách hàng của chị không chỉ có người Việt, mà có cả người Mỹ , người của các sắc tộc khác. Người Mỹ cũng đã bắt đầu làm quen với việc thuê áo cưới, thay vì thường mua như trước đây. Có thể nói rằng chị đã hòa nhập được vào thị trường Mỹ. Khi được hỏi là nghề của chị có đúng là vừa vui, vừa dễ kiếm tiền hay không, chị trả lời rằng vui thì có, nhưng dễ thì không. Vui vì công việc của mình là làm đẹp cho ngày vui của người khác. Nhưng để có thể làm vừa ý khách hàng của mình, đó là thiên khiếu, đồng thời là kết quả của lòng đam mê nghề nghiệp, khả năng biết lắng nghe, nỗ lực tự học hỏi và sự đầu tư của chị Diễm Xuân. Chắc có lẽ vì ở trên xứ Mỹ, sự thành công không có chỉ bằng may mắn và tình cờ…

Đòan Hưng

Aug 19, 2009

HAIKU - Doan Quoc Huy Eric


Kangaroos jump
With its joey in the pouch
Hopping from hunters


Spider on the web
Hunting for delicious food
What luck! Bugs crawling


Zebra in the zoo
Feeding on some lovely grass
Happy with their feed





by Huy Eric Rhino O - 9 years old

Illustrated drawings:
Kangaroo :http://www.how-to-draw-funny-cartoons.com/cartoon-kangaroo.html
Zebra and spider: http://www.google.com/imgres?imgurl=http://www.timtim.com/public/images/drawings/large/001461_Zebra.gif&imgrefurl=http://www.timtim.com/drawing/view/drawing_id/1461&h=544&w=545&sz=29&tbnid=WKJQjXhHFrNn2M:&tbnh=133&tbnw=133&prev=/images%3Fq%3Ddrawing%2Bof%2Bzebra&hl=en&usg=__WSp9cciB0Hk8ulhHRmlPg6_8xf0=&ei=qtqMSvyKJpSssgP4obnyCQ&sa=X&oi=image_result&resnum=6&ct=image


Aug 16, 2009

DEGREE OF CONTROL



The ability to control painful stimuli often benefits humans. For example, the loud music coming from your stereo is probably not stressful; in fact, it's quite enjoyable. But the same music coming from the place next door can be terribly irritating and stressful. Merely knowing that one can control a noise makes it less bothersome.

"Coping With Stress", B. Seal
Người mẫu - Brian

Aug 13, 2009

ĐẠI LỄ VU LAN


Ta có thể mua được mọi thứ trong cuộc đời nhưng chúng ta không thể mua được tình mẫu tử hay tình phụ tử đâu. Và bài học lớn nhất để làm người - bài học rót đầy trái tim ta từ bé, là bài học thương yêu bố mẹ ta. Không có một sinh vật trên nhân gian này tự nhiên có mặt trên trần đời cả. Không có một con người nào sinh ra từ cây chuối hay từ búp bắp cải cả, mà ta được sinh ra từ bố và mẹ. Từ lòng mẹ, ta bước vào đời. Hơi thở của ta từ bé được nối liền với hơi thở của mẹ. Nhịp tim của ta cũng thế, được nhịp tim của mẹ đập thay cho ta. Và ta đi vào đời từ lúc bé cho đến năm mười mấy tuổi, ta sống trong sự bảo dưỡng tuyệt vời của nôi yêu thương của bố mẹ. Cho dù áp lực xã hội có nặng đến đâu; nhu yếu về đồng tiền đối với ta mạnh đến đâu, nhưng ta hãy nhớ một điều: hãy dừng lại để thưởng lãm nguồn suối yêu thương mà bố mẹ tặng cho ta. Nguồn suối này không bao giờ cạn.

