Apr 23, 2009

HAPPY CONTINUATION DAY!



Rebirth happens to us daily. Isn’t it true that you are reborn in every moment of your daily life? Is it possible for you to renew yourself in every moment of your daily life? Is it possible for you to transform your suffering and your lack of understanding and become a new person ?

If you practice looking deeply, you will see that the notion of birth and death can be transcended.

To be born means that from no one you suddenly become someone, from nothing you suddenly become something. That is our idea of birth. But when you look deeply at a wave, you see that a wave does not come from nothing. Nothing can come from nothing. Before a tree is here, it was somewhere else. It was a seed, and before that it was part of another tree. Before the rain is here, it was a cloud . The rain was not born, it is only a transformation of the cloud. It is a continuation. If you look deeply into the rain, you recognize the cloud which is the former life of the rain.

There is no birth, according to the Buddhist teaching. There is only a continuation.

On your birthday, it is advisable that you don’t sing, “Happy Birthday,” but that instead of sing, “Happy Continuation Day”. You have been here, you don’t know since when. You have never been born and you are not going to die, because to die means from someone you suddenly become no one. From something, you suddenly become nothing. Nothing is like that. Even when you burn a piece of cloth, it will not become nothing. It will become the heat that penetrates into the cosmos. It will become smoke that rises into the sky to become part of a cloud. It will become some ash that falls to the ground that may manifest tomorrow as a leaf, a blade of grass, or a flower. So there is only a continuation.

Looking deeply helps us transcend the notion of birth and death. Rebirth is not such a good word. A better word is continuation. Everyone can witness the nature of no birth and no death of anything. The French scientist Lavoisere said, “Nothing is created and nothing dies” (Rien ne se crée, rien ne se perd). He used the exact words that are used in the Prajnaparamita Heart Sutra.

If you touch the phenomenal realm deeply, you touch the ultimate realm which is the realm of no birth and no death. The ultimate is nirvana, it is God, and it is available to us twenty-hour hours a day.

A Zen teacher in Vietnam of the tenth century, Master Thien Hoi, was asked by a student where to find the world of no birth and no death. The Zen teacher replied, “You find it right in the world of birth and death”. It’s so simple and so clear. Looking deeply into the nature of something, like a tree, a piece of cloth, or a cloud , you discover the nature of no birth and no death in it. It is very important to have enough time and enough of the energy of mindfulness in us to touch things deeply enough to discover their birthless and deathless nature.

Going home – Jesus and Buddha as Brothers
– by Thich Nhat Hanh


Apr 21, 2009

ĐẾN HƯƠNG GIANG QUÁN, TÌM LẠI VĂN HÓA ẨM THỰC CỐ ĐÔ HUẾ Ở ĐẤT BOLSA



Có người nói rằng cộng đồng Người Việt ở Mỹ khi rời quê nhà có ý định đem cả quê hương của mình sang bên này luôn. Một trong những hành trang văn hóa tương đối dễ thấy nhất có lẽ là các món ăn Việt. So với các khu China Town ở Mỹ, khu Little Sài Gòn-Vietnam Town của người Việt Cali- vượt trội về số lượng nhà hàng phục vụ các món ăn đặc sản dân tộc. Đó là do người Việt mình chậm thích nghi với món ăn Mỹ hơn, hay là do các món ăn Việt Nam ngon hơn? Câu hỏi này cũng hơi khó trả lời. Chỉ biết rằng “thèm đồ ăn Việt Nam” là một “căn bệnh” khó chữa của người Việt mình. Cửa hàng Zippost, chuyên gởi hàng bằng dịch vụ UPS & Feed Ex ở đường Bolsa, cho biết thường xuyên nhận gởi “tốc hành” cho khách hàng các món ăn Việt Nam đi sang các tiểu bang khác. Tiền đồ ăn thường chỉ có vài chục, nhưng tiền cước lên đến cả trăm Đô! Thế mới biết dân Little Sài Gòn được hưởng nhiều “quyền lợi” mà mình không thấy quí. Được biết rằng một trong những món ăn hay được gởi đi nhất đó là các loại bánh bèo, bánh nậm, bánh bột lọc… xuất phát từ tiệm Hương Giang. Tôi tò mò tìm đến gặp cô Nga, chủ nhân của ba nhà hàng Hương Giang, để nghe lại câu chuyện về các món ăn truyền thống của Cố Đô Huế…

Cô Nga sang Mỹ năm 1993 theo diện HO. Ban đầu, cô sinh sống bằng nghề may. Bên cạnh đó, cô có nhận đặt làm các loại bánh Huế cho người quen có nhu cầu “ăn cho đỡ nhớ nhà!”. Không ngờ số lượng người đặt ngày càng lớn, cô mới nghĩ đến chuyện mở nhà hàng để phục vụ đông đảo khách hàng. Năm 1999, nhà hàng Hương Giang 1 (góc Brookhurst- 15th St.) ra đời. Chỉ sau một năm, nhà hàng bắt đầu quá tải. Khách đến ăn, hay đặt món ăn đem về nhà có khi phải chờ đợi cả tiếng. Cô Nga quyết định mở thêm Hương Giang 2 (góc Brookhurst- Hazard) vào năm 2002. Nhưng cũng chỉ được một thời gian, cung lại không đáp ứng nổi cầu. Nhà hàng Hương Vĩ (góc Bushard- Westminster) được khánh thành năm 2007. Một điểm đáng chú ý là vị trí của ba nhà hàng này nằm khá gần nhau. Thường thì nhà hàng cùng một hệ thống phải trải rộng ra để thu hút nhiều khách hàng hơn. Nhưng đối với Hương Giang thì không, vì khách hàng đã quá quen thuộc. Ba nhà hàng ở gần được cái lợi là hỗ trợ nhân lực và thức ăn cho nhau khi cần thiết. Thí dụ khi khách đặt bánh ở Hương Giang 1 quá nhiều và phải đợi lâu, thì hai nhà hàng còn lại tiếp ứng ngay. Nhờ vậy mà việc phục vụ khách hàng được nhanh chóng, linh động hơn. Thêm nữa, cô Nga là người quản trị chất lượng bếp & thức ăn của cả ba nhà hàng. Cô thường xuyên phải di chuyển như con thoi giữa ba nhà hàng, nên vị trí như vậy giúp cô đỡ cực hơn. Điều này cũng giải thích vì sao khách hàng không thấy sự khác biệt về chất lượng món ăn ở các tiệm Hương Giang.

Đúng là thời thế tạo anh hùng. Hồi còn ở Việt Nam, cô Nga là một giáo viên ở Huế, chứ nào có biết gì tới kinh doanh nhà hàng đâu. Ở thế hệ của cô, hầu như người phụ nữ Huế nào cũng biết nấu và trình bày các món ăn Huế. Đây là một truyền thống của xứ Cố Đô. Tuy nhiên, cô Nga có một lợi thế: gia đình cô có quan hệ họ hàng với Đức Từ Cung (mẹ vua Bảo Đại), cho nên cô học được một số công thức nấu nướng các món ăn Huế theo đúng phong cách cung đình. Một thí dụ nhỏ: cũng là món bánh ướt thịt nướng, nhưng món nước chấm đi kèm của Hương Giang là độc nhất vô nhị. Vừa thanh cảnh, vừa duyên dáng, món nước chấm phụ này đẩy thêm hương vị của món ăn chính lên thêm một nấc nữa về sự tinh tế. Ngay cả khách hàng Mỹ trắng, vốn không quen với mùi tương Cự Đà, vẫn rất thích món này. Điều này khẳng định một lần nữa về tính cách phong phú của gia vị, nước chấm trong nền văn hóa ẩm thực Việt Nam.

