Aug 29, 2008

The Lollipop - By Vit Doan

Photo by TiSan


The Lollipop


It was the day when I went to the coolest festival of all festivals. I went on a rollercoaster, ate candy, went on a ride, ate candy and that pattern went on 4 times. Then my eyes caught something.. A lollipop stand! It was big and colorful. Also so much swirls going around and around and around. I gave the cashier my money and took one lollipop with pink and blue stripes. I think of those flavors as blueberry, strawberry, or cotton candy! My mom was surprised when she saw my treat. “Haven’t you eaten enough already? “she asked me in a curious voice. I shook my head in disagreement. The day went on until nightfall. And we were home by midnight. I was so sleepy that I went in my room without brushing my teeth and slept.



“Wake up!” my brother said. “Get out!” I yelled back. Then something popped up in my mind, when I saw him in his day clothes. The dentist check up is today! I brushed my teeth and wore my clothes and in a flash I ran downstairs, into the car. When we were there I was the first one to get the check up. So I sat in my chair and opened my mouth. After a few minutes the dentist said “You have cavities!” I was so shocked at the news that I almost peed in my own pants! If I have cavities I would either have to get fillings or they will have to pull them out! I chose filling, so the dentist went off to find the cavity paste. I felt something in my pocket that wrinkled every time I moved. I figured out it was the lollipop wrapper. I looked on the nutrition side and saw something that made me gasped so loud. On the “grams of sugar”
chart, it was 1000 grams of sugar! I shrieked as my mom took the wrapper out of my hand. She must have heard me gasped and then sneaked up looking at it behind me. As the dentist came back with the paste and a hook she did all the work. After the check up the dentist said I would have to get my braces on November. That made me double yikes!


“I don’t want to have braces!” I yelled to my mom in the car. “Well eating all that sugar yesterday was sure quite a lot.” She replied. Then something had a flashback in my mind. I remembered that last night I didn’t brush my teeth. I was so disappointed about my loss memory on that little thing. So I have learned that when you are eating candy… eat a little bit and drink water after.


By Vit Doan


Aug 28, 2008

Phương Tiện Công Cộng Chính Tại London


Ở London , xe buýt vẫn là phương tiện thông dụng, cũng như xe điện ngầm thì truyền thống xe buýt London cũng đến 100 năm, nhờ vậy mà hệ thống công cộng tại Anh quốc vô cùng tiện lợi. Vấn đề Việt Nam chúng ta là không thể nào “ôn cố duy tân” được. Chẳng hạn hệ thống xe điện Hà Nội thời Pháp là một di tích công cộng, rất tiếc chúng ta không giữ được vào viện bảo tang. Hệ thống xe bus tại Sai Gon sau năm 1954 đã bắt đầu, rồi không ai quan tâm đến. Còn tại thành phố London có một viện bảo tàng về giao thông thì như vậy chúng ta cần phải trao đổi văn hóa với ngườI Anh về phương diện này.

Xe buýt London loại xe hai tầng cũ không còn sử dụng trên 2 năm rồi. Đi xe buýt London an toàn hơn xe buýt Việt Nam vì Bác tài Việt Nam luôn phóng xe, lái như bất cần. Khi xe dừng ở trạm xe, thì xe buýt Việt Nam cứ như muốn phóng đi khi người hành khách chưa kịp bước xuống. Bực xe buýt Việt Nam bước lên rất là cao, bở vậy những người có con nhỏ bước lên rất là cực nhọc. Còn tại London thì đi xe buýt không bị rơi vào cảnh như Việt Nam, nhất là xe Buýt London có hệt thống làm xe thấp xuống, khi xe dừng thì ngườI bước lên bước xuống dể dàng. Tiện lợi cho quí cao niên và người mẹ có con nhỏ.



Trạm xe Buýt tại London có nhiều tuyến xe hơn Việt Nam nên thuận tiện cho nhiều người vì họ có thể duy chuyển khắp nơi trong thành phố.