Trích "Ý Nghĩa Vu Lan" - Thích Phước Tịnh
www.matthuongnhindoi.com

Aug 11, 2009

GẶP GỠ DR. ĐÔNG XUYẾN: NHỮNG VẤN ĐỀ TÂM LÝ THƯỜNG GẶP CỦA NGƯỜI VIỆT Ở MỸ VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA



Cái gì là sự khác biệt rõ ràng giữa đời sống tinh thần của người Việt ở Mỹ và người Việt ở các nơi khác? Câu trả lời thường được nghe nhiều nhất là “stress”! Chắc có lẽ tại cuộc sống ở Mỹ quá bận rộn, ít thời giờ, cho nên bao nhiêu nỗi lo lắng về việc làm, về an sinh xã hội, về đời sống vợ chồng, giáo dục con cái… đã tạo một áp lực nặng nề và thường trực lên dân mình đang sống ở xứ Cờ Hoa. Ở Cali stress còn dữ hơn, do nhà cửa đắt hơn, cạnh tranh gay gắt hơn. Sẽ không có gì đáng ngạc nhiên nếu biết dân người Việt ở Quận Cam thường gặp một số vấn đề tâm lý khi phải đương đầu với cuộc sống đầy căng thẳng.

Tôi đã gặp Dr. Đông Xuyến, hiện đang làm việc trong lĩnh vực tâm lý trị liệu ở Quận Cam, để hỏi thăm về những vấn đề tâm lý thường gặp của Người Việt Quận Cam, cùng những phương pháp phòng ngừa có hiệu quả….

Dr. Xuyến sinh ra và lớn lên trong một hoàn cảnh đầy biến động. Cha mẹ chia tay ngay sau khi chị chào đời. Mẹ chị phải tảo tần, vất vả nuôi con. Chị đi vượt biên một mình vào năm 1983, ở độ tuổi trăng tròn mà đã phải tự đối phó với bao nhiêu nỗi nhọc nhằn, không có người thân bên cạnh. Chị sang đến Mỹ và định cư tại Nam Cali năm 1985. Với một tuổi thơ không bình yên như vậy, cuộc sống tinh thần của chị cũng phải chịu ít nhiều tổn thương. Chị quyết định chọn ngành học tâm lý, một phần cũng để tự hiểu thêm về nội tâm của mình. Chị học ở Chapman University và lấy bằng Cử Nhân ngành Psychology vào năm 1990. Với ý nguyện tham gia vào các hoạt động xã hội, cộng đồng, chị lần lượt lấy tiếp các bằng Cao Học ngành Social Work năm 1998, rồi Doctor ngành Tâm Lý Trị Liệu trong năm 2008 (Clinical Psychology). Làm trị liệu, chị được huấn luyện để chẩn định các bệnh tâm thần và tâm lý cũng như dùng nhiều phương pháp tâm lý trị liệu để chữa bệnh tại các trung tâm ý tế, nhà thương, hay văn phịng trị liệu tư. Hiện nay cĩ đến trên 200 phương pháp tâm lý trị liệu khác nhau. Chị đang làm dịch vụ trưởng cho một cơ quan của chính phủ, liên quan đến vấn đề tâm lý trị liệu. Bệnh nhân chị phục vụ hầu hết là người Việt.

Tâm lý học liên quan rất nhiều đến nếp suy nghĩ, cảm xúc và cách hành xử của con người. Những nguyên nhân có thể gây ra những tổn thương cho tâm lý của một cá nhân rất phức tạp, thí dụ như yếu tố di truyền, yếu tố thuộc về môi trường sống, những mất mát hay sự ngược đãi đã gặp trong cuộc đời, … Theo Dr. Xuyến, những vấn đề tâm lý thường hay gặp ở Người Việt tị nạn thuộc thế hệ thứ nhất là trầm cảm, chứng hồi hộp lo sợ. Thế hệ trẻ thì gặp chứng tâm thần phân liệt di truyền (ảo giác, ảo tưởng, tự cô lập với thế giới bên ngoài, sống trong thế giới riêng, v.v….), những vấn đề thuộc hành xử có liên quan đến sex, bạo động, nghiện ngập. Trong cuộc sống gia đình, khả năng gần gũi trong tình cảm, tôn trọng giữa vợ chồng; khả năng thông cảm giữa cha mẹ và con cái là những vấn đề được nhắc đến nhiều nhất. Tạm gác qua những yếu tố thuộc về di truyền, qua trình sống trong gia đình cĩ an tồn về tinh thần tình cảm hay bị xúc phạm thường xuyên, cộng với sự thay đổi quá lớn trong cuộc đời tị nạn là một tác nhân quan trọng của những vấn đề này. Biết bao người đã thành công trong xã hội Việt Nam trước 1975, sang đến Mỹ bỗng trắng tay, phải làm lại từ đầu, hoặc phải sống nhờ vào xã hội. Biết bao nhiêu người đã trải qua những ký ức kinh hòang, bị mất mát người thân trong những chuyến vượt biên. Sự khác biệt quá lớn giữa hai nền văn hóa Mỹ-Việt tạo ra hiện tượng “culture shock”. Những biến động mạnh trong đời sống như vậy đã tạo ra những vết thương tâm lý, ăn sâu vào tiềm thức của người dân Việt tị nạn. Nó không mất đi. Nó âm ỷ, tác động một cách vô thức lên nếp suy nghĩ hằng ngày. Rồi đến một ngày nào đó, nó bộc phát ra thành hành động hay những biểu hiện bệnh lý.