Món ăn nào của Hương Giang được khách hàng ưa chuộng nhất? Cô Nga không thể trả lời chính xác câu hỏi này. Có khách hàng nói món chả Huế ở đây là số một. Một số khác cho rằng họ thích món bún bò, bánh khoái, hay chả ốc. Cô Nga rất tâm đắc với món bún bò Huế của quê hương mình. Hình ảnh những O Huế gánh nồi bún bò đi bán mà vẫn mặc áo dài tươm tất là một nét rất đặc trưng của Huế ngày xưa. Bún bò là một trong những món ăn đặc sắc nhất của xứ Huế và có khi của cả Việt Nam nữa. So sánh với phở- món ăn nổi tiếng nhất của người Việt trên thế giới- mức độ tinh tế, phức tạp của bún bò Huế không hề thua kém. Nếu phở sử dụng xương bò làm nguyên liệu chính cho nước dùng, thì ở bún bò Huế là cả xương bò lẫn xương heo. Nếu gia vị của nồi nước lèo phở làsự phối hợp giữa hành, gừng, quế, hồi, thì ở bún bò Huế là mắm ruốc và xả. Mà mắm ruốc không phải cứ cho thẳng vào là được đâu. Phải gạn lại cặn, lấy phần nước trong thôi thì nước dùng mới vừa đậm vừa thanh được. Nếu phở bò chỉ có thịt bò, thì bún bò Huế là sự kết hợp giữa bò bắp, gân bò, giò heo, huyết heo và cả chả Huế nữa. Giò heo không được quá nhừ, phần da phải trong. Gân bò khi ăn phải sần sật, nếu mềm nhũng thì coi như hỏng. Chỉ mới điểm qua vài chi tiết thôi mà ta cũng đã thấy độ phức tạp khi nấu một nồi bún bò. Khi được hỏi tại sao món bún bò Huế không được phổ biến ở ngoại quốc như phở, cô Nga nghĩ rằng có thể do phở đã ra đời từ rất lâu trong lịch sử Việt Nam. Một lý do khác nữa là hương vị của bún bò có mùi ruốc, vốn vẫn thuộc lọai “nặng mùi” đối với nhiều người Aâu Mỹ.

Vậy người Mỹ ở gần khu Little Sài Gòn có ăn được đồ ăn Huế không? Khỏang 10% khách hàng của Hương Giang là người Mỹ. Họ thích gọi một dĩa combo, phần ăn có đủ bánh bèo, bánh nậm, bánh bột lọc, bánh ít, chả Huế, mỗi thứ một ít. Người Mỹ cũng thích món bánh ướt thịt nướng, với bát nước chấm đặc biệt đã nhắc ở trên.

Nấu món ăn Huế ở xứ Mỹ này có khác so với ở Việt Nam? Chắc chắn là có rồi, do nguyên liệu không giống nhau. Thí dụ như thịt ở Mỹ đa phần là đông lạnh, còn ở Việt Nam là thịt tươi. Bột gạo để làm bánh bèo, bánh nậm… đều làm từ các gói bột khô đã chế biến sẵn, trong khi ở Việt Nam phải ngâm gạo, xay bột. Cô Nga cho biết phải mất một thời gian nghiên cứu lại cách chế biến để duy trì được hương vị nguyên thủy của các món ăn Huế trên xứ Mỹ. Khi nắm vững được kỹ thuật rồi, những nguyên liệu ở Mỹ cũng có những lợi thế riêng của chúng. Thí dụ như mắm ruốc xuất sang Mỹ có chất lượng cao và không bị cặn như một số loại bán trong nước. Thịt bò Mỹ thì khỏi chê rồi, chất lượng lại đồng đều. Làm bánh bèo từ bột gạo đã chế biến sẵn rất nhanh, chỉ mất khỏang 10 phút để có bánh ăn từ bột. Bánh bèo làm từ bột lại không có vị chua hay gặp của bánh làm từ gạo ngâm bị lên men.


Gần đây, nhân dịp về nước thăm lại Huế, cô Nga nhận ra một điều đáng ngạc nhiên là món ăn Huế ngay bên giòng Hương Giang đã bị biến đổi đi nhiều, không còn giống như hồi xưa nữa. Không biết là do phải theo khẩu vị mới của khách hàng, hay là tại chính đầu bếp mới của nhà hàng muốn thay đổi. Cô không nhận ra nổi món Bánh Khóai Thượng Tứ lừng danh của Đại Nội thưở nào. Thay vì sử dụng thịt ba chỉ và nạc vai, nay người ta lại cho cả giò sống vào. Bánh được chiên trước, khách gọi mới đem hâm lại, ăn mất cả sướng. Suy cho cùng, có còn mấy người Huế chính gốc như cô Nga còn ở lại Huế đâu. Nói ra thì có vẻ nghịch lý, chứ theo cô thì thức ăn Huế ở đất Bolsa mà lại gần “origin” nhất!

Cô Nga còn đính chính lại một số nhầm lẫn về “ các món ăn cung đình Huế”. Không phải tất cả các món ăn Huế đều có nguồn gốc từ cung đình. Thí dụ như cơm hến là món ăn dân dã. Cơm âm phủ xuất phát từ quán Aâm Phủ, hồi xưa là quán cơm bình dân, bán cho những người lao động đi làm về trễ, ăn khuya. Món ăn giống như cơm trộn này không biết từ lúc nào được “thăng chức”, đưa vào danh sách “cung đình”, bán với giá “năm sao”! Hình như khuynh hướng của các nhà hàng bán thức ăn Huế trong Sài Gòn ngày nay là trang trí nhà hàng sang trọng, đặc tên các món ăn thật kêu, bày biện thật đẹp, và tính tiền thật mắc cho nguồn gốc “cung đình” của chúng! Nếu hỏi một số người Huế xưa hiện đang sống trong Sài Gòn, bạn sẽ được chỉ đến một quán bình dân nằm trên đường Hiền Vương cũ, để tìm được hương vị gốc của một tô bún bò Huế ngày xưa, chứ không phải ở những nhà hàng sang trọng Phú Xuân, Kim Long… đâu.

Sẽ không quá ngạc nhiên nếu một ngày gần đây, món bún bò Huế sẽ trở nên phổ biến trên thế giới giống như món phở hôm nay. Và rất có thể, điểm khởi đầu của sự thăng tiến này là ở những quán ăn Huế ở Little Sài Gòn như Hương Giang, chứ không phải là những nhà hàng Huế sang trọng ở quê nhà…


Đòan Hưng


Apr 18, 2009

SUSAN BOYLE sings LES MISERABLE


I dreamed a dream in time gone by
When hope was high,
And life worth living
I dreamed that love would never die
I dreamed that God would be forgiving.

Then I was young and unafraid
When dreams were made and used,
And wasted
There was no ransom to be paid
No song unsung,
No wine untasted.

But the tigers come at night
With their voices soft as thunder
As they tear your hopes apart
As they turn your dreams to shame.

And still I dream he'll come to me
And we will live our lives together
But there are dreams that cannot be
And there are storms
We cannot weather...

I had a dream my life would be
So different from this hell I'm living
So different now from what it seems
Now life has killed
The dream I dreamed.


http://www.youtube.com/watch?v=qEbsPm4dJqk
BRITAINS GOT TALENT 2009

Apr 17, 2009

Chuyện trò với lá - ĐOÀN KHOA


Lá tựa số phận con người. Nụ chồi như trẻ sơ sinh, lá non mơn mởn như tuổi dậy thì, cành lá vươn dậy hướng lên trời xanh như khát vọng thời thanh niên xung mãn, rồi thì úa dần như tuổi về già và cuối cùng rơi rụng như con người tìm chốn nghĩi3ngơi cứ muốn quay về nguồn cội.

Sau khi mục rữa, lá chỉ còn lại mảng gân khô vừa trong vừa đục, như một linh hồn mong manh, có thực nhưng không...