Xe điện Dockland là không có người lái xe, xe tự động chạy bằng hệ thống máy tính, vì nhu cầu phát triển đô thị, thành phố London mở rộng ra bên ngoài thì phải lập hệ thống công cộng mới. Hệ thống xe điện này mới trên 20 tuổi. Hiện giờ đang phát triển ra thêm vì London Olympic 2012, hiện giờ họ đang xây thêm nhiều tuyến đường. Còn Việt Nam chúng ta cũng đang xây một tuyến đường xe điện vậy hy vọng đến năm 2012 Việt Nam sẽ làm xong. Mong là sẽ không phải bị nghe những sự cố chung quanh mà công trình lớn lao của Việt Nam không làm xong đúng hẹn.

Bài viết và hình ảnh - Trần Quân

Aug 27, 2008

ANH NGUYỄN VĂN CHÂU & ĐOÀN LẠC HỒNG: NGƯỜI GÌN GIỮ NỀN ÂM NHẠC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM TRÊN ĐẤT MỸ



Nền văn hóa của một dân tộc bao gồm nhiều lĩnh vực: ngôn ngữ, âm nhạc, phong tục tập quán… Những nỗ lực duy trì nền văn hóa Việt Nam ở hải ngọai vì thế cũng phải được thực hiện bởi nhiều họat động văn hóa khác nhau. Trong một bài viết trước cũng trong chuyên mục này, người viết đã nhắc đến những khó khăn của các trung tâm Việt Ngữ trong việc duy trì tiếng Việt trong cộng đồng chúng ta trên đất Mỹ. Ngôn ngữ Việt là thứ sử dụng hàng ngày mà còn có nguy cơ bị quên lãng, thì âm nhạc dân tộc Việt chắc khó mà trụ được ở nơi xứ người? Tình cờ xem được tờ quảng cáo chương trình ca vũ nhạc Làn Điệu Quê Hương của Đòan Văn Nghệ Dân Tộc Lạc Hồng vào tháng 9 tới, tôi đã xin gặp được anh Nguyễn Văn Châu, Trưởng Đoàn để đặt lại câu hỏi giống như với phong trào Việt Ngữ: nền âm nhạc dân tộc Việt ở Mỹ chỉ tồn tại hay sẽ phát triển?

Anh Châu sang định cư ở Mỹ từ năm 87. Anh từng là giáo sư giảng dạy môn quốc nhạc tại trường Quốc Gia Aâm Nhạc Sài Gòn trước và sau 75. Sang đến Mỹ, anh Châu cũng phải chọn một nghề khác, nghề counselor cho tòa án, để làm kế sinh nhai. Nhưng anh không thể bỏ cái “máu văn nghệ” có sẵn trong mình lâu quá được. Chỉ sau một năm, tức là năm 88, anh Châu cùng với một số học trò trường nhạc cũ của mình thành lập ban nhạc nghiệp dư Lạc Hồng. Tôi rất ngạc nhiên khi anh Châu cho biết rằng mục tiêu của ban nhạc là cộng đồng người Mỹ chứ không phải là người Việt. Lý do là vào thời gian đó làn sóng người Việt di tản sang Mỹ rất đông. Người Mỹ ở Cali chỉ biết đến người Việt qua cuộc chiến tranh Việt Nam, qua những thuyền nhân tị nạn chính trị, kinh tế… Họ biết rất ít về nền văn hóa Việt. Anh Châu và ban nhạc Lạc Hồng dùng những nhạc cụ cổ truyền để trình tấu âm nhạc dân tộc Việt Nam tại các trường trung học, đại học Mỹ, để cho họ thấy được một phần nền văn hóa đã có từ 4,000 năm của dân tộc mình. Ban nhạc Lạc Hồng đã được chào đón nồng nhiệt bởi cộng đồng người Mỹ, và còn có phần… nồng nhiệt hơn bởi cộng đồng người Việt ở Mỹ đang phát triển rất nhanh! Ban nhạc phải thành lập thêm ban hợp ca để hát dân ca phục vụ cho cộng đồng người Việt. Rồi khi nhận ra người Mỹ rất thích xem các vũ điệu, anh Châu mời vũ sư Lưu Hồng và sau đó là vũ sư Luân Vũ về lập ra vũ đòan dưới sự tài trợ của California Art Council. Với một qui mô lớn nhanh như vậy, anh Châu nghĩ đến lúc phải chuyểân Lạc Hồng thành dạng hội đoàn để có đủ tư cách pháp nhân để xin tài trợ, gây quĩ… Năm 1990, Hội Phát Triển Nghệ Thuật Truyền Thống và Trung Tâm Lạc Hồng ra đời, trở thành trụ sở chính thức của Đòan Văn Nghệ Dân Tộc Lạc Hồng, là nơi đào tạo, tập dượt cho các đòan sinh.

