Oct 31, 2008

ĐÊM HALLOWEEN, nói chuyện MA- BỤT, CHÁNH -TÀ ...

Trích "Lâm Tế Ngữ Lục Đại Toàn" - NGƯỜI VÔ SỰ
- Thích Nhất Hạnh


Đêm Halloween tại London


Người học đạo ngày nay, phần lớn đều không hiểu pháp, giống như con dê gặp gì cũng ăn.

Tổ đang nói về ai vậy? Tổ đang nói về chúng ta đó! Mõm con dê một khi đụng vào chiếc lá nào, con dê liền há miệng đớp chiếc lá đó. Chúng ta cũng vậy. Nghe thấy cái gì lạ đều muốn làm theo, rồi rốt cuộc không thành công được với bất cứ một truyền thống hay một pháp môn nào.



Không phân biệt thầy tớ chủ khách.


Chúng ta không có khả năng nhận ra được một vị thầy chân chính, không thấy được chủ là chủ, khách chỉ là khách. Có nghĩa là chúng ta không phân biệt được tà với chánh.


Những kẻ lấy tâm tà vào đạo, sẵn sàng đi vào những nơi huyên náo, không thể gọi họ là người xuất gia chân chính. Họ chỉ là những người thế tục. Người xuất gia chân chính thì phải có được những chánh kiến bình thường: phân biệt được Bụt với Ma, Chơn với Nguỵ, Phàm với Thánh. Được như thế mới gọi là chân xuất gia. Nếu không phân biệt được Ma với Bụt, thì chỉ xuất một gia này để vào một gia khác, gọi là chúng sanh tạo nghiệp, chưa được gọi là xuất gia.

Tổ đang quở những người xuất gia. Họ tuy mang danh xuất gia, nhưng chưa bao giờ ra khỏi ngôi nhà vướng bận và phiền não.


Bây giờ đây lại có một loại hiện tượng nữa gọi là hiện tượng Bụt Ma, đồng thể không phân biệt, như nước với sữa hoà lại. Nghe nói Ngỗng Chúa chỉ uống sữa.

Nhiếp Đại Thừa Luận có nói tới chuyện con Ngỗng Chúa . Khi người ta trộn sữa chung với nước, con Ngỗng Chúa có khả năng chọn sữa uống và để nước lại. Đây là hình ảnh ví dụ cho những người xuất gia có thể phân biệt được giữa Bụt và Ma, giữa hoa và rác
.


Các bạn tu mắt sáng thì theo tôi nên đánh ngã cả Ma lẫn Bụt.


Tổ dạy, đánh ngã luôn cả Bụt chứ không phải chỉ đánh ngã Ma mà thôi. Tại vì ý niệm về Bụt và Ma nương vào nhau mà thành lập cũng như rác và hoa, đêm và ngày. Nếu có tâm phân biệt, thì chúng ta vẫn xa cách sự thật như trời xa cách đất. Chỉ khi nào nhìn Ma ta thấy được tính Bụt nơi Ma, nhìn Bụt ta thấy sự chuyển hoá từ Ma, thì lúc đó ta mới thật sự thấy được tính tương tức của vạn pháp.



Nếu quý vị còn có khuynh hướng yêu thánh ghét phàm thì quý vị sẽ còn phải chìm đắm trong biển sinh tử dài dài.


Rõ ràng đây là sự thực tập VÔ PHÂN BIỆT TRÍ (the wisdom of non discrimination).




Hình ảnh: Anh Quân













NHÀ - Doãn Quốc Vinh



hoàng hôn ...
đỏ chín ở xa
xanh lam vạt khói
bếp nhà toả hương

chiều nghiêng...

bóng xế cuối đường

kìa ai ... thấp thoáng bên vườn đợi ai.


sàigòn 6/8/2005
mừng sinh nhật vợ nhà


Oct 29, 2008

TAMMY TRẦN (THIỆN TÂM): MỘT NGÀY LÀM VIỆC TRONG VĂN PHÒNG ÔNG THƯỢNG NGHỊ SĨ LOU CORREA


Rất nhiều ngươì Việt ở Quận Cam khá quen thuộc với ông Thượng Nghị Sĩ Lou Correa. Bởi vì ông thường xuyên có những họat động liên quan đến cộng đồng người Việt. Gần đây là cuộc họp giữa người Việt làm trong ngành nail với State Board. Được tổ chức bởi văn phòng của ông Thượng Nghị Sĩ, cuộc họp tạo cơ hội để cho các quan chức lắng nghe nỗi uẩn ức của chủ tiệm nail đối với cáccuộc thanh tra của State Board, khiến họ điêu đứng trong suốt thời gian qua. Dư luận cộng đồng đã đánh giá rất cao việc tổ chức được cuộc họp này.

Vì sao mà ông nghị viên Mỹ này lại có thể theo sát tình hình của cộng đồng người Việt đến như vậy? Nếu có dịp tham dự các buổi họp của ông Lou Correa với cộng đồng người Việt, ta sẽ luôn thấy có một cô gái Việt trẻ đi cùng, rất nhanh nhẹn, năng động, làm việc như là một trợ lý của ông. Cô gái đó là Tammy Trần, có cái tên Việt rất nhân ái: Thiện Tâm. Nghe đồn rằng cô gái trẻ này đã tư vấn cho ông Thượng Nghị Sĩ làm được rất nhiều thứ có lợi cho cộng đồng mình. Khi gặp được Thiện Tâm ở văn phòng ông Thượng Nghị Sĩ, tôi mới biết rằng cô không chỉ làm trợ lý mà còn kiêm luôn chức vụ District Director cho ông ta. Một ngày làm việc của Thiện Tâm tại văn phòng mới bận bịu làm sao…
Thiện Tâm sinh ra và lớn lên ở Mỹ. Nhưng cô nói tiếng Việt rành rọt, lưu lóat như các bạn lớn lên ở Việt Nam sang định cư vậy. Cô tốt nghiệp đại học USC ngành International Relation vào năm 2002. Có khuynh hướng cộng đồng xã hội từ rất sớm, cô đã từng tham gia các sinh họat Thiếu Nhi Thánh Thể, Liên Đòan Hướng Đạo Trường Sơn, Đòan Thanh Niên Phan Bội Châu, Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam Nam Cali.