...Thỉnh thoảng có chiếc lá khô ép trong cuốn sách nào đó rơi ra, nó gợi ngay trong ta nỗi hoài nhớ mênh mông kỷ niệm thời thanh xuân hay những tình yêu xa xăm không bao giờ trở lại...
Lá buồn !

Thời gian - cái mà ta không thấy được nhưng cảm một cái đầy đủ qua màu sắc của lá !

Vậy mà trong tranh của Doãn Vinh, lá tràn đầy sức sống !

“Màu thời gian” của Vinh không úa tàn mà tươi tắn.

Doãn Vinh không bị rành buộc bởi bất kỳ khuôn phép nào. Anh đã tìm ra cách “trò chuyện” riêng bằng màu và đường nét. Trong tranh, anh sử dụng nhiều chất liệu khác nhau, nhiều khi táo bạo, miễn sao nó thể hiện được tinh thần Việt Nam mà anh luôn đầy ắp trong lòng.

Lá trong tay anh như những câu thơ hay của người thi sĩ.

Cảnh vật, cỏ cây, muôn thú... ở đây có cả tiếng cười và mang cuộc đời khác. Sự sống được nảy sinh ở muôn vạn nẻo, và bắt đầu từ cái dung dị nhất.

Người ta yêu cuộc đời này biết bao, vẫn ao ước “sống thêm nhiều lần” để được giận hờn, để được yêu thương, cho dù cuộc đời này đầy những đớn đau tủi cực...

“Chuyện trò với lá” lần này của Doãn Vinh không chỉ là câu chuyện về thiên nhiên, về đồng ruộng quê nhà mà biết đâu chừng là cuộc đối thoại về sự tái sinh.

Đoàn Khoa
Tháng 04-2009



Photos - Doan Vinh

Apr 15, 2009

VẼ


Vẽ ...
cho cõi mộng thênh thang
Thơ cho yên ả , mênh mang… cõi tình !

THƠ VÔ ĐỀ
Doãn Quốc Vinh
Sàigòn
Tháng Giêng /2004


Blog entry arrangment - Thanh Tùng

Apr 14, 2009

ET VOILÀ! - LOOK THERE!


So simple and yet so difficult to translate, the expression et voilà most often translates as "and here you are" or "and there you go", and is used by the French on numerous occasions. The origins of voilà are the French verb voir ("to see") and the preposition là ("there"). The phrase vois là ("look there") was eventually contracted into voilà, a very handy word that applies to practically anyone or anything.


Et voilà!
Người mẫu : bé An
- Tờ Lu's ái nữ


A simple sentence such as "Here they come" becomes even simpler in French, with the phrase Les voilà. The reason the English would borrow such a trivial phrase probably has to do with the fact that, while English speakers do have "so there you are," it has neither the ring nor efficiency of a well-delivered Et voilà.

"Say Chic" - by Francoise Balnchard
and Jeremy Leven

A collection of French words we can't live without

LUẬT SƯ ĐỖ PHỦ VÀ CÂU CHUYỆN VỀ NGÀNH LUẬT Ở MỸ - Đòan Hưng


Luật sư Đỗ Phủ và đồng nghiệp
trong Công Ty Luật Đỗ Phủ-Anh Tuấn


Nói về nghề luật sư, dư luận xã hội Mỹ đi theo hai hướng trái ngược hòan toàn. Các bậc phụ huynh Mỹ thường hãnh diện khi có con mình đang theo học ngành luật. Điền này cũng dễ hiểu, vì ngành luật là ngành khó, ra trường kiếm tiền nhiều, và dễ có cơ hội thăng tiến trên con đường sự nghiệp chính trị. Nhưng ngược lại, nhiều người nhìn nghề luật sư đầy ác cảm. Ai có xem phim Devil’s Advocate (tài tử Al Pacino, Kevin Costner…) sẽ thấy rõ điều này. Một luật sư giỏi mới ra trường, bắt đầu sự nghiệp với một công ty luật không bao giờ thua một vụ kiện nào. Sự nghiệp thăng tiến, nhưng người luật sư đó mất đi linh hồn cho quỉ dữ, mà hiện thân chính là chủ nhân của công ty luật này.

Một câu nói đùa khá phổ biến ở Mỹ về nghề kiện tụng ở Mỹ: “Có hai trường hợp để trở nên khánh tận trong đời bạn: một là khi bạn thua một vụ kiện này, hai là khi bạn thắng một vụ kiện khác!”. Đụng đến luật pháp là đụng đến tiền bạc, đắt đỏ vô cùng. Để hiểu rõ thực hư, ta hãy cùng nghe Luật Sư Đỗ Phủ- đồng sáng lập viên của Công Ty Luật Đỗ Phủ-Anh Tuấn- nói chuyện về nghề nghiệp của chính mình…

Anh Đỗ Phủ vượt biên năm 80, lúc đó mới 15 tuổi. Sang Mỹ định cư ở thành phố Westminster bang Cali. Ban đầu anh chọn học ngành Aerospace ở đại học Caltec Pomona. Học được vài năm, anh quyết định chuyển sang ngành Marketing, vì thấy mình không hợp với nghề kỹ sư, suốt ngày phải làm việc với máy móc! Cũng ra trường vào năm 90 với mảnh bằng BA, nhưng anh chỉ hành nghề marketing trong một thời gian ngắn. Số là trong thời gian đi học, anh thấy môn Luật Thương Mại hấp dẫn, và có vẻ phù hợp với sở trường của mình. Thế là vào năm 92, anh ghi danh đi học luật ở đại học Western State Fulerton, và ra trường năm 96. Năm 97, Công Ty Luật Đỗ Phủ-Anh Tuấn ra đời. Sự nghiệp luật sư của anh bắt đầu từ lúc đó. Anh còn cho biết anh thích họat động như một trial lawyer, luật sư ra cãi trước tòa, hơn là làm việc bàn giấy.

Bên cạnh nghề luật sư, anh Đỗ Phủ còn có liên quan đến binh nghiệp nữa. Từ năm 85 đến 89, anh học sĩ quan Lục Quân dự bị. Từ năm 89 đến 98, anh nằm trong lực lượng trừ bị của quân đội Hoa Kỳ. Từ sau sựï kiện 9-11 đến nay, anh là Đại Uùy Quân Pháp trong quân đội.

Khi được hỏi tại sao anh lại chuyển từ nghề marketing sang nghề luật, anh Đỗ Phủ cho rằng thực ra nghề luật sư cũng khá giống công việc của một người bán hàng & tiếp thị. “Sản phẩm” mà người luật sư bán chính là câu chuyện về thân chủ của mình. “Người mua” của luật sư là quan tòa và bồi thẩm đòan. Nghề luật sư ngoài ra còn đòi hỏi nhiều khả năng khác. Luật sư làm việc như một nhà đạo diễn sân khấu, phải có kỹ năng kết hợp nhiều yếu tố để tạo nên thành công cho vở diễn của mình. Khán giả ở đây là bồi thẩm đòan và thẩm phán. Luật sư phải cân nhắc câu chuyện của thân chủ cần có những tình tiết nào, trình tự diễn tiến ra sao. Những nhân chứng là những diễn viên phụ, phải sắp xếp cho họ xuất hiện vào lúc nào là hợp lý. Kết hợp với yếu tố luật pháp, người luật sư phải đạo diễn mọi thứ sao cho bồi thẩm đòan cảm nhận được câu chuyện theo chiều hướng có lợi cho thân chủ của mình.