Anh Châu cho biết con số thành viên của Đòan Lạc Hồng đã hơn con số một trăm, chia thành nhóm nhạc cụ, đòan vũ và ban hợp ca. Thành viên nhỏ nhất là 06 tuổi, và người lớn nhất đã trên 70! Điều tôi muốn nhấn mạnh ở đây là các đòan sinh đa phần đang ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Bởi vì lớp trẻ là mục tiêu của đòan trong việc nuôi dưỡng nền quốc nhạc Việt Nam trên đất Mỹ. Anh Châu cho biết để có thể làm được điều này, phụ huynh là một yếu tố rất quan trọng. Họ rất nhiệt tình, luôn luôn khuyến khích các em tham gia các buổi tập luyện, trình diễn như một hình thức tìm về nguồn cội. Rồi sau đó, chính các em đòan sinh lại lôi kéo bạn bè của mình vào đòan. Khi tham gia một buổi tập đàn, hát của các em thiếu nhi Lạc Hồng, tôi cảm nhận được lòng ham thích của chúng qua không khí vui tươi, thoải mái. Một cô giáo cho tôi biết lúc đầu các em đến còn bỡ ngỡ. Chứ bây giờ, có em còn khóc nếu bố mẹ không có thì giờ đưa đến trung tâm để tập hát cùng các bạn! Còn các em trong ban nhạc thì hãnh diện khi đi trình diễn các nhạc cụ cổ truyền của Việt Nam dân tộc mình. Dàn nhạc có đủ các lọai đàn tranh, đàn nguyệt, đàn tỳ bà, đàn bầu, đàn gáo, đàn nhị. Tôi thấy hai em trai ở khỏang tuổi teen trong ban nhạc rất hào hứng với cây đàn nhị. Chứ ở Việt Nam, hiếm có thanh niên nào muốn chơi “cây đàn đám ma” này! Bởi vì ở Mỹ chúng lại trở thành hàng hiếm, và là nét đặc thù riêng của dân tộc mình. Nói vui là “không sợ bị đụng hàng”! Anh Châu cho biết có nhiều người Mỹ rất thán phục cây đàn bầu của người Việt và ráng đi học để chơi được nó. Họ cho rằng chưa bao giờ thấy có một nhạc cụ độc đáo đến như vậy!


Để duy trì được sức sống của đòan là những nỗ lực không ngừng của anh Châu cùng một số thầy cô nòng cốt trong Đòan Lạc Hồng. Hiện nay anh Châu chỉ dành 40% thì giờ của mình cho công việc chính là counselor, còn lại là của Đòan Lạc Hồng. Trung bình khỏang một năm đòan có một buổi trình diễn lớn của riêng mình. Còn các buổi trình diễn nhỏ theo lời mời của các trường học Mỹ, các tổ chức, hội đòan của người Việt là rất nhiều. Theo anh Châu, cái khó khăn nhất là khâu biên soạn. Phải viết phần hòa âm phối khí cho các nhạc cụ cổ truyền Việt Nam, thường đâu có sẵn như những bản tân nhạc. Rồi còn phải chọn lựa những bài dân ca mới, phải có sáng tác mới để làm phong phú cho chương trình, nếu không khán giả và chính các em sẽ chán. Kế đến là vấn đề kinh phí để giữ được một chỗ để làm nơi sinh họat, tập dượt cho đòan. Ai cũng biết tiền thuê mặt bằng ở Mỹ rất cao. Trung Tâm Lạc Hồng, tọa lạc tại ngã tư Brookhurst- Hazard, hiện phải share với các họat động khác như lớp học, trung tâm văn hóa… thì mới đủ kinh phí duy trì mặt bằng này. Anh Châu bảo phải với tinh thần “lựa cơm gắp mắm, đòan mới có thể duy trì được họat động suốt bao năm qua. Các thầy cô làm việc với tinh thần tự nguyện không công. Tiếp theo nữa là lực lượng nhân sự trẻ tiếp nối cho thế hệ đầu đàn như anh Châu, chị Mai… Một số em được đào tạo bởi Đoàn Lạc Hồng nay cũng quay về để tham gia công tác đào tạo. Tôi có gặp Nga Mi , một trong những cô dạy hát cho các em. Nga Mi đã từng là một thành viên của đòan, hiện nay đã ra trường đại học để trở thành dược sĩ. Nga Mi trở về để góp một bàn tay với thầy cô cũ của mình. Anh Châu bảo các học trò cũ của mình như Nga Mi đều có tấm lòng, nhưng không phải ai cũng có điều kiện để đóng góp. Thí dụ như nếu các em ra trường rồi phải đi làm ở xa thì đành chịu!