Con đường sự nghiệp của Thiện Tâm có vẻ hanh thông ngay từ lúc khởi đầu. Mới ra trường, cô đã nhận được công việc tại văn phòng của chính ông Lou Correa, lúc đó còn là Dân Biểu của Hạ Viện bang Cali. Nhận thấy vai trò quan trọng của cộng đồng Người Việt tại địa phương mình, ông ta muốn có một trợ lý là người Việt. Đó chính là job đầu tiên của Thiện Tâm cách đây đã 6 năm. Sau đó, ông Lou Correa đắc cử vào chức vụ Giám Sát Quận Cam vào năm 2004, rồi tiếp theo là Thượng Nghị Sĩ của Hạt 34th từ 2006 đến nay. Thiện Tâm được tín nhiệm nên đã được mời theo ông tiếp tục làm công việc trợ lý. Khi trở thành Thượng Nghị Sĩ, ông giao luôn chức vụ District Director cho cô, một công việc như Chánh Văn Phòng, thường chỉ dành cho các nhân viên lớn tuổi, nhiều kinh nghiệm. Thiện Tâm kể rằng nhiều lần đi họp với ông Thượng Nghị Sĩ, nhiều đồng nghiệp ở các văn phòng khác hết sức ngạc nhiên khi biết cô là District Director chứ không chỉ là Assistant, bởi vì trông cô trẻ quá!

Một ngày làm việc của Thiện Tâm không phải là “ 8 to 5” như một công chức bình thường. Từ 7 giờ sáng, cô đã phải báo cáo tóm tắt qua điện thọai cho ông Thượng Nghị Sĩ về những vấn đề đáng lưu tâm trong 7 Thành Phố thuộc Hạt 34th. Kế tiếp là thông báo cho ông ta về lịch làm việc, họp hành trong ngày: họp với ai, về vấn đề gì, đưa ra một số phương án giải quyết khả thi nhất… Sau đó đến văn phòng, Thiện Tâm điều hành buổi họp hằng ngày. Văn Phòng ông Thượng Nghị Sĩ có 6 nhân viên. Cô rà sóat các vấn đề cần được giải quyết, hỗ trợ những nhân viên thực hiện nếu cần thiết. Còn chuyện phải đi họp hành vào Thứ Bảy, Chủ Nhật là thường xuyên! Nếu xét theo chức năng, văn phòng Thượng Nghị Sĩ phải đảm đương một số nhiệm vụ chính:
- Lập Pháp
- Thông qua ngân sách Tiểu Bang
- Phục vụ cử tri: lắng nghe và giúp đỡ cử tri trong các vấn đề luật pháp


Theo Thiện Tâm, ông Thượng Nghị Sĩ Lou Correa muốn văn phòng địa phương của mình dành nhiều thì giờ cho nhiệm vụ thứ ba nhất. Không được trách cộng đồng không nắm luật, mà nhiệm vụ của những người dân cử là phải giúp đỡ để dân hiểu rõ luật pháp hơn. Hàng ngày có nhiều cú điện thọai của người dân trong hạt gọi đến để nhờ giúp đỡ về nhiều vấn đề. Các nhân viên được phân ra để chịu trách nhiệm trả lời những lĩnh vực khác nhau như giáo dục, giao thông, tài chính, sức khỏe… Văn phòng còn có một nhân viên Việt Nam nữa là Mỹ Dung, chuyên giúp đỡ những người Việt lớn tuổi gọi đến mà không biết tiếng Anh. Thế mới thấy là ông Lou Correa quan tâm đến cộng đồng như thế nào. Cuộc họp tổ chức cho ngành nail của người Việt vừa qua chỉ là một ví dụ. Văn phòng cũng đã tổ chức những buổi họp để giải thích cho dân về luật lệ giữa người đi thuê và người cho thuê nhà (Tenant & Landlord), qui định đối với mobile home… Những vấn đề này đều được nhiều người trong cộng đồng người Việt quan tâm.

Công tác phục vụ cử tri làm Thiện Tâm và cả văn phòng bận rộn vô cùng. Nhưng đó lại là niềm vui của cô. Đối với cô, làm việc trong văn phòng dân cử là cơ hội tốt để phục vụ cho cộng đồng người Việt mình. Thiện Tâm nhận thấy rằng người Việt ở Mỹ bây giờ đã ý thức về quyền lợi chính trị của mình nhiều hơn trước đây. Có được hai người Việt (Thiện Tâm & Mỹ Dung) trong văn phòng Thượng Nghị Sĩ của một hạt đông dân Việt nhất nước Mỹ là một lợi thế lớn để bảo vệ quyền lợi cho cộng đồng mình.