Dr. Xuyến cho biết việc chữa bệnh tâm lý kết hợp nhiều phương pháp tâm lý trị liệu. Quan trọng nhất là tạo cơ hội để người bệnh có dịp được nói ra hết những ẩn ức nằm sâu trong tiềm thức của mình. Chính họ nhiều khi không biết mình có những uẩn khúc đó. Giúp người bệnh nhận diện ra những tổn thương tâm lý, giúp họ tìm cách làm hòa với những xung đột tâm lý của chính mình, khơi dậy nghị lực, khả năng tự đấu tranh với bản thân của người bệnh, để từ đó chữa lành vết thương tâm lý. Công việc nay đòi hỏi khả năng lắng nghe, thấu cảm, kinh nghiệm sống, khả năng sáng tạo trong việc chọn lựa và áp dụng cac phương pháp trị liệu thích hợp tùy trình độ, kỹ năng, và hồn cảnh của người bệnh.

Phòng bệnh vẫn hơn chữa bệnh. Trong một đời sống đầy stress ở nước Mỹ, nếu ta không biết cách phòng ngừa, để đến khi những căn bệnh tâm lý đã có biểu hiện mới điều trị thì sẽ phiền toái vô cùng. Theo BS Xuyến, đời sống gia đình đóng một vai trò rất quan trọng trong việc ngăn ngừa những căn bệnh tâm lý. Việc gia đình họp mặt trong buổi cơm tối mỗi ngày là một truyền thống tốt đẹp của người dân Việt nên duy trì bên xứ Mỹ này. Cha mẹ nghe các con kể chuyện học hành, những khó khăn đã gặp ở nhà trường, ngoài xã hội, từ đó giúp đỡ chúng ngay khi cần thiết. Vợ chồng chia xẻ những vấn đề trong công việc, ngoài xã hội. Gia đình đồng thuận, kính trên nhường dưới, tôn trọng lẫn nhau là một môi trường tốt để các cá nhân phát triển một đời sống tâm lý lành mạnh. Nhiều bậc cha mẹ không dành thời giờ cho con cái, đến khi con hư hỏng vì không có chỗ dựa tinh thần lại quay ra đổ thừa: “…tại xã hội Mỹ nên con cái hư…”. Điều này không đúng. Xã hội Mỹ hiện nay đang nhích lại gần với truyền thống Đông Phương, giáo dục đặt nặng hơn trách nhiệm của gia đình đối với trẻ em. BS Xuyến cho biết trẻ em ở những độ tuổi khác nhau cần được sự hỗ trợ, quan tâm khác nhau của cha me.ï. Từ lúc mới sinh cho đến 2 tuổi, các em cần được yêu thương, ôm ấp. Khỏang 3 đến 6 tuổi là lứa tuổi khám phá thế giới bên ngoài. Phụ huynh nên hướng dẫn các em trong sự khám phá đó hơn là ngăn cấm, hăm dọa, vì làm như vậy sẽ làm cho các em có tâm lý sợ hãi, từ đó khép cửa với thế giới bên ngoài. Từ 7 đến 12 tuổi, mỗi thất bại, lỗi lầm nhỏ đều có thể trở thành quan trọng đối với các em. Phụ huynh cần hỗ trợ, giải thích để các em lấy lại niềm tin vào chính mình. Nếu được như vậy, các em dễ có điều kiện để phát triển tâm lý một cách bình thường.