Tôi đã đến xem một buổi tập dượt của các em trong đòan Lạc Hồng cho chương trình Làn Điệu Quê Hương. Do phòng ốc của trung tâm lạc Hồng đang sửa chữa, thầy trò kéo nhau về garage nhà Anh Châu để tập. Tôi hỏi anh Châu: “Hàng xóm có phiền hà gì không anh?”. Anh Châu cười: “Aên thua gì. Lát nữa còn chiêng trống um xùm hơn nữa kìa. Khu này tòan người Việt mình, nên thông cảm nhau lắm!”. Nhìn những gương mặt trẻ thơ hào hứng với những làn điệu dân tộc, tôi hình dung ra đằng sau đó biết bao nhiêu người có cùng lý tưởng giữ gìn nguồn cội. Đó là anh Châu cùng các thầy cô của đòan Lạc Hồng. Đó là những phụ huynh luôn khuyến khích, dành thì giờ đưa con em đến với đòan. Đó là những nhà tài trợ, những khán giả trung thành trong cộng đồng người Việt, thường xuyên ủng hộ các buổi biểu diễn của đòan. Thiếu đi một trong ba yếu tố đó, có lẽ sự tồn tại của những họat động ý nghĩa như vậy sẽ khó mà kéo dài. Tôi đã tự trả lời cho câu hỏi của mình đã đặt ra: cùng với đòan Lạc Hồng, nền âm nhạc dân tộc Việt Nam đang tồn tại và phát triển trên đất Mỹ. Tuy nhiên, tương lai của nó vẫn tùy thuộc vào chính chúng ta, những người Việt Nam đang sinh sống trên xứ người…

Đòan Hưng



Caption 1: Ban hòa tấu- hợp xướng của Đòan Lạc Hồng (hình do Đoàn Lạc Hồng cung cấp)
Caption 2: Thầy Châu cùng các em trong một buổi tập dượt cho chương trình Làn Điệu Quê Hương

Aug 24, 2008

TẾT TRUNG THU


Tết Trung Thu rước đèn đi chơi,
Em rước đèn đi khắp phố phường.









Lòng vui sướng với đèn trong tay,
Em múa ca trong ánh trăng rằm.




Đèn ông sao với đèn cá chép,
Đèn thiên nga với đèn bướm bướm,
Em rước đèn này đến cung trăng.

Đèn xanh lơ với đèn tím tím,
Đèn xanh lam với đèn trắng trắng,
Trong ánh đèn rực rỡ muôn màu .


Photos- VMSan

Aug 22, 2008

BREAD FRUIT - trái SA KÊ




According to an etiological Hawaiian myth, the breadfruit originated from the sacrifice of the war god . After deciding to live secretly among mortals as a farmer, Ku married and had children. He and his family lived happily until a famine seized their island.
When he could no longer bear to watch his children suffer, Ku told his wife that he could deliver them from starvation, but to do so he would have to leave them. Reluctantly, she agreed, and at her word, Ku descended into the ground right where he had stood until only the top of his head was visible.
His family waited around the spot he had last been day and night, watering it with their tears until suddenly a small green shoot appeared where Ku had stood. Quickly, the shoot grew into a tall and leafy tree that was laden with heavy breadfruits that Ku's family and neighbors gratefully ate, joyfully saved from starvation ...