Khi được hỏi về những dự định tương lai cho sự nghiệp chính trị của mình, Thiện Tâm trả lời rằng thật ra cô không thích họat động chính trị lắm. Khi chọn ngành Quan Hệ Quốc Tế để học, cô đã nuôi một ý tưởng khác. Đó là khi nước Việt Nam đã có dân chủ thực sự, cô sẽ theo ngoại giao đòan Mỹ về làm việc tại quê nhà. Nước Việt khi đó sẽ cần rất nhiều người Việt được đào tạo ở nước ngòai như cô để làm cầu nối ra thế giới tự do dân chủ. Cô còn nghĩ đến việc vừa đi làm trong toà Đại Sứ Mỹ, vừa đi dạy tại các trường đại học Việt Nam về ngọai giao nữa. Tôi rất ngạc nhiên với tư tưởng về nguồn của cô, vì thế hệ trẻ sinh ra tại Mỹ thường không có khuynh hướng này. Thiện Tâm kể lại hồi năm 10 tuổi, cô có về thăm Việt Nam lần đầu vào khỏang năm 1990. Trong một ngày đi lễ sáng sớm với bà ở Sài Gòn, cô tận mắt chứng kiến một cô gái bị một người đàn ông cưỡng hiếp. Hốt hỏang, cô nói bà gọi police ngay đi. Nhưng bà cô lắc đầu, bảo rằng đừng nên làm, vì police không giúp kịp đâu, mà còn có khi rước họa vào thân. Sống ở xã hội Mỹ, nơi người dân được bảo vệ tối đa, Thiện Tâm không thể chấp nhận được cách giải thích này. Sao mà bất công quá! Từ đó, cô nuôi ý chí phải quay trở về Việt Nam để giúp đỡ cho đồng bào mình. Từ hồi còn đi học, khi tham gia Tổng Hội Sinh Viên, Đòan Thanh Niên Phan Bội Châu, cô đã bắt đầu thực hiện giấc mơ này thông qua các họat động của hội. Mới đây, cô cũng giúp Liên Minh Người Việt Chống Tệ Nạn Buôn Người phổ biến chương trình chống lại việc buôn bán, môi giới hôn nhân bất lương đưa phụ nữa Việt Nam sang Trung Quốc, Đài Loan, Đại Hàn…


Buổi nói chuyện của tôi và Thiện Tâm kết thúc khi ông Lou Correa bước vào. Ông vui vẻ hỏi thăm về tờ Việt Báo, và nói rằng Thiện Tâm là người luôn sắp xếp cho một ngày làm việc của ông bận rộn. Tôi nghĩ thầm: cũng tốt thôi, bởi ông bận rộn với những người đã bỏ phiếu tín nhiệm ông. Ước gì mình đem được cung cách làm việc của văn phòng dân cử này về Việt Nam. Ước gì tương lai sẽ có nhiều Thiện Tâm trong các lĩnh vực giáo dục, kinh tế, y tế… để có nhiều khối óc và trái tim cùng hỗ trợ quê nhà. Gặp Thiện Tâm, tôi chợt nghĩ về 2 câu thơ của cụ Nguyễn Du:

…Thiện căn ở tại lòng ta,
Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ tài…

Đòan Hưng

Caption 1: Thiện Tâm làm việc tại văn phòng Thượng Nghị Sĩ Lou Correa
Caption 2: Thiện Tâm làm thông dịch viên trong cuộc họp của ông Lou Correa với ngành nail


Oct 28, 2008

PHOTOGRAPHY : a trick on shutter speed - Anh Quân













Dear Bà Hương,

Tui gởi cho bà 3 tấm hình, bà không cần qua tâm tới cảnh vật mà chỉ quan tâm đến kỹ thuật thôi. Lần trước tui có nói bà xài chữ S trong máy ảnh bà. Giờ tui chuyển qua nút S.

Khi chuyển qua nút S , thì tui giảm tốc độ, tui xuống Shutter Speed rất là thấp , qua số âm luôn, tức là tui tui quay 1 giây rồi sau 1 giây cho đến trừ 20 giây, thì cái máy của tui tự động nhảy F stop cho thích hợp theo tốc độ vì tui xuống dưới 20 giây là mục đích xuống F16 , bà cũng biết càng khép ống kính thì nét hình phía xa càng rõ.

Sau đó tui bấm máy hình , thì ống kính mở ra và phải mất 20 giây sau moi đóng lại và chụp xong tấm hình.

Như vậy Shutter Speed xuống thấp, thì những vật đứng vững như toa nhà thì không có gì thay đổi nhưng cái gì di chuyển thành vết trắng. Hai tấm hình đầu của tui thì toà nhà quốc hội vẫn y nguyên, còn vết trắng là chiếc xe buýt 2 từng tai London đó.

Chụp kiểu này bà không thích vì bắt buộc xài cây, nếu làm biếng thì phải chịu.

Tui chụp phải đứng đợi xe buýt chay qua, bởi vậy thấy em nào dể thương đi qua tui cũng chào hết vì đợi 10-15 phút mới có 1 chuyến. Bởi vậy mấy em thấy tui quái dị, nên ngó và khi tui chụp xong tấm hình là mấy em thấy cái gì lạ sau màn hình máy ảnh là tới ngó lên ngó xuống.. hâm mộ hình của tui mà …

Thôi quay lại tấm thứ 3 , hình ảnh này bà đã quen mắt nhưng đây là bài học theo kiểu mì ăn liền đây.