Những sinh họat cá nhân thường ngày cũng có thể giúp chúng ta ngăn ngừa những căn bệnh thuôïc về tâm lý. Lựa chọn chế độ ăn uống, nghỉ ngơi thích hợp, thường xuyên tập thể dục là cách giữ gìn sức khỏe phổ biến nhất. BS Xuyến còn cho biết thêm với đời sống tinh thần, viết lách, tâm tình với người thân, thể thao, và chơi âm nhạc là những thú tiêu khiển rất tốt. Viết ra những suy tư , hoặc hát một ca khúc đúng tâm trạng của mình là dịp để ta xả bớt những dồn nén, căng thẳng trong tâm lý, do đó ít ra tránh được một phần nào những tổn thương tâm lý sau này. BS Xuyến còn khuyên chúng ta nên tập có nếp suy nghĩ lạc quan. Nhìn một ly nước đã vơi đi phân nửa trong cơn khát, có người buồn rầu nghĩ : “…mình chỉ còn nửa ly nước mà thôi…”, nhưng có người lại reo vui: “…mình còn đến nửa ly nước lận…”. Cùng một sự thật, con người lạc quan luôn tìm ra khía cạnh tích cực để mà nhìn, do đó thường có một tâm lý vững vàng mà không hề mất tiền mua.

Sau cùng, BS Xuyến còn cho biết đến việc phòng ngừa các chứng bệnh tâm lý với vấn đề tâm linh, tín ngưỡng. Các nhà nghiên cứu tâm lý trị liệu đã tìm ra được sựï liên hệ tích cực giữa việc cầu nguyện và các họat động của não bộ, giữa đức tin và sức khỏe của con người. Một chi tiết thú vị hơn nữa là nếp sống vị tha, thương yêu và sẵn sàng giúp đỡ người khác cũng là phương cách để có một đời sống tâm lý lành mạnh. Những người sẵn sàng mở lòng ra với tha nhân thường lạc quan, yêu đời hơn so với những kẻ sống vị kỷ, chỉ nghĩ đến bản thân mình.

Bản thân BS Xuyến là người áp dụng triệt để nếp sống vị tha đó. Chị không còn xa lạ với cộng đồng Người Việt Quận Cam, vì chị tham gia vào rất nhiều các họat động từ thiện, xã hội khác nhau của cộng đồng chúng ta. Có thể đó là vì lý tưởng sống của chị. Nhưng chắc một phần, đó cũng là sự lựa chọn hợp lý cho cuộc sống, nếu nhìn theo khía cạnh của một bác sĩ tâm lý trị liệu…

Đòan Hưng

Dr. Đông Xuyến và con trai

ÔNG NỘI VÀ ÔNG PHẬT - Doãn An Nhiên


Photo: bác D.Q. Thái

Mùa hè tại Houston
Tác giả cùng Đan (guitarist) và Vịt (drummer)
và cụ Phật trên lan can :)

Hè này tôi vừa được quay trở về Houston, Texas để thăm lại gia đình của tôi ở bên đó. Ngoài dành thời giờ cho anh em, họ hàng, tôi còn có dịp hỏi ông nội tôi về những kiến thức đạo Phật mà ông biết sau nhiều năm học hỏi và thực hành.

Ông nội tôi là một người rất nổi tiếng nhờ sự hiểu biết sâu đậm về Phật giáo của ông. Cả nhà tôi ai cũng theo đạo Phật, và người mà bố tôi học chính là ông. Tôi cũng đã học được đôi chút từ ông sau lần đi này.