Anh Đỗ Phủ khi còn trong quân ngũ

Câu slogan nổi tiếng của văn phòng Luật Sư Đỗ Phủ-Anh Tuấn thể hiện rõ tính chất “binh nghiệp” trong nghề luật sư của anh: “Quân trường đổ mồ hôi, chiến trường bớt đổ máu”. Qui luật này rất phù hợp với nghề luật sư. 95% thành bại của một vụ kiện là do khâu chuẩn bị. Chính vì vậy mà người luật sư quên ăn quên ngủ trong khỏang thời gian một tuần trước phiên tòa là hình ảnh thường thấy. 4% còn lại là do sự thể hiện ở phiên tòa. 1% sau cùng là yếu tố may rủi, bởi vì bồi thẩm đòan là yếu tố con người, khó lường trước mọi suy tư, tình cảm của họ.

Rất nhiều khách hàng của luật sư Đỗ Phủ là người Việt. Anh nhận thức rất rõ vai trò của những luật sư gốc Việt như anh trên đất Mỹ trong vai trò bảo vệ quyền lợi cho đồng bào của mình. Do rào cản ngôn ngữ và tính chất phức tạp của luật pháp Mỹ, rất nhiều người Việt mình không hiểu biết nhiều về pháp luật. Số lượng luật sư người Việt tính theo bình quân đầu người Việt sống ở Mỹ là thấp. Trong khi cứ khoảng 300 người dân Mỹ trắng đã có một luật sư, thì tỉ lệ này ở cộng đồng người Việt là 3,000 trên một luật sư! Một chi tiết khá ngạc nhiên và thú vị là bào chữa cho người Việt đôi khi lại có tiền hơn cho dân Mỹ trắng! Lý do: người Việt mình khi gặp rắc rối về pháp lý thì gia đình, họ hàng gom tiền lại để giúp thân chủ trả phí cho luật sư. Chứ người Mỹ thì ít khi chuyện đó xảy ra lắm.

Muốn bảo vệ quyền lợi cho dân Việt thì phải hiểu rõ cả văn hóa Việt Nam lẫn văn hóa Mỹ. Luật Sư Đỗ Phủ thuộc thế hệ sinh ra và lớn lên ở Việt Nam, cho nên có lợi thế về mặt đa văn hóa này. Anh Phủ kể rằng có rất nhiều vụ án dính đến người Việt ở Mỹ liên quan đến sự khác biệt về văn hóa. Thí dụ như trường hợp cha mẹ ngủ chung và ôm con khi đi ngủ. Anh Phủ đã bào chữa vài chục vụ kiện vì “tội danh” này! Ở Việt Nam, chuyện này là rất bình thường, nhưng ở Mỹ thì lại là vấn đề lớn. Chỉ cần một trẻ em Việt Nam khi vào trường tình cờ cô giáo biết là tối vẫn ngủ với bố, và hỏi tiếp: “bố em có ôm em không?”. Con nít thì ngây thơ, thành thật trả lời là có. Thế là cô giáo lập tức gọi cho cảnh sát, và ông bố Việt phải ra tòa! Những ca này luật sư bào chữa rất khó khăn, vì bồi thẩm đòan là người Mỹ trắng thường có định kiến trước với các hình thức lạm dụng tình dục trẻ em, vốn hay xảy ra trong xã hội Mỹ. Anh Phủ phải dẫn ra bằng chứng về sự khác biệt văn hóa để bào chữa cho thân chủ. Một thí dụ khác nữa là trường hợp cha mẹ cạo gió cho con để chữa bệnh cảm cúm, vào trường cô giáo tưởng là học trò mình bị đánh đập, cũng gọi cảnh sát đến bắt luôn! Trường hợp này thì phải mời bác sĩ Việt Nam đến làm chứng cạo gió nhưng là một hình thức y học cổ truyển của người Việt để giải thích với bồi thẩm đòan.

Khi được hỏi vụ kiện nào đáng nhớ nhất trong sự nghiệp luật sư của mình, anh Phủ nói ngay đó là vụ án VNI khởi kiện Microsoft về bản quyền bộ dấu của tiếng Việt trên bàn phím máy vi tính. Anh còn nhớ rằng lúc đó (năm 1996) mình mới ra trường. Lần đầu tiên xách cặp đại diện nguyên đơn đi gặp đại diện của phe bị cáo (Microsoft), anh phải đối mặt với cả một dàn hơn một chục luật sư người Mỹ trắng của Microsoft, nghĩ lại cũng hơi… khớp! Trong vụ kiện này, phía Microsoft viện lý lẽ là họ mua bản quyền này từ chính phủ Việt Nam. Nhưng họ không hề biết là chính phủ Việt Nam đã ăn cắp bản quyền từ VNI. Anh Phủ và VNI đã thắng vẻ vang trong vụ kiện này. Lính mới ra trận mà đã thắng trận lớn, anh tự cho là mình có may mắn trong nghề nghiệp.

Nhận xét về dư luận xã hội có cả tốt lẫn xấu đối với luật sư, anh Đỗ Phủ nguyên nhân chính là vì nghề này dính quá nhiều đến tiền bạc. Luật pháp Mỹ quá đắt tiền. Nhiều người theo học luật cũng vì muốn kiếm tiền nhiều, cho nên khi họ “ngửi” thấy mùi tiền là xúi thân chủ mình khởi kiện ngay! Riêng trường hợp của bản thân, anh Phủ cho biết mình học luật là theo sở thích, và hiện tại rất yêu thích công việc của mình. Nhớ lại lịch sử Mỹ thời thuộc địa, người Anh có lệnh bắt tổng quát, có nghĩa là chính quyền có thể bắt bớ người dân bất cứ lúc nào. Khi có độc lập người Mỹ mới lập hiến pháp để bảo vệ người dân, biến hiến pháp Hoa Kỳ thành mẫu mực của thể chế dân chủ toàn cầu. Anh Phủ cảm nhận được tinh thần này. Khi đứng ra bào chữa cho thân chủ, anh có cảm giác đang giúp người dân đen chống lại cả một bộ máy chính quyền. Thắng được một vụ kiện như vậy, anh cảm thấy rất hãnh diện.

Ngoài công việc chính là luật sư vốn rất bận rộn, anh còn tham gia nhiều họat động khác. Anh là Phó Chủ Tịch của đài truyền hình SBTN. Anh là thành viên của một nhóm motorist của người Việt, hay tổ chức các cuộc lữ hành gây quĩ cho thương phế binh Việt Nam. Khi được hỏi làm sao có đủ thời giờ, anh cho biết đời sống quân đội đã dạy anh rất nhiều nhiều điều hữu ích. Anh biết cách sắp xếp thời gian, quản trị công việc. Anh biết cách họach định và thực hiện các chiến lược trong cuộc đời. “Tôi luôn luôn cảm ơn quân đội. Và tôi biết mình là một ngươì may mắn vì được làm công việc mà mình ưa thích. Hãy luôn cố làm những gì mà mình thích và không đi ngược lại với lương tâm của chính mình”. Anh đã tâm sự như vậyđể kết thúc câu chuyện…

Đòan Hưng

Apr 13, 2009

Gặp Bụt thì giết Bụt, gặp Tổ thì giết Tổ - TT NHẤT HẠNH

Nhóm thiền của chùa Bồ Đề - Quebec
(Sangha du sentier de la riviere)

Photo - anh Tùng


Ngày xưa có một chú điệu tên là Hưng, sau này là giám đốc của trường Thanh Niên Phụng Sự Xã Hội. Chú đi tu hồi còn nhỏ, tại chùa Linh Phong ở Đà Lạt. Chú thường thấy người ta đến chùa Linh Phong ở Đà Lạt. Chú thường thấy người ta đến chùa, người nào cũng đem chuối tới cúng. Trong đầu chú điệu nghĩ rằng: "Bụt ưa ăn chuối lắm, cho nên người ta mới cúng chuối, nếu Bụt không ưa ăn chuối thì ai cúng chuối làm gì."