Bà nhìn nước sông đi, thấy phủ trắng nhỉ, đó là nước sông gợn lên nếu chụp bình thường thì bà thấy giòng nước… nhưng bây giờ bà chụp theo phương pháp là chuyển qua nút M . rồi cho Shutter Speed thấp theo ý bà dưới từ 4 giây đi xuống, tất nhiên phụ thuộc vào ánh sáng. Tui vẫn để trừ 20 giây và F16… Phương pháp này họ hay dung để chụp thác nước hay giong nước suối…. Tức là tốc độ phải để chậm, tăng F stop lên số cao hơn…8 hay 11 hay 16 tùy ý.

Vậy lần này về VN đi Đà Lạt chụp thác nuớc nha bà.

Tui





Oct 25, 2008

THE UNDERSTANDING OF THE DUALITY OF THINGS - Thich Man Giac



[...]

The understanding of the duality of things is comparable to different people looking at a cup of water at the same time. For the ordinary person, it’s just a drink to quench his thirst. For the scientist, however, it is a chemical compound. And for the poet, ah, it’s a romantic symbol of a river running between banks, a place to keep a tryst with or to bade farewell to one’s beloved.

So each one of us peers at this cup of water from different perspective, just as we look at life and death from differing levels of understanding. The main question remains : How can we transcend that duality to reach the One, the One that encompasses both the one and the many, so that we can attain Enlightenment and become Buddha? To understand that both extremes, both opposites, are not contradictory but complementary means that you can transcend the duality to realize the One just mentioned, so as to become enlightened. That’s what Zen is all about.

So, do not say that laughing over crying, for both are necessary and essential for awakening your Mind to the Truth. Both are the Truth. Try to accept both of them as One, and you will be proud of being a Zen adherent.


[...]


A Zen talk
at International Buddhist Meditation Center
Los Angeles, August 1981
Trích "Basic Buddhism" by Thich Man Giac

Oct 23, 2008

NHÀ BÁO DU MIÊN & TÁC PHẨM “VIỆT NAM: SUỐI NGUỒN VĂN MINH PHƯƠNG ĐÔNG”- BIÊN KHẢO XÓA ĐI NHỮNG TỰ TI VỀ NỀN VĂN MINH CỔ VIỆT NAM

Ở Việt Nam, nhiều người đi du lịch Trung Quốc, thăm Tử Cấm Thành về thường so sánh rằng: “…Thiệt là hoành tráng! Điện Thái Hòa ở Huế của mình thua xa. Tàu họ văn minh thiệt!...”. Còn những người hay đọc lịch sử thì cho rằng: “… người Tàu họ có Khổng Tử, Lão Tử, những vĩ nhân văn hóa tầm cỡ thế giới. Họ phát minh ra giấy, thuốc súng. Họ văn minh hơn mình, nên đã đô hộ và tìm cách đồng hóa mình. Văn hóa Việt ảnh hưởng văn hóa Tàu rất rõ…”
Từ những lý luận này, nhiều người rút ra kết luận là mình không văn minh bằng Tàu, nên lép vế hơn Tàu là đúng rồi!

Chuyện nước lớn tìm cách dùng vũ lực để thôn tính nước nhỏ hơn là chuyện thường tình của lịch sử nhân lọai (trong đó có cả Việt Nam lấy đất Chiêm Thành). Nhưng nếu từ đó rút ra kết luận là nước lớn luôn văn minh hơn nước nhỏ thì chưa chắc! Có thực sự là nền văn minh Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng của nền văn minh Trung Hoa không?

Tôi bắt đầu nghi ngờ sự thật này khi nghiệm ra trường hợp của Tây Tạng: nếu những nỗ lực dành độc lập ngày hôm nay của người Tây Tạng thất bại, thì chừng vài trăm năm nữa nước Tàu sẽ là cái nôi cuả một nền văn hóa Phật Giáo uyên thâm của nhân lọai! Cách đây chừng một tháng, tôi được dự buổi ra mặt sách “Việt Nam: Văn Minh Suối Nguồn Phương Đông” của nhà báo Du Miên. Biên khảo này giúp cho tôi có một cái nhìn mới về hai nền văn minh Việt Nam, Trung Hoa…

Một chút về tác giả: nhà báo Du Miên sang Mỹ vào năm 1975. Hiện là chủ bút của tờ Thời Báo. Là một thành viên đắc lực của phòng trào Hướng Đạo Việt Nam từ trước 1975 cho đến khi ra hải ngọai. Đã viết một số biên khảo trước đây dưới bút hiệu Lê Thanh Hoa. “Việt Nam: Suối Nguồn Văn Minh Phương Đông” là cuốn sách biên khảo đầu tiên của anh được xuất bản.

Một cách tổng quát, cuốn sách đã đưa ra nhiều dẫn chứng để đi đến hai kết luận quan trọng:
- Nền văn minh của dân tộc Bách Việt tồn tại song hành, độc lập với nền văn minh Trung Hoa. Thậm chí, người Tàu đã từng học hỏi từ nền văn minh Việt, do dân tộc này đã hình thành một xã hội định cư, nông nghiệp trước cả tộc Hán.
- Một vài sự kiện làm vẻ vang lịch sử Trung Hoa như việc xây dựng thành Bắc Kinh, phát minh ra giấy lại là do người Việt thực hiện, nhưng người Tàu không công bố chi tiết này.