Trái Sa Kê nhìn tưởng họ nhà mít vì vỏ cũng giống mít mà ruột cũng in hịt vậy luôn nhưng không có hột như mít.

Thật ra ... Sa Kê thuộc họ dâu tằm, có tên khoa học của cây Sa Kê là Artocarpus altilis.

Breadfruit (Artocarpus altilis) is a tree and fruit native to the Malay Peninsula and western Pacific islands. It has also been widely planted in tropical regions elsewhere. It was collected and distributed by Lieutenant William Bligh as one of the botanical samples collected by HMS Bounty in the late 18th century, on a quest for cheap, high-energy food sources for British slaves in the West Indies.

Chế biến món ăn từ trái Sa Kê dễ lắm. Món Sa Kê chiên chẳng hạn : bổ đôi trước, luộc sơ sau, rồi gọt vỏ, xong cắt mỏng, cuối cùng chiên. Ai muốn tẩm bột ngoài cũng được, không tẩm cũng chẳng sao.

Nước chấm cho món "Sa Kê chiên" có thể đơn giản chỉ là chén xì dầu dầm ớt hoặc cầu kỳ hơn là chén tương xí muội phi hành tỏi, trộn mè rang.





Có người lại cắt hình quân cờ bỏ vào canh súp rau (thế khoai tây) hoặc bỏ vào canh kiểm (thế khoai lang).

Quan trọng hơn cả, trái Sa Kê trị được nhiều bệnh :
  • Rễ trị bệnh suyễn và các chứng rối loạn dạ dày, đau răng
  • Vỏ trị ghẻ
  • Nhựa pha loãng trị tiêu chảy và kiết lỵ
  • Lá trị trị phù thủng, viêm gan vàng da

Vậy thì .... cây Sa Kê dễ thương quá trời : có ích cho đời từ gốc đến ngọn, từ trong ra ngoài luôn :)

Aug 21, 2008

... to cheer himself up - Mẹ Ngọc



Hôm qua Huy đi thi Spelling Bees Competition for Year 3 và hôm nay được selected in top 3 to compete with Year 4. He has a chance to represent his school in 10 years old catgory.

Winner của hôm nay's competition là top 2 winners only - Huy in top 3 but .... lost to 2 girls (2 Indian origin sisters). Huy về nhà buồn và có dropped a few tears and disappointed himself (Huy himself is his own worst critic). Bố Ển mẹ Ngọc thì mừng lắm tại vì Huy did try his best and lost to 2 well trained girls and belongs to the school's top 3. It's a great achievement.

Then Huy decided to cheer himself up by ... cooking pastas with Daddy.

Here are some photos of the day ...

Mẹ Ngọc

Aug 18, 2008

THIỆN TRI THỨC - Kim Cang Kinh Luận



Linh,

Trên đường đi làm hôm nay, ngồi trên xe, tao đọc cuốn "KIM CANG KINH LUẬN". Tao thấy có đoạn này hay tuyệt, đúng là điều tao đang cần "luyện":


- Văn Thù Bồ Tát hỏi Phật : hành trì làm sao kêu là Thiện Tri Thức ?

- Đức Phật nói: Thiện Tri Thức tâm tánh mềm mỏng, hoà nhã, giới hạnh tinh chuyên, lòng không tham lam tật đố, không ái luyến vật chất, tâm thường bình đẳng, ý không thương ghét, có đại phương tiện độ mình, độ người tùy theo căn tánh của mỗi người mà giao hoà, đủ pháp tánh trì lòng tốt với người, làm ơn cho người chẳng cần trả, tu hành trong sạch, không có lỗi lầm, thuyết pháp luận nghĩa đều hiệp kinh ý, người nào đầy đủ mấy việc này là thiện tri thức.