Tôi có hỏi ông hai câu hỏi về đạo Phật và ông trả lời rất là tường tận. Câu đầu tiên của tôi là: khi ngồi thiền, những động tác nào là tốt nhất. Ông giải thích rằng lúc bắt đầu, mình phải ngồi thẳng lưng nhưng không gồng. Ngồi một cách tự nhiên và không nghĩ tới chuyện gì cố thể làm ta buồn bực. Lúc hít vô thì hít vô sâu và chậm. Khi thở ra, cho luồng hơi đi qua đệ tam nhãn, tức là con mắt thứ ba của mình, nằm ở giữa hai con mắt và trên sống mũi. Đó cũng là nơi giữ linh hồn của mình và hướng tình thương của ta cho tha nhân. Lúc đó là lúc tâm hồn phải thanh thản nhất.

Câu hỏi thứ hai của tôi là: cách sống của đạo Phật là như thế nào. Ông giải thích là chúng ta phải luôn luôn nghĩ vể người khác trước. Khi giúp một người, không bao giờ đòi hỏi lại sự trả ơn của người khác. Chính niềm vui và công đức từ việc mà chúng ta giúp người cũng là phần thưởng cho mình rồi. Khi đã làm được điều này rồi thì ra ngoài đời ai cũng tôn trọng mình.

Ông nội của tôi đã giúp tôi hiểu ra một trong những điều căn bản của Phật giáo, giống như là tầm mắt của tôi được sáng ra thêm về cách nhìn về đạo Phật. Tôi sẽ bắt đầu thực tập những điều ông dạy.Nếu có dip thì tôi hứa sẽ trở lại gặp ông, để biết thêm về những kiến thức về đạo Phật từ ông.

An Nhien Doan

Aug 10, 2009

PHOTOGRAPY - Vũ Minh San


FRAGRANCE

... Do ướp nhiều hương lên diện mục không gian thật của mình,
mình thấy mình riêng biệt,
khác xa không gian ngoài kia ...



Người mẫu - Tí Ti

[...] Không gian trong căn nhà vốn không khác gì không gian bên ngoài. Nhưng không gian trong căn nhà nếu có ý thức sẽ lên tiếng: “Tôi chỉ lớn bằng ngôi nhà này thôi!” Nhưng mai kia, tình cờ căn nhà bị phá xập. Lúc đó không gian khám phá ra mình là không gian mênh mông, không bờ mé, không chỉ hạn hẹp trong ngôi nhà.

Chúng ta cũng gần giống ví dụ này. Có điều chúng ta không phải là không gian đơn thuần như không gian. Đầu tiên mình là không gian không màu, không khói hương, không mùi vị. Qua nhiều cuộc nổi trôi trong sinh tử nhiều đời, trong không gian của ta, ta đốt nhiều thứ khói, xông lên để có màu sắc riêng, có hương vị riêng. Do nhuộm nhiều màu, ướp nhiều hương lên diện mục không gian thật của mình, mình thấy mình riêng biệt, khác xa không gian ngoài kia. Nghĩa là, ta cảm thấy bản ngã mình có tính cách riêng, mình có niềm vui nỗi buồn, có tri thức v.v.. Khi phá vỡ được “cái nhà”, còn phải để khói hương bay hết, lúc ấy mình mới thấy mình đúng là không gian bát ngát như thái hư [...]

Trích "Tín Tâm Minh" - Thích Phước Tịnh
www.matthuongnhindoi.com


Aug 8, 2009

Ngày nào năm ấy - ANH QUÂN


Photos - Anh Quân









Isle of Wight- Anh Quốc

Vào 30 năm trước cũng đúng thời gian tuần cuối cùng của tháng 7 , tôi được một tuần nghỉ hè trên đảo Wight (Isle of Wight). Lúc đó tuổi tôi là 14, mới được đến nước Anh định cư hơn một tháng trời và gia đình tôi còn phải sống trong trại tạm cư để đợi chính phủ cấp nhà, nên vậy thời gian sống trong trại đối với tôi là thần tiên nhất. Vì không phải xách cặp đến trường để học những bài toán hình học đối với tôi vô cùng khô khan, những bài học thuộc lòng như sử ký hay địa lý chẳng hấp dẫn tôi tý nào. Còn trong trại tạm cư ngày ngày tôi đi học tiếng Anh, chiều về mượn vợt đi đánh Tennis, về đêm thì lên phòng sinh hoạt công cộng chơi bong bàn và xem TV mà chỉ xem hình thôi vì người ta nói gì trên TV tôi chẳng hiểu gì hết.