Có một bữa, chú đợi mọi người về hết, rồi chú rình ở ngoài cửa, chú hé mắt nhìn vào kẹt cửa để coi Bụt ăn chuối như thế nào. Chú nhìn giờ này sang giờ khác mà vẫn thấy Bụt không ăn chuối. Lạ quá! Bụt cứ ngồi yên như vậy thôi. Trong đầu, chú tưởng tượng rằng Bụt ngồi yên để khi chùa vắng tanh từ trong ra ngoài, thì Bụt mới bắt đầu nhìn lại xung quanh xem có ai không, rồi mới giơ tay bẻ một trái chuối. Thật tình là chú có trông đợi như vậy. Và chú đợi hoài vẫn không thấy Bụt đưa tay ra bẻ trái chuối để ăn. Với chú bé, Bụt là cái tượng bằng gỗ (bằng thạch cao hay bằng đồng) và Bụt có thể ăn chuối được, nhưng phải đợi người ta về hết rồi mới ăn.

Sau đó chú được dạy rằng đó chỉ là hình tượng của Bụt, Bụt không phải ở trong chùa, Bụt đang ở xa lắm, ở cõi Tây Phương. Chú mới hỏi: "Tại sao Bụt lại ở bên đó làm chi xa quá vậy? Tại sao không ở đây mà ở bên đó". Chú sống trong khung cảnh đó cho đến năm mười hai tuổi mới gặp được tôi để giúp cho chú vượt thoát những hình ảnh Bụt đó. Sau này, chú biết rằng Bụt là ở trong tâm mình, khi nào chú có chánh niệm thì chú tiếp xúc được với Bụt.

Hiện bây giờ ở Trung Quốc và Việt Nam có rất nhiều bà theo đạo Bụt. Mỗi khi có những khó khăn như chồng mê say cờ bạc, hay chồng đi theo người đàn bà khác, thì các bà tới chùa dâng hương, cúng dường, để cầu Bụt làm sao giúp cho chồng mình đừng tiếp tục bài bạc nữa hoặc cầu Bụt làm sao cho người đàn bà kia buông chồng mình ra [...] Họ không biết rằng Bụt có thể có mặt trong giây phút hiện tại, nếu họ biết thở, biết cười, biết hiểu, biết nói lời ái ngữ. Một khi tươi mát, dễ thương, có tuệ giác thì họ có thể làm cho người chồng tỉnh lại và bỏ những đam mê kia mà trở về với họ. Họ không biết tiếp xúc với Bụt thật, mà chỉ biết đi cầu nguyện với Bụt tưởng tượng của họ thôi.

Biết bao nhiêu người Phật tử có tín ngưỡng, nhận thức và hành xử như vậy. Ở trong đạo khác cũng vậy. Họ cầu nguyện: "Cầu trời ngày mai nắng để con được đi picnic". Trong khi những người nông dân thì nói : "Trời nắng lau tnay không có mưa, lúa gần chết hết, con cầu trời ngày mai mưa". Không biết Thượng Đế sẽ tin vào ai, và làm thỏa mãn ai? Đó là những quan niệm về Thượng Đế, về Bụt, mà ta cần phải chặt đầu.


Gặp Bụt thì giết Bụt, gặp Tổ thì giết Tổ.


Tiếng Hán-Việt là "phùng Phật sát Phật, phùng Tổ sát Tổ". Đây là câu nói làm rúng động hết cả thế giới. Chỉ có một người giác ngộ, một người vô uý, một người không còn vướng vào danh từ, vướng vào ý niệm mới có thể tuyên bố như vậy. Những người tầm thường không dám nói như vậy.



TT Thích Nhất Hạnh

Trích "Người Vô Sự"


Apr 11, 2009

Chocolate-Hazelnut Tart - by Doan Minh Thu


Xin mời ai hết tìm các điểm bất hợp lý trong phần hướng dẫn làm bánh sau đây.

Doãn Minh Thư


Ingredients

  • 1/2 cup sugar
  • 2 tablespoons all-purpose flour
  • 3 eggs, beaten
  • 1 1/2 cups peeled, chopped, and toasted hazelnuts
  • 8 ounces bittersweet chocolate chips (about 1 cup)
  • 1 cup corn syrup
  • 2 tablespoons butter, melted
  • 1 teaspoon vanilla extract
  • 1/4 teaspoon salt
  • 1 store bought frozen pie crust, defrosted
Trộn hầm bà lằng xí cấu tất cả thứ: bột-đường-nut .... (trừ phần đế bánh - pie crust) vào với nhau. Gọi hỗn hợp này là hỗn hợp "hầm bà lằng xí cấu".

Trải phần khay bánh vào đế bánh. Đổ đế bánh vào hỗn hợp "hầm bà lằng xí cấu". Nướng lò ở nhiệt độ 325 độ F.

Cho xông hơi trong vòng một tiếng.

Sau đó lấy ra ăn cho nó nguội.


Apr 8, 2009

Easter Day - VIT DOAN


Easter Day is a time when we get to welcome or celebrate spring’s new approach. We go on egg hunts, festivals, and play many games out in the cool air! Birds are coming in and out of their nests, exotic, beautiful plants are blooming and most of all… it all leads to Summer! Easter Day is on April 10th. So that means schools are handing out flyers to go on egg hunts and much more fun! Easter represents nature and prepared weathers. Here are some colors that represents Easter:

Red – the color of god which represents love, sacrifice, mankind, and goodness of humanity.

White – represents grace and purity.

Green – the color of grass and brings ray of hope

Purple – indicates royalty and wealth

Yellow – represents the sun. brings happiness and joy

Black – means the ‘evil side’ or shall we say darkness

Orange – represents hope.. brings the dawn of the day

Pink – indicates a fresh new beginning

Easter day means a beginning of spring, trust me, it’s beautiful.

That’s all I know about Easter! Enjoy and … just relax :)

VIT DOAN

Apr 6, 2009

Trích KHÉO CHỌN CON ĐƯỜNG TỐT - TT Thanh Từ


Hôm nay tôi sẽ nói một đề tài rất gần gũi, là “chúng ta nên gây dựng cái lâu dài bền bỉ, không nên bảo vệ gìn giữ cái tạm bợ hư dối”.

Người đời chỉ lo gây dựng gìn giữ những thứ tạm bợ, mà cái chân thật của mình lại không lo. Như lo làm sao có tiền, có nhà cửa, xe cộ v…v.. […] Khá nữa thì lo danh vọng, địa vị v.v... mà những thứ đó có ở đời với mình không? […] Lo cho cái không giữ được, mà cứ lo hoài, còn cái trung thành với mình đáo để lại bỏ lơ.

[…] Thế thì cái thiết yếu đó là gì? Là Nghiệp […] Vậy Nghiệp là gì? Nghiệp là thói quen do ta tạo nên. Ví dụ có người học làm thợ hồ, thợ mộc, thầy thuốc v.v… Khi học thành nghề rồi gọi là nghiệp. Cho nên hai người cùng làm một nghề gọi là bạn đồng nghiệp.

[…] Thuở xưa Đức Phật nói ví dụ về ông trưởng giả giàu có với bốn bà vợ. Bà vợ thứ nhất thương ông trung thành, nhưng ông lại lơ là không thèm biết tới. Bà vợ thứ hai ông để tâm săn sóc hơi khá một chút. Bà vợ thứ ba ông rất cưng chìu, lúc nào cũng săn sóc kêu gọi luôn. Bà vợ thứ tư ông ở đâu thì bà ở đó, không rời xa nửa bước.

Hôm đó ông đau nặng sắp chết, liền kêu bốn bà lại hỏi:
- Bây giờ tôi sắp chết, có bà nào chịu theo tôi không?

Bà vợ thứ tư sợ quá liền lên tiếng trước:
- Khi ông khoẻ mạnh, ông ở đâu tôi ở đó, nên ông chết, tôi xin đưa ra tới cửa.