Điểm cần nhấn mạnh ở đây là tác giả đã sử dụng tài liệu của chính sử sách Trung Hoa, cùng một số nguồn thông tin từ các tạp chí Mỹ có uy tín, trung lập để làm bằng chứng. Chứ nếu lấy sử Việt Nam ra làm cơ sở thì sẽ kém thuyết phục. Hãy điểm qua một số dẫn chứng quan trọng từ trong sách:

- Theo bản đồ History Of China 5,000 B.C. của tạp chí National Geographic uy tín của Hoa Kỳ. Theo tài liệu này, Việt Tộc (Yue) đã định cư ở vùng châu thổ sông Trường Giang/Dương Tử trong khỏang thời gian đó, là dân tộc trồng lúa đầu tiên của thế giới. Trong khi người Tàu vẫn còn đời sống du mục mãi cho đến 1,000 B.C. Dân Bách Việt bị người Tàu đánh đuổi, xâm chiếm, đồng hóa, phải lùi dần về phương Nam. Chỉ còn Lạc Việt, tức Việt Nam, chi trưởng của Việt Tộc là còn tồn tại độc lập đến ngày hôm nay.
- Theo Sử Ký Tư Mã Thiên, thì Tổ Nhà Chu Cổ Công Đản Phụ đã cho hai thái tử của mình xuống đất Việt, cắt tóc xâm mình để học hỏi nền văn minh của dân tộc này
- Theo Thượng Thư, pho sử cổ nhất của Tàu, thì vua Nghiêu đã cho người sang đất Việt, học người Việt cách xem thiên văn, cách làm lịch và văn tự.
- Một trong những niềm hãnh diện lớn nhất của người Tàu là Khổng Tử. Trong Kinh Thi, Khổng Tử đã đưa Phong Dao Việt vào để dạy luân lý đạo đức cho xã hội Trung Hoa thời đó. Phong Dao Việt được xếp vào hàng chính phong để khuyên dạy dân Tàu, thế mới thấy nền văn hóa Việt cao quí biết bao.
- Theo The Cambridge History Of China, kiến trúc sư trưởng xây dựng thành Bắc Kinh là Nguyễn An, một người gốc Việt, bị sứ Tàu bắt (người tài) đem về làm họan quan vào thế kỷ 15
- Trên trang internet chính của Đài Phát Thanh Bắc Kinh có đăng truyện về Thái Luân, nhà phát minh ra giấy, một trong 4 đóng góp quan trọng của nền văn minh trung Hoa cho nhân lọai (cùng với thuốc súng, la bàn, kỹ thuật ấn lóat). Theo Bách Việt Tiên Hiền Chí, cuốn sử Tàu mà người Tàu dấu nhẹm suốt 500 năm qua, Thái Luân là người Việt, sinh ra trên đất Việt và làm quan dưới triều Hán.

Anh Du Miên trong buổi ra mắt sách
“Việt Nam: Suối Nguồn Văn Minh Phương Đông”

Trong tòan bộ cuốn sách, tác giả ít đặt nặng phần lý luận, mà đưa ra rất nhiều tài liệu để đối chiếu, chứng minh. Mọi thứ đều minh bạch theo kiểu “nói có sách, mách có chứng”, để ai cũng có thể nghiên cưú thêm.

Biên khảo này của anh Du Miên đặt ra nhiều công việc phải tiếp nối. Nên đem công trình này về Việt Nam để các nhà sử học trong nước tham khảo. Người trong nước cần nghiền ngẫm cuốn sách này nhiều hơn người Việt ở hải ngọai. Biên khảo cũng nên dịch ra tiếng Anh để có thể phổ biến rộng rãi hơn trên phạm vi quốc tế.

Cuốn sách không chỉ muốn lôi kéo người đọc đi tìm lại một quá khứ huy hòang đã mất của dân tộc Việt. Bởi vì hiện tại và tương lai mới là cái mà chúng ta cần quan tâm hơn. Người Mỹ chỉ có hơn 200 năm lịch sử, thế mà bây giờ nước Mỹ vẫn là cường quốc số 1 của thế giới, cho dù các nước ở Cựu Lục Địa chế diễu họ là “kém văn hóa”. Nước Trung Hoa ngày hôm nay đã là cường quốc kinh tế, quân sự, là một thế lực chính trị tòan cầu làm Mỹ, Nhật, Liên Âu phải kiêng dè. Còn nước Việt Nam chúng ta đang ở đâu trên bản đồ thế giới? Câu hỏi này luôn làm cho chúng ta đau lòng. Đọc “Việt Nam: Văn Minh Suối Nguồn Phương Đông”, chúng ta sẽ có một cái nhìn mới về vị thế của dân tộc Việt trong quá khứ, để từ đó xóa đi những mặc cảm không đáng có của chúng ta so với lịch sử Trung Hoa. Nhưng chúng ta cũng phải nhìn thẳng vào thực tại của một nước Việt đáng buồn ngày hôm nay, để biết rằng những Người Việt yêu nước còn rất nhiều thứ phải làm cho tương lai của dân tộc…


Đòan Hưng

HÔN NHÂN - Nguyễn Đình Toàn





HÔN NHÂN ...


... là dịch thơ tình
thành văn xuôi,


...là trò chơi
bạo nhất đời người.