Ngày tháng tại đây tôi chẳng biết thế nào là buồn, nhất là khi tôi được tuyển chọn trong một nhóm 15 người Việt Nam đi đến đảo Wight sinh hoạt với một nhóm nhà thờ Anh giáo. Vì mới qua, gia đình tôi chưa đủ sức sắm một cái túi xách cho tôi, nên quần áo tôi bỏ vào trong cái túi nylon ở ngoài viết chữ IOCM (cục di dân của cao ủy tị nạn). Đâu có thành vấn đề vì được đi chơi là thích rồi. Trong nhóm 15 người Việt, chỉ có tôi là nhỏ nhất và chẳng biết câu tiếng Anh nào ra hồn nên vậy trong vòng 1 tuần lần đầu sống chung với người Anh là tôi chỉ biết cười và chỉ chỏ.

Chiếc xe 16 chỗ ngồi đưa chúng tôi tới cảng Southampton (xem hình tàu bè đi lại), đây là một nơi khó quên trong lịch sử hang hải Anh quốc vì là chỗ khởi hành của chiếc tàu Titanic, được mệnh danh là chiếc tàu đi an toàn nhất trên thế giới, thế mà ông thuyền trưởng và các nhân viên lái tàu không biết cúng thủy thần cho chuyến đầu tiên được thượng lộ bình an và sau cùng ai cũng biết chiếc tàu mang cái tên vĩ đại đã chầu hà bá, nhờ vậy gần 100 năm sau mấy ông đạo diễn Hoa Kỳ làm phim để hốt bạc thiên hạ.

Lần đầu tôi mới biết thế nào ăn sáng của người Anh (English Breakfast), cách đó hơn hai tháng tôi ở một quốc gia không có tiền mua sửa để uống, không còn biết thế nào là mùi vị nước coca, con ăn sang với trứng gà là thứ xa xỉ phẩm và những thức ăn khác... Thế mà cuộc đời tôi được thay đổi ê chề thức ăn uống. Nhóm người Anh trong nhà thờ họ quí bọn tôi lắm, thấy tôi không có quần bơi là họ đi mua cho tôi, thiếu khăn tắm thì họ sắm cho tôi. Còn tôi thì đôi mắt luôn liếc lên lếc xuống với mấy con bé đồng tuổi người Anh, vì tiếng Anh của tôi chỉ có hạn, thấy mấy con bé câu đầu của tôi là “What’s your name?” câu kế tiếp là “How old are you?” thế là xong, nên con bé nào tôi cũng biết tuổi hết. Mà phải nói sao gái Anh tụi nó đẹp thế nhìn mà cứ thấy tụi nó như Ngọc Nữ còn tôi chẳng được Tiên Đồng chút nào cả, chán thật.

Chương trình sinh hoạt cho bọn tôi thú vị lắm, ban ngày là chơi thể thao, sau đó đi tắm biển, rồi đi du lịch quanh đảo, tối về trao đổi văn hóa, tôi thì không biết nói rồi, cứ “Yes” một chập rồi “No”, bí quá thì vẽ hình diễn tả. Qua phần văn hóa là họ đổi tiết mục cho coi phim vì là nhà thờ nên phải cho bọn tôi coi phim đạo, tôi còn nhớ họ cho tôi coi phim ca kịch là “Jesus Christ Super Star”, lúc đó mà ai hỏi tôi có biết hai thiên tài viết và sang tác nhạc cho ca kịch là “ Tim Rice và Andrew Lloyd Webber” thì đúng là đang nói chuyện với thằng điếc. Tuy nhiên nhờ một thằng Việt Nam đi chung đoàn nó là người có đạo Catholic nên nó giải thích cho tôi được cốt chuyện, phải nói nhạc kịch chuyển qua thể Rock nên nghe khá hay và tôi thích nhất bài “I don’t know how to love him”. Rồi những ngày kế tiếp về đêm họ mở Disco cho bọn tôi nhảy nhót. Một tuần như vậy trôi qua rất mau và rồi thoáng giờ đã đúng 30 năm rồi.