Bà vợ thứ ba lên tiếng kế:
- Bình thường ông kêu gọi tôi luôn, chăm sóc nhắc nhở mãi, nên ông chết tôi xin đưa tới cổng.

Bà vợ thứ hai nói:
- Bình thường ông cũng có nghĩ nhớ tới tôi, bây giờ ông chết, tôi xin đưa tới mộ.

Đến bà vợ thứ nhất thì:
- Bình thường ông không ngó ngàng tới tôi, nhưng bây giờ ông chết tôi xin nguyện theo ông.

Quí vị thấy ông trưởng giả bội bạc không? Người trung thành với mình lại lơ là, còn người không trung thành lại chìu chuộng yêu quý.

Đức Phật kết luận hợp pháp bốn bà vợ ấy như thế này: bà vợ thứ tư dụ cho tiền bạc. Chúng ta đi đâu có nó trong túi, nhưng khi chết nó chỉ nằm trong nhà thôi, vì vậy đưa tới cửa là hết bổn phận của nó. Cái bội bạc nhất ta lại thân thiết quý trọng nhất.

Bà vợ thứ ba dư cho tài sản, chúng ta luôn nhớ đến nó và lúc nào cũng giữ gìn sợ mất. Nhưng khi chết tài sản đồ đạc không thể ra khỏi vòng rào, nên nó chỉ tiễn mình tới cổng.

Bà vợ thứ hai dụ cho chức tước, danh vọng, bình thường ta cũng có để tâm chăm sóc đến nó. Khi chết quan tài đưa tới mộ, sắp hạ huyệt, người ta đọc bài điếu văn kể chức tước địa vị một chút là xong, nên nói nó đưa tới mộ.

Bà vợ thứ nhất dụ cho nghiệp. Nghiệp theo ta như bóng với hình, mình sống nó sống với mình, mình chết nó đi theo mình. Vậy mà bình thường ta lơ là không ngó ngàn tới nó. Cả ngày chẳng nhớ mình tạo nghiệp lành hay nghiệp dữ, chỉ nhớ tiền thôi.

[…] Để kết thúc buổi nói chuyện hôm nay, tôi mong tất cả chúng ta sẽ làm ông trưởng giả khôn ngoan biết thương người trung thành, đừng thương người bội bạc để đời này an vui, đời sau cũng được an vui.

TT. Thanh Từ

Apr 3, 2009

BACK TO '80 : Part3 - Anh Quân




Người bạn đầu tiên trong lớp A2 của trường Sư Phạm viết thư cho Quân khi mới rời được Việt Nam là Minh Duy. Thư viết vào năm 1981 từ Galang – Nam Dương. Sau đó là Thế Mỹ viết từ San Francisco, Hoa Kỳ. Mỹ kể là tiếp học phổ thông, nhưng vui lắm vì cuối tuần là đi nhảy đầm, quen được mấy cô người Bỉ, nên du dương mấy cô trên sàn nhảy thật là mê ly. Mỹ nói thích nhất là ban nhạc Air Supply từ bên Úc, với bài “All Out Of Love”. Tôi cũng biết bài đó vì từng chiếm hạng 2 trong chương trình văn nghệ của đài truyền hình BBC (Top of the Pops) vào năm 1980. Còn sau đó tôi không còn nghe tới cái ban nhạc này nữa. Cho mãi đến năm 1996, lần đầu tiên đi quán bar tại Mã Lai Á thì tôi mới biết Air Supply là thần tượng bên Đông Nam Á. Cũng như ban nhạc Michael Learns to Rocks, ban nhạc Đan Mạch , bên Châu Âu không ai nghe tới nhưng năm 1997 làm mưa làm gió tại Châu Á. Thế Mỹ viết cho tôi khoảng 2 lá thư và tôi viết được 3 lá thư thế là tình bạn qua thư từ chấm dứt luôn. Mỗi người một cuộc sống chuyện viết thư cho nhau cũng không phải dễ. Sau Mỹ là tôi nhận được thư Gia Hưng từ Canada. Cũng không hơn gì Thế Mỹ là chúng tôi viết cho nhau được 2 lá là tịt ngòi luôn. Mà còn bầy đặt hơn nữa là tôi viết cho Gia Hưng bằng tiếng Anh chứ không bằng tiếng Việt, để cho đến giờ chính tôi lại tự chê trách người khác chuyên xài tiếng Anh (xin đọc lại bài cũ trên Blog). Liên lạc với Gia Hưng là tình bạn đơn thuần nên không có một kỷ niệm nào về văn nghệ.

Có một người ít viết cho tôi nhưng lại khá điều đặn là ít nhất 1 năm một lá (mà tính lại cũng không quá hơn 1 lá). Thư Duy gởi cho tôi lúc nào cũng có bài thơ đính kèm. Nhưng thằng như tôi có hiểu gì thơ đâu. Duy gởi thì tôi giữ làm kỷ niệm.

Đến giữa thập niên 80, tôi liên lạc được với Thái nhờ thầy Quốc cho địa chỉ . Thầy dặn là cố liên lạc với Thái và Thầy nói tôi một câu Hán Việt là “Tha Hương Ngộ Cố Tri”. Cho đến ngày 10 tháng 8 năm 1986, tôi gặp Thái tại Paris sau 7 năm không gặp nhau. Ở cái tuổi 21 chúng tôi cũng có nhiều chuyện để nói. Nhắc hết bạn bè tại Việt Nam, tên lập đi lập lại nhiều nhất là Minh Trang, sau đó nói về Lân, Khanh, Hương và nói cậu Minh nhà ta có tin đến Canada rồi sao lien lạc đây???? Tất nhiên Thầy Quốc và Cô Tuyết không thể bỏ qua được.


Sau chuyện bạn bè là qua chuyện nhạc nhọt, nhất là Thái biết đánh guitar nên các câu chuyện ca hát chúng tôi nói hoài không hết. Thái nói với tôi là thích ban nhạc “Kool and the Gang”, “Scorpion” của Đức với bài Holiday, loại nhạc New Wave do cũng ban nhạc Đức hát là Modern Talking với các bài “You’re my heart, you’re my soul”, “Atlantic Calling SOS for love”… và cô ca sĩ khêu ngợi cũng là người Đức Sandra với bài “In the heat of the night”. Anh chàng Thái này có duyên với các sĩ Đức.

Còn tôi bị ảnh hưởng nhạc Anh, thật ra tôi nghe nhạc Anh cũng có một số nào thôi, nhưng tôi lại thích đọc thông tin các sinh hoạt văn nghệ xứ Anh nhiều hơn nên một số câu chuyện vẫn còn trong tâm tư tôi mà vẫn chưa quên được như là vào giữa thập niên 80 có các câu chuyện đáng nhớ.

Câu chuyện ấy về nạn đói tại Ethiopia bên Phi Châu làm thế giới không thể làm ngơ. Anh chàng Bob Geldof của ban nhạc Boomtown Rat và Midge Ure của ban nhạc Ultravox đã đứng ra kết hợp nhiều ca sĩ tại Anh quốc để hát cứu đói tại Ethiopia. Hai anh chọn cái tên là Band Aids, cho ra đời bài hát “Do They Know It’s Christmas?” với một lực lượng hùng hậu để ca bài này , trong đó có Elton John, Wham, Duran Duran, Cultural Club, Queen, Status Quo, Paul Marcarney, David Bowie, người giữ tay trống là Phil Collin... và bài hát đứng đầu vào Noel 1984, bán được hơn 3 triệu đĩa nhạc, cứ trung bình là 1 đô la 50 cent một đĩa. Nhưng vẫn chưa đủ cho đến tháng 7 năm 1985. Nhóm Band Aids này quyết định làm một vòng cứu đói trên toàn thế giới, tổ chức 2 ngày cuối tuần tại London hát trên sân vận động Wembley. Hát qua đêm không nghĩ, truyền hình trực tiếp toàn châu âu và qua đến bờ Đại Tây Dương và Radio phát trên toàn thế giới. Có thêm sự đóng góp một số băng nhạc Rock của Nhật tại Tokyo là họ cũng tổ chức văn nghệ bên đó. Phải nói đây là một đại nhạc hội được tổ chức vô cùng qui mô và quá thành công trong lịch sử âm nhạc. Nên ông Bob Geldof người ca sĩ gốc Ái Nhĩ Lan đã được Nữ Hoàng Anh Quốc phong chức “SIR” sau khi hoàn tất chương trình cứu đói của ông ta.