Người mẫu: Quỳnh Như - Việt Hà

Oct 22, 2008

Exhibition LÁ RỤNG VỀ CỘI - Hoàng K. Phong


Vào tháng 11/2007, Doãn Quốc Vinh ra mắt người thưởng ngoạn bằng một cuộc triển lãm nghệ thuật đầu tiên của mình tại Hoa Kỳ. Trong cái “Ao nhà Lung Linh” của anh, người xem có thể nhận thấy ngay được mớ hành trang mà mọi người dân di cư nào cũng phải có: anh mang theo cái tấm lòng thương nhớ nơi chốn cũ quê nhà. Với hơn một trăm tác phẩm trưng bầy, một nửa là những tác phẩm hội họa thuần tuý, đủ để nói lên ước mơ của một hoạ sĩ là thể hiện cái đẹp trên khung vải. Nửa còn lại là những tác phẩm đa dạng khác như: tượng Phật, Phù điêu trên gỗ, những câu thơ lục bát thơ mộng do chính anh sáng tác, được lồng vào trong những cái khung cực kỳ mỹ thuật … Nếu như các tác phẩm hội họa nói lên cái “Nghiệp” họa sĩ của anh, thì những tác phẩm đa dạng còn lại nói lên cái “Nghề” của anh, nghề trang trí nội thất và với cái nghề nghiệp như thế, gần hai mươi năm qua trên con đuờng đi không hẳn chỉ đầy hoa bướm của mình, Doãn Quốc Vinh không chỉ bận bịu trong chuyện kiếm sống mà dường như, anh cũng bôn ba tìm kiếm những cái đẹp để cống hiến cho đời.


Một năm sau “Ao Nhà Lung Linh”, anh lại đến với giới thưởng ngoạn nghệ thuật tại Houston-TX, nơi song thân anh trú ngụ bằng một cuộc triển lãm cá nhân khác với chủ đề: “Lá Rụng Về Cội”. Doãn Quốc Vinh là người con trai thứ năm của nhà văn Doãn Quốc Sỹ. Anh chọn con đường hội họa, có lẽ vì trong thâm tâm mình, anh sợ rằng nếu chọn nghiệp văn, anh sẽ không thể thoát khỏi cái bóng mát nơi tàng cây lớn mà người cha đã trồng trong khu vườn văn học. Anh tự học hỏi, tự tìm kiếm, rồi cùng với những cơ duyên mà định mệnh đã dành sẵn cho mỗi con người … cứ thế mà Doãn Quốc Vinh lặng lẽ bước đi trên con đường tự chọn của chính mình. Nói một cách khác, phần xác thì do cha mẹ ban cho nhưng phần hồn của một nghệ sĩ thì tự anh sắp xếp.


Anh cho biết: nhiếp ảnh, hội hoạ, điêu khắc là những bộ môn nghệ thuật đòi hỏi người nghệ sĩ cũng như giới thưởng ngoạn cần có thời gian để thấm và vì thế, tôi sẽ không chúc anh thành công về mặt tài chánh trong cuộc triển lãm này, tôi chỉ mong sao những cố gắng miệt mài của anh sẽ gõ cùng một nhịp với trái tim người thưởng ngoạn.

HOÀNG KHỞI PHONG

Oct 21, 2008

From President George W. Bush to Master Sy Tam Doan


Dear Sy Tam Doan

Thank you very much for your letter and lovely picture. Yes indeed I see that everybody is working hard, building new houses and so on, and very happy too - everybody is smiling, I'm so glad!

Are you the little boy I saw the other day on the newspaper washing cars to raise fund for the victims of Hurricane Ike? You've been working hard too. I will have a present sent to you because you've been such a good boy!

As to your idea to have an extra day for rest, that's a good one, I will pass it to the Congress in Washington D.C. You know, it's the Congress who will decide on such idea - let's hope that they would agree, and then you'll have Friday, Saturday and Sunday as weekends.

In the meanwhile, Halloween is coming soon, and then Thanksgiving - make sure you enjoy your vacations and have lots of tricks and treats.

Sincerely yours
George W. Bush
President of the United States of America

From Oui - to President George W. Bush










Oct 19, 2008

COMIC - Street child o'mine

I'm so bored !


I don't know what to do!


Ah! Here they are - some straws.


Let's pick them up first, then figure out later.


I will make a broom ...


... to clean the house for Mummy.


But ... I need more straws .. more straws...


Ayya ! ... still not enough straw !


Have to change the game, then.
How about playing peekaboo with Mummy ???

Oct 17, 2008

LUẬT SƯ NGUYỄN QUANG TRUNG: CÂU CHUYỆN VỀ NHỮNG NGƯỜI ĐEM MÔN VIỆT NGỮ VÀO TRƯỜNG HỌC MỸ



Luật Sư Nguyễn Quang Trung (ngồi giữa)
trong một cuộc họp với Hội Đồng Giáo Dục Học Khu Garden Grove

Trong một bài viết trước đây cũng trong chuyên mục này về các trung tâm dạy Tiếng Việt tại Nam Cali, tôi đã nhắc tới nhữngï khó khăn trong việc duy trì việc dạy và học tiếng Việt trên đất Mỹ. Một trong những trở ngại lớn là thế hệ con em chúng ta không thấy được động cơ để học tiếng Việt. Lớn lên ở Mỹ, các em rất thực dụng, chỉ làm những gì có “benefit” cụ thể, chứ những khái niệm trừu tượng như “hướng về cội nguồn” thì khó thuyết phục chúng được.