Lần này ngoài đi chơi đảo Wight, tôi cố quay lại trại tạm cư. Đứng trước cổng trại tôi bùi ngùi nhìn vào mà nhớ lại ngày nào năm ấy tôi đi cùng gia đình đi vào đây, tay xách cái túi nylon, trong đó chứa đúng một bộ quần áo được phát tại trại tị nạn Hong Kong, vài miếng bánh mì lấy trên máy bay, vài cục đường và bơ, chân thì mang đôi dép cao su. Mặt thì ngơ ngác nhìn chung quanh, thấy cái gì cũng lạ lung hết.

trại tạm cư tác giả cư ngụ khi đến nước Anh

trại tạm cư tác giả cư ngụ khi đến nước Anh

Trại tạm cư nay đóng cửa, chủ đất tính cho thuê, nên không cho ai vào thăm, tôi đứng bên ngoài nhìn những căn nhà tạm cư trước tôi từng ở nay đã bị tan hoang, cửa sổ mục nát, mái nhà hư nát, tôi chỉ còn cách để máy hình chụp vài tấm kỷ niệm.

nơi bán báo Time

Trước khi rời trạm cư, tôi đến them một nơi là khu chợ gần đó, vì lúc còn sống tại đó, tôi hay ra khu chợ để mua kẹo bánh hay gởi thơ cho bạn bè tại Việt Nam. Khu chợ nay hoàn toàn thay đổi sau 30 năm nhưng tôi vô cùng ngạc nhiên là hai tiệm còn y nguyên là tiệm bán báo và bưu điện. Với tôi bưu điện này có một kỷ niệm là tôi có cái thú sưu tầm tem từ thuở bé. Khi còn Việt Nam, bà bác tôi rất thương tôi hay cho tôi tiền ăn sang, nhưng tôi cứ nhịn ăn để dành tiền rồi tới khu Dân Sinh mua tem của Việt Nam Cộng Hòa, nên đến giờ tôi còn một tập tem từ năm 1954 cho đến 1975. Khi qua tới Anh, vào bưu điện tôi thấy tem là tôi sáng mắt liền. Tôi nhớ bố tôi cho tôi đúng 1 Anh kim để mua kẹo, nước và bánh, nhưng tôi vào bưu điện thấy bộ tem là tôi muốn mua ngay, nhưng lúc đó trình độ tôi không đủ nói để mua “One set of stamp”, tôi chỉ khả năng nói “Can I buy a stamp please?” nói vậy là họ đưa tôi con tem thôi. Sau đó tôi nhìn thấy giá tiền của mỗi con tem, thế là tôi có sang kiến là cứ nói giá tiền một con tem thì như vậy ông bưu điện sẽ đưa tôi bộ tem thôi. Thế mà tôi đạt được như ý và ông bưu điện cười và hiểu được ý tôi. Sau đó tôi vẫn tiếp tục sưu tầm tem mà tôi chỉ mua tem Anh thôi và tính ra tôi cũng được 30 năm mua tem rồi.

bưu điện

Giờ nhìn lại thì tôi đã 44 tuổi, đầu đã có tóc bạc, mẹ tôi không còn nữa, bố tôi đã 75 tuổi rồi và em tôi nay 34 tuổi, vậy mà mới ngày nào em tôi bằng tuổi thằng con thứ 2 của tôi và tôi còn ở tuổi Teen. Thời gian không chờ đợi ai và tôi không biết ngày nào tôi sẽ quay lại đây? Hay chẳng bao giờ nữa...

Anh Quân

Aug 7, 2009

VẬY CÁI GÌ QUÝ? - Thanh Tùng

Út biết không:
kim cương và than cùng một chất carbon.