Phía bên bờ Đại Tây Dương, mấy anh chị ca sĩ Hoa Kỳ đâu chịu thua, cùng nhau lập ra USA for Africa’s với bài hát We are the world, do Michael Jackson và Lionel Ritchie viết lời hát. Đĩa hát được tung ra bán vào tháng 3 năm 1985, vào tuần đầu tiên là 800 ngàn bản là bán sạch ngay. Lực lượng tham dự cho đĩa hát này thì cũng chẳng thua bên Anh quốc, hết tất cả anh em nhà Michael Jackson đều tham dự, Billy Joel, Kenny Logins, Diana Ross, Paul Simon, Steven Wonder, Bob Dyland….

Thập niên 80 là sự thịnh hành của máy nhạc Walkman. Tuổi trẻ là có một cái máy và một số băng cassette. Thời đó cầm cái máy đó đi khắp phố phường là tiện lắm rồi. Gặp lại Thái ở Pháp rất vui, sau đó rủ thêm người bạn cùng trường là Bùi Sĩ Trí cùng nhau xuống tận Nice, miền nam nước Pháp để xem đầm Tây tắm biển không mặc quần áo. Trong hành lý đem theo không thể nào quên được máy Walkman và một số nhạc của Modern Talking, Madonna thì lúc đó cô ca sĩ đây sự quyến rủ đã thành công trên thị trường với Album True Blue.

Vào Noel 1986, Quân qua Pháp chơi nữa, thì Thái đưa lá thư Thanh Hương viết cho Thái. Nội dung cũng hỏi thăm sức khoẻ và thêm vài câu nói về nhạc Pop thì Quân còn nhớ một câu trong thư “Tớ thì rất thích tiếng hát của Peter Cetera…” thì năm 1986, anh ca sĩ này đã thành công cho bài hát “Glory of Love” cho phim “Karate Kid 2”. Đây là loại phim dành cho thiếu niên, kể một cậu bé Mỹ được một võ sư Đại Hàn truyền võ thuật để bảo vệ sự hà hiếp của những kẻ học võ mà không tình thần hiệp sĩ và chuyên dung võ bắt nạt kẻ yếu. Phim này rất ăn khách bên Mỹ. Anh chàng ca sĩ Peter Cetera là thành viên của nhóm Chicago, khi Thanh Hương nói thích giọng hát của ca sĩ này thì tôi không rõ là thích băng nhạc Chicago nổi tiếng với bài “If you leave me now” vào năm 1975 và bài “It’s hard for me to say sorry” vào năm 1983, hay là bài Glory of Love đang thành công trong năm. Nhưng Hương giờ không nhớ chuyện ngày xưa.


Mùa hè 1987, Quân đặt chân tới nam California. Gặp được Minh Duy. Hai thằng không bao giờ nói chuyện văn nghệ nhưng hai thằng lại đi xem văn nghệ nhiều hơn. Đi với Duy, tôi mới biết Duy có bài hát tủ là “Đường Xa Ướt Mưa” của nhạc sĩ Đức Huy. Nghe Duy hát bài đó hay lắm, đi đâu cũng thấy bạn bè Duy kêu hát bài này. Thời gian đó trong cộng đồng Việt Nam tại Cali rất chuộng nhạc New Wave nên có sự xuất hiện các ca sĩ mới ra lò là Lynda Trang Đài, Kiều Nga, Kim Ngân… tuy nhiên có một điều lạ là các loại nhạc New Wave là chuyên lấy từ Châu Âu như Ý, Đức… chứ không lấy từ Anh quốc.

Cũng trong năm đó tại Mỹ các băng nhạc như Starship thành công với bài “Nothing’s Gonna stop us now” cho cuốn phim cười Maniquen và cuốn phim “Dirty Dancing” do Patrick Swayze thủ vai chính. Thái bạn chúng ta rất thích bài “She’s like the wind” trong phim này:

She's like the wind through my tree
She rides the night next to me
She leads me through moonlight
Only to burn me with the sun
She's taken my heart
But she doesn't know what she's done

Thập niên 80, có những chuyện đáng nhớ trong môn thể thao là một số quốc gia của thế giới tự do tẩy chay không đi dự Thế Vận Hội 1980 tại Moscow – Liên Bang Xô Viết vì vấn đề Afghanistan. Nên đến Thế Vận Hội 1984 tại Los Angeles cũng bị một số quốc gia Đông Âu từ chối tham dự. Đến năm 1988 là một sự kiện lớn nhất tại Châu Á là Nam Hàn đứng ra đăng cai Thế Vận Hội vì kể từ Thế Vận Hội Tokyo 1964, bên Châu Á chưa có quốc gia đủ khả năng tham dự.

Giải đá banh thế giới 1978 tại Argentina chưa được trực tiếp trên TV tại Việt Nam. Người Việt Nam trong nước chỉ được theo dõi qua báo chí và radio. Đến năm 1982 tổ chức tại Tây Ban Nha, Quân có thư bạn bè từ Việt Nam kể là có được xem một số trận. Lần tổ chức 1986 tại Mexico thì bên Việt Nam theo dõi được khá nhiều.

Trong môn Tennis, tay vợt John Mac-enroe để một câu bất hữu là “You Cannot be serious” là vì quả bóng anh đánh là anh tin vào trong sân nhưng trọng tài tuyên bố ra ngoài nên anh tranh cãi và anh nói lên câu này. Vài năm sau công ty Cannon đã sử dụng câu này cho bảng quảng cáo máy chụp hình.

http://www.youtube.com/watch?v=ekQ_Ja02gTY&feature=PlayList&p=F3F870D6406F579F&playnext=1&playnext_from=PL&index=5

Năm 1985, Boris Becker người Đức trẻ nhất 17 tuổi thắng giải Wimbledon. Đến năm 1989 anh chàng Michael Chang người Mỹ gốc Đài Loan là người trẻ nhất 17 tuổi thắng giải French Open.
Tới đây chắc tôi cũng nên chấm dứt chủ đề này. Nên chọn đề tài khác cho các câu chuyện sau…. Giờ chưa nghĩ ra … nhưng rồi sẽ có…

Anh Quân

CÁCH LÀM THIỆP SINH NHẬT TẶNG BỐ - Ti Ouiiii

Bước 1: Viết nháp...


Bước 2: gắn thử 25-cent-Sponge-Bob vào thiệp


Bước 3: Biết chắc đẹp rồi, đồ đậm chữ


Bước 4: Thừa giấy vẽ thêm...


HAPPY BIRTHDAY TO BỐ
Ti Oui


Apr 1, 2009

BACK TO '80 : Part 2 - Anh Quân

Khi đài truyền hình Mỹ phát tại Việt Nam vào cuối thập niên 60, khán giả thiếu nhi như chúng tôi bắt đầu quen biết với loạt phim truyền hình mỗi tuần như là “Mission Impossible”, “Hawaii Five O”, “ Star Strek hay Lỗ Tai Lừa”, “Bonaza” , “Batman”, “Combat”… Nhưng đó chỉ là loại phim chỉ có cốt truyện 50 phút cho đến 1 tiếng là hết, chứ không như phim bộ dài lê thê, nên người xem không phải theo dõi mỗi tuần.