Một trong những giải pháp hữu hiệu cho vấn đề này là việc học Tiếng Việt phải được công nhận như là một môn học chính thức trong các trường học Mỹ. Các em học môn Việt Ngữ sẽ được tính credit để ra trường như học tiếng Tây Ban Nha, tiến Pháp... Thật may mắn cho cộng đồng Người Việt tại Nam Cali đã có những cá nhân thấy được vấn đề, bỏ công lao ra để vận động với chính quyền để ý tưởng này trở thành hiện thực. Tại Học Khu Garden Grove, tiếng Việt được đưa vào các trường trung học từ cách đây hơn 6 năm rồi. Ta hãy nghe Luật Sư Nguyễn Quang Trung kể lại chặng đường gian nan để thực hiện được dự án có ý nghĩa này…

Anh Trung sang Mỹ từ năm 1975. Học kỹ sư điện tại UCLA, tốt nghiệp vào năm 79. Lấy bằng MS vào năm 85. Học thêm luật và có bằng hành nghề vào năm 93. Trong thời gian hành nghề luật sư, anh có nhiều thời gian hơn để làm việc cộng đồng. Cho đến đầu thế kỷ21, anh Trung nhận thấy rằng tiếng Việt ở Mỹ vẫn chỉ đóng khung trong cộng đồng của mình. Phải tìm cách đưa tiếng Việt ra main stream để nền Văn Hóa Việt có thế đứng mạnh hơn ở Mỹ. Vào năm 2000, Viện Việt Học ra đời cũng nằm trong mục tiêu ấy. Anh Trung là một trong những Sáng Lập Viên của tổ chức này.


Câu chuyện tiếng Việt đi vào các trường trung học ở Quận Cam bắt đầu từ mùa hè 2001, khi trường Westminster High School (thuộc Học Khu Huntington Beach, có khá đông học sinh gốc Việt theo học) cho thử nghiệm dạy Tiếng Việt lần đầu trong chương trình hè của mình. Cộng đồng người Việt Nam Cali nắm lấy thời cơ này, tìm cách vận động để đưa tiếng Việt vào chương trình chính thức. Thật ra, điều này đã được thực hiện trên San Jose (Bắc Cali) từ trước rồi. Dư luận, báo chí cũng đã bắt đầu đề cập đến vấn đề này cho Quận Cam, nơi có người Việt sinh sống nhiều nhất. Anh Trung, Giáo Sư Nguyễn Lâm Kim Oanh và một vài phụ huynh đã đi gặp Hội Đồng Giáo Dục của Huntington Beach để đưa ra đề nghị này. Qua nhiều lần bàn luận, tranh cãi, cuối cùng Học Khu cũng chấp nhận nguyện vọng của cộng đồng, đưa thí điểm môn Tiếng Việt vào chính khóa mùa thu năm đó.




Cái đích nhắm tới kế tiếp là Học Khu Garden Grove, nơi tập trung các em học sinh gốc Việt đông nhất. Đầu năm 2002, nhóm anh Trung tiếp xúc với Trưởng Học Khu Garden Grove để xin đưa chương trình Việt Ngữ vào các trường trung học của học khu. Không có trả lời! Phải tìm cách vận động hành lang trước. Dưới sự giúp đỡ của anh Nguyễn Văn Chuyên, là phụ tá của Thượng Nghị Sĩ Jordan thời đó, nhóm anh Trung xin được một cái hẹn để thuyết trình cho Hội Đồng Giáo Dục của Học Khu về sự cần thiết của việc dạy và học Việt Ngữ. Vẫn không nhận được câu trả lời dứt khóat ! Nhóm quyết định nhờ thêm tiếng nói của Thượng nghị Sĩ Jordan. Sau một buổi làm việc của ông và Học Khu Garden Grove, anh Trung được thông báo rằng đề nghị của nhóm đã được chấp nhận. Hai trường La Quinta và Bolsa Grande có được môn Việt Ngữ trong chương trình. Thừa thắng xông lên, Anh Trung và anh Chuyên xuống trường UC Irvine để thuyết phục họ đưa Việt Ngữ vào chương trình chính khóa. Kết quả thành công, UC Irvine cũng bắt đầu có lớp Việt Ngữ ngay mùa thu năm đó.


Bài học rút ra từ những nỗ lực đầu tiên của nhóm là: nếu không có người Việt nằm trong chính quyền của các thành phố, county…, các dự án theo nguyện vọng của cộng đồng rất khó được phê chuẩn. Vậy thì phải tìm cách đưa người Việt vào Học Khu. Năm 2002, Luật Sư Nguyễn Quốc Lân ra tham gia tranh cử và đã đắc cử vào chức vụ Uûy Viên Giáo Dục của Hội Đồng Giáo Dục Học Khu Garden Grove. Kể từ đó, mọi chuyện vận động trở nên dễ dàng hơn nhiều. Năm 2004, cả anh Trung và chị Nguyễn Lâm Kim Oanh cùng đắc cử vào vị trí này. Chương trình Việt Ngữ được đưa ra thêm một trường trong học khu nữa là Garden Grove High School.

Anh Trung rất tâm đắc với ý kiến gắn liền việc học tiếng Việt với những lợi ích cụ thể. Đối với học sinh gốc Việt, đặc biệt đối những em mới ở Việt Nam sang định cư, học tiếng Việt là cách dễ dàng để có thêm credit lên college. Đối với bác sĩ, nha sĩ, luật sư… người Việt ở Mỹ là một thị trường không nhỏ. Biết thêm tiếng Việt thì có thêm một thị phần. Mỹ là xứ sở thực dụng, nên khuyến khích con em đi học tiếng Việt nghe “make sense” một chút. Khi tiếng Việt còn, nền văn hóa Việt trên đất Mỹ cũng sẽ còn tồn tại. Hãy lấy gương tiếng Pháp trên trường quốc tế là ví dụ. Cho dù chính phủ Pháp bỏ nhiều tiền của để duy trì vị thế của tiếng Pháp nơi các nước cựu thuộc địa như Việt Nam, tiếng Anh vẫn cứ là sinh ngữ chính ở đây. Lý do là vì kinh tế Pháp không còn hùng mạnh như xưa nữa, cho nên ít người chịu học tiếng Pháp. Số phận tiếng Việt của ta trên đất Mỹ cũng sẽ vậy thôi.