Đã thế, theo nhiệt động học (thermodynamics),
chính than (graphite) mới bền vững,

không phải kim cương.
Vậy cái gì quý?
Anh quý than vì anh vẽ được!

anh Tùng


Diamond and graphite are two allotropes of carbon:
pure forms of the same element that differ in structure.
(trích Wikipedia)

[...] Sở dĩ ta gọi cái này quý là vì đem đối chiếu với cái khác nên gọi là quý. Ta đem miếng vàng đối chiếu với hạt kim cương rồi bảo rằng kim cương là quý. Tuỳ theo mức độ lớn nhỏ mà định cho giá trị của hạt kim cương bằng tiền. Nhưng tự thân của viên kim cương không quý. Nếu đưa em bé viên kim cương và viên kẹo thì em bé sẽ chọn ngay viên kẹo. Như vậy mọi vật chất trong nhân gian này tự thân không có giá trị. Có giá trị lớn hay nhỏ, cao hay thấp, quý hay tiện là do con người đặt ra. [...]

Trích "Tín Tâm Minh" - Thích Phước Tịnh
www.matthuongnhindoi.com


Aug 6, 2009

Lâu đài Osborne - ANH QUÂN





Triều đại Victoria được xem là thời hoàng kim nhất của đế chế Anh. Đến nỗi họ tự hào là “mặt trời không bao giờ lặn dưới lá cờ Hoàng Gia Anh”, tức là họ đi chiếm được đất thiên hạ nhiều quá. Vào hai thế kỷ trước, xem như nước Anh tiên phong trong nghành kỹ nghệ, họ sáng chế máy móc, xe cộ, tàu bè và nhiều thứ khác... nhưng ngược lại về nghành mỹ thuật họ lại thua xa cái anh bạn láng giềng là Pháp và xa hơn nữa là Ý. Nên các xây cất của Anh lại không mang ấn tượng nhiều cho lắm, tuy nhiên cũng phải nói là được vài nơi có mang ưu điểm để du khách đến thăm viếng.

Tạm thời chúng ta rời khỏi sự náo nhiệt và ồn ào của thành phố London, đi về hòn đảo nằm tuốt phía nam của nuớc Anh là đảo Wight (Isle of Wight). Đây là một hòn đảo chuyên sống nhờ du khách, không to cho lắm, chúng ta có thể lái xe trong vòng 4 tiếng đồng hồ là hết cái đảo rồi, nhưng trên đảo khá nhiều nơi cho du khách thăm viếng. Nếu thời tiết tốt thì ta có thể ở trên đảo cả tuần là vừa thăm khu du lịch và đi tắm biển.

Một trong những thắng cảnh của đảo là lâu đài “Osborne”. Vào năm 1845 Nữ Hoàng Victoria và chồng là Thái Tử Albert mua một khu đất được gọi là “Osborne”. Tại đây họ xây cất một nơi riêng tư, nhằm mục đích thoát khỏi cuộc sinh hoạt ồn ào tại London và vùng Windsor. Các nhà thiết kế đã dựa theo xây cất của anh Ý đại lợi, sau đó xào nấu cho thay đổi khẩu vị và trở thành kiểu “Osborne” và loại “Osborne style” đã ảnh hưởng trong nghành kiến trúc của Anh và nhất là cách trang trí nội thất.

Đi vào trong cung điện, chúng ta sẽ thấy rất là nhiều phòng, đầy các bàn ghế, tủ và giường đã được làm vào 200 năm về trước.


Nữ Hoàng Victoria sử dụng lâu đài Osborne hơn 50 năm và đã có nhiều vua chúa, Thủ Tướng, các bộ trưởng và chính khách đã đến đây nghỉ mát.

Vào năm 1861, Thái Tử Albert qua đời, Nữ Hoàng Victoria đã làm theo đúng di nguyện của chồng là xây cất thêm một khu vực với những giao diện (interface) của Ấn Độ và trong đó là các lưu niệm của Hoàng Gia Ấn.

Nữ Hoàng Victoria mất vào năm 1901 và Lâu đài của bà đã bắt đầu mở cửa cho công chúng vào thăm kể từ năm 1904. Lúc đó một phần của lâu đài chuyển thành trường hàng hải. Sau đó không còn nữa và giờ Osborne là nơi dành cho du khách vào thăm mỗi ngày.

Lâu Đài Osborne nay là một di sản của Vương Quốc Anh và mục đích cho mọi người thấy thời oai hùng của một đế quốc trong quá khứ và giờ là một dĩ vảng để mọi người hồi tưởng của thời oanh liệt xa xưa.

Anh Quân






PHOTOS - ANH QUÂN