Cho đến khi loạt phim bộ truyền hình “Dallas” ra đời vào năm 1978 nhưng đến đầu thập niên 80 mới được trình chiếu tại Châu Ấu. Nhiều người đã say mê theo dõi về những mẫu chuyện tranh giành quyền lực, tiền bạc, dục vọng và sinh tồn. Những cái tên quen thuộc , trở thành những nhân vật của câu truyện trong đời sống hàng ngày như “JR”, “Gary”, “Bobby”, nhất là cô đào Victoria Principal thủ vai Pamela là được nhiều người thích thú vì cô ta là một người đẹp trong phim. Có lẽ “Dallas” là một loại tiên phong của phim tập nên mấy anh chàng đạo diễn Hong Kong đã nhìn ra được thị hiếu của khán giả nên cho ra lò một loạt phim tập vô cùng ăn khách tại vùng Đông Nam A là phim “Bờ Thượng Hải” để cái tên ăn khách hơn thì Việt Nam mình gọi là “Máu Nhuộm Bãi Thượng Hải”. Người ta bắt đầu biết được cái tên “Hứa Văn Cường” do Châu Nhuận Phát diễn vai chính và nhất là bài hát trong phim được nhiều người yêu thích.

Còn trên màn ảnh rộng của những năm đầu thập niên 80 thì đạo diễn đại tài Steven Spielberg của Hollywood đã thành công với cuốn phim hành động là Raiders of the Lost Ark. Diễn viên Harrison Ford đã thu hút khán giả ở vai Dr Jones và từ đó có tập hai, tập ba và gần đây là tập bốn. Trong bốn tập thì tập hai là thú vị nhất là có em

Ke Huy Quan người Việt gốc Hoa diễn xuất vai phụ cùng với Dr Jone.
Về phim ca nhạc thì cuốn phim “the Star is Born” thì lại ăn khách với bài “Women In Love”, do nữ diễn viên Barbra Streisand vai chánh trong phim trình diễn bài hát, tuy là phim được hoàn tất vào năm 1976 mà mãi đến 5 năm mới xuất hiện trên màn bạc. Một cuốn phim không ngờ đoạt 2 giải Oscar trong năm 1983, đó là phim “A Officer and Gentlemen” do nam diễn viên Richard Gere thủ vai chánh, mọi người ngạc nhiên đây là một loại phim vốn đầu tư rất là thấp, vào lúc ban đầu tưởng chừng không đủ vốn làm phim. Thế mà khi phim đem trình làng thì thành công ngoài sức tưởng tuợng. Phải nói phim này đoạt được thị hiếu của người Mỹ, vì đưa ra một sự hào hùng của nghành hải quân Hoa Kỳ và nhất là mấy ông lính Mỹ hay mang tiếng là đi đâu cũng để con rơi và con lai. Mà cuốn phim này chứng minh sự chung thủy và trách nhiệm của những anh chàng sĩ quan hào hoa. Phim này cũng thành công với bài hát “Up where we belong” do đôi song ca Joe Cocker & Jennifer Warnes trình diễn.

Các loạt phim chiến tranh Việt Nam được các nhà đạo diễn tại Hollywood xào nấu ở mọi phương diện. Họ sử dụng đề tài Việt Nam cho đến năm 2000 mới tạm chấm dứt. Những tựa phim như “First Blood hay Rambo”, “Apocalypse Now”, “Deer Hunter”, “Born on the 4th of July”, “Full Mental Jacket”, “Hamburger Hill”… là nói về cuộc chiến Việt Nam. Có một cuốn phim là “Hamburger Hill” là Quân có đi lồng âm tiếng Việt trong đó, phim lúc đó đã quay xong, không hiểu vì nguyên nhân gì mà họ lồng âm thanh tại PineWood studio là phim trường chuyên làm phim 007 James Bond. Một người bạn của Quân không biết tại sao anh ta kiếm được cái mối này. Anh ta kêu Quân đi theo và nói đi lồng tiếng đi họ trả tới 200 đô. Lúc đó là một sinh viên được số tiền này thì thích lắm. Vào trong phòng Studio là họ bắt mình làm âm thanh bộ đội đánh Mỹ. Kể ra số mình không được đi bộ đội thật nhưng cũng được la xung phong giết Mỹ. Mà mấy anh chàng chuyên viên âm thanh bắt là xung phong mà phải chửi thề nữa. Rồi khi bị lính Mỹ bắt chết thì phải giả âm thanh như đã chết rồi. Mấy chị bạn đi theo phải làm âm thanh gái làng chơi, kêu lính Mỹ choe choé, mà phải nói tên đạo diễn cũng mò đâu mấy câu tiếng bồi , bắt mấy chị nói cũng hay thật. Vậy mà lồng tiếng cho cuốn phim mà cho đến giờ gần 25 Quân vẫn chưa xem cuốn phim đó.


Qua phần ca nhạc thì đầu thập niên có những bài hát Disco đáng kể như là D.I.S.C.O, Hang Up của nhóm Ottawa. Bài “Fame” do ca sĩ Irene Cara. Bài Fame nổi tiếng trong giới “Teen” là đài truyền hình Hoa Kỳ cho ra loạt phim “Fame” nói về sinh hoạt hàng ngày của nhóm trẻ trong một trường âm nhạc. Bên Anh xuất hiện hai anh chàng ca sĩ khá đẹp trai, lập ban nhạc tên là “Wham”. Hai anh chàng này mới ra sân khấu với bài “Young Gun” là các cô mê tít thò lò, sau đó là bài “Bad Boy”. Ban nhạc Wham muốn nổi tiếng nên năm 1984 đã qua Trung Quốc trình diễn. Đây là ban nhạc Tây phương đầu tiên xuất hiện trong một nước Xã Hội Chủ Nghĩa như Trung Quốc. Hai anh chàng này làm cho nhóm “Teen” tại Bắc Kinh điên cuồng. Hai anh đi lang thang trên Vạn Lý Trường Thành chụp hình với một đứa bé mặc quần áo quân đội nhân dân. Trong đêm trình diễn thì hai anh hát bài Free Doom làm cho thanh thiếu niên Trung quốc nhiệt liệt hưởng ứng.

I don't want your freedom
I don't want to play around

I don't want nobody baby

Part time love just brings me down
I don't NEED your freedom
Girl, all I want right now is you

Like a prisoner who has his own key

But I can't escape until you love me

I just go from day to day

Knowing all about the other boys
Y
ou take my hand and tell me

I'm a fool to give you all that I do

I bet you someday baby

Someone says the same to you


Vào lúc đó anh chàng Michael Jackson thật sự mới nổi tiếng. Hai Album của anh là “Bad” và “Thriller” đứng đầu để cho anh ta thu một số tiền lợi nhuận khổng lồ.

Chương trình văn nghệ Sư Phạm Thực Hành“ To Be Continued”

Anh Quân

NIÊU CƠM QUÊ NHÀ - Doãn Quốc Vinh

Trích tranh - Doãn Quốc Vinh


NIÊU CƠM QUÊ NHÀ

tặng cho người thân ở xa


lạy trời , lạy đất , lạy mây
lạy cho lúa chín trĩu đầy hạt thơm
lạy cho xó bếp nhiều rơm
để tôi thổi chín niêu cơm quê nhà
mời anh , mời chị ở xa
ghé chơi … xơi chén cơm cà với tôi
bát canh bông bí ngọt chồi
vại dưa , khoanh cá, khúc dồi … chân quê
dăm năm thu vén bộn bề
này anh , này chị đường về nhớ chăng ?


Sàigòn 2005
Doãn Quốc Vinh