Định hướng cho tương lai? Sau credit, môn Việt Ngữ nên được đưa vào chương trình AP (advanced placement). Các em học hết trung học, thi AP để có thêm credit ở các đại học, college. Các trung tâm Việt Ngữ của cộng đồng (dạy ngọai khóa vào cuối tuần) cũng nên liên kết với chương trình Việt Ngữ của các trung học, đại học. Mục tiêu là các em học tiếng Việt ở các trung tâm Việt Ngữ khi lên trung học sẽ tiếp tục theo chương trình Việt Ngữ chính khóa một cách dễ dàng hơn. Liên quan đến việc vận động chính phủ, anh Trung nghĩ là cộng đồng người Việt phải có được data riêng trong hồ sơ chính phủ như các cộng đồng Philipino, Hispanic. Hiện nay, Người Việt được xếp chung trong khối Asia Pacific khi phân lọai các cộng đồng sắc tộc, cho nên các dự án liên quan đến cộng đồng khó được phê chuẩn do thiếu các thông tin thống kê chính thức.

Gần mười năm qua, môn Việt Ngữ trong dòng main stream đã có những bước tiến dài. Đó là nhờ nỗ lực tâm huyết của những người như Luật Sư Nguyễn Quang Trung, Luật Sư Nguyễn Quốc Lân, Giáo Sư Nguyễn Lâm Kim Oanh… Vẫn còn nhiều việc phải làm để tiếp tục duy trì thành quả đáng trân trọng đối với cộng đồng này. Nhưng nếu nhìn xa hơn nữa, suy cho cùng thì tiếng Việt sẽ tồn tại vững mạnh trên xứ người nếu nước Việt Nam của chúng ta thực sự là một quốc gia dân chủ, giàu mạnh, là đối tác uy tín của các cường quốc kinh tế trên thế giới. Điều này sẽ chỉ mãi mãi là giấc mơ, hay sẽ thành hiện thực trong vài thập niên nữa?...


Đòan Hưng

Oct 15, 2008

NORMAL >< ABNORMAL - anh Tùng bình ảnh


HOÀN HẢO>< n="" o="">




















Hương biết không, đứng từ địa vị của quả cà "dị tật",
quả cà bé mà Hương thấy "đẹp" đó, mới là "dị"!
Và ngược lại! Vậy cái gì bình thường, cái gì bất bình thường?





Don't you know, Hương,
that for the «abnormal» tomato,

the little one that you found pretty is abnormal,
just as the «normal» tomato would call the other one abnormal!.
So then, which is normal, which is abnormal?

anh Tùng



Oct 14, 2008

HOME - HiengocHuyDang


Đêm hôm trước ngày bố đi thăm bà nội, mẹ phải thủ thỉ với O là nó phải be strong, nó khóc thì baby sẽ khóc, rồi mẹ sẽ khóc, rồi bố sẽ khóc, cho nên nó đừng có khóc nha. Nó gật đầu hứa với mẹ, cho nên tối hôm đó, nó đã khóc một chút trên giường trước khi đi ngủ để sáng hôm sau không phải khóc.

Sáng ngày hôm sau, O nghe lời mẹ dặn, cho nên hold lại. Hai tiếng trước khi mẹ chở ba bố con đi ra phi trường, Po đã mếu máo "Dad, I'm hopeless without you...."!!! O thì "I love you Dad...". Cái HOME của bố là wherever bố-mẹ-O-Po hang out together. Thành thử khi bố đi xa một mình, cả nhà buồn đến như vậy.

Trên xe, Po lâu lâu lại rú lên khóc. Tội nghiệp! Khi bố bước xuống xe, Po đã mếu liền Mẹ phải an ủi nó mà cái giọng cũng run run. O hỏi tại sao "me có sad voice?". Mẹ nói happy and sad mix together chứ không phải all sad. Happy là vì O very strong, O không khóc, vì mẹ cứ tưởng O là người sẽ khóc trước. Lâu lâu Po lại khóc rồi nói "Nó tội nghiệp without bố"! O muốn an ủi em nhưng xin lời khuyên của mẹ trước: "If I said don't think about it, có rude không mẹ?".

Sáng hôm sau ngày bố đi, O hỏi mẹ là "Nó có strong yesterday không?". Mẹ nói "Nó very strong, như tên của Nó - Eric". Rồi hai anh em thằng nó đi ra đi vô, nói "It's different without bố, no craziness, no music, no guitar..." nhưng không ai mếu nữa. Mẹ nói thì bật nhạc lên nghe cho đỡ nhớ bố. O request nghe nhạc ABBA. O feels much better. Ngược lại Po thì nói là the music reminds me of Dad, I miss him. Thế là mẹ phải ôm nó, mi nó như đã hứa hẹn hôm trước là khi nào nó nhớ bố , nó ra mi mẹ và khi nào mẹ nhớ bố thì mẹ mi nó.

Tối hôm nay sẽ cũng như tối hôm trước, Po ngủ với mẹ, còn O thì ngủ một mình trên giường của bố, tìm hơi bố. O còn nói là nó sẽ ngủ một mình for 3 weeks. Bố đang ôm bà nội ở HOME của ông bà nội. Ôm xong, bố sẽ về lại HOME của bố để mẹ-O-Po ôm bố.
SYNEY Oct 08
HNHD