Wish me luck, Linh :)


Ghi chú:

Người ta thường phân Thiện tri thức thành ba hạng:



  1. Giáo thụ thiện tri thức (zh. 教授善知識), là những người có khả năng hướng dẫn, dạy dỗ trên con đường tu hành, là bậc thầy;

  2. Đồng hành thiện tri thức (zh. 同行善知識), là những người đồng chí, đồng hạnh, tức là người bạn tốt, trung thành;

  3. Ngoại hộ thiện tri thức (zh. 外護善知識), là những người giúp cho những tiện nghi, tạo điều kiện tốt cho người tu hành.

Trích Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Aug 16, 2008

Cúng cô hồn


Cúng cô hồn là một hoạt động tâm linh tương đối phổ biến tại Việt Nam.

Tín ngưỡng cổ truyền tin rằng con người có hai phần: hồn và xác. Khi chết, hồn lìa khỏi xác, xác bị phân hủy còn hồn sẽ tiếp tục tồn tại. Hồn có thể về trời, hoặc đầu thai kiếp khác (làm người hoặc vật), hoặc bị đày xuống địa ngục tùy theo những điều lành hay dữ mà người đó làm khi còn sống. Tuy nhiên, dân gian cũng tin rằng, nếu một người bị chết oan hoặc do tác động của những nghiệp xấu, các cô hồn không (hoặc chưa) được cõi nào tiếp nhận, phải lang thang và chịu đói rét, hoặc quấy rối người sống...

... Có những gia đình làm kinh doanh, họ cúng cô hồn nhiều lần trong năm, thường vào các ngày 2 và 16 âm lịch mỗi tháng. Trong các dịp cúng giỗ, ngoài cúng vái tổ tiên, người ta còn làm một mâm cỗ để cúng cô hồn. Dịp cúng cô hồn lớn nhất là ngày rằm tháng bảy, trùng với lễ Vu LanPhật giáo. Một số người tin rằng việc cúng cô hồn bắt nguồn từ ngày lễ Vu Lan này. của

... Các món đem cúng thường luôn có hương, hoa, đèn; gạo, muối, nước lã là những đồ cúng thô hầu như luôn có, kèm theo là các món ăn, tráng miệng v.v. Trong chùa hoặc tại các gia đình có truyền thống Phật giáo, người ta cúng bằng các món ăn chay. Một món đặc biệt hay gặp trong mâm cỗ cúng cô hồn là món cháo loãng, người ta tin rằng món này dành cho những linh hồn bị đày đọa phải mang một thực quản nhỏ hẹp không thể nuốt được thức ăn thông thường.

Buổi cúng thường kết thúc với việc vãi gạo, muối ra sân, ra đường và đốt vàng mã.

Ở vài nơi, người ta cho phép trẻ con cướp (cỗ) cô hồn khi việc cúng được tiến hành xong.

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Aug 14, 2008

1. Trích ĐỀ TỪ cho SỢ LỬA - N.S.Tế


Nhịp ba
Photo: Bồ Hùng Dũng


Năm 2005 tôi vừa mãn đệ tam nhiệm kỳ Đô Trưởng Hà Nội. Nhất định khước từ mọi lời khẩn khoản của thân bằng cố hữu, tôi xin cho được nghỉ ngơi tuổi già, nhường lại sân khấu đời cho những người đến sau. Tôi rút về ở một ngôi nhà cổ, tại một xóm hẻo lánh có hoa có đá kế cận thủ đô.

Mùa xuân năm ấy trời rét ngọt và hoa lan nở rất nhiều. Những con chim nhạn nhởn nhơ bay trên những vòm cây đổi lá. Áo tôi thấm sương mai. Tôi đã thì thầm chuyện trò cùng những người đã khuất. Tôi mỉm cười đáp lễ những người sống chào tôi dọc đường. Một thú vui hồn nhiên của tuổi thơ ấu tràn ngập lòng tôi.

Hôm qua tôi nhận được tin mừng. Đứa con gái đầu lòng của tôi lấy chồng ở tỉnh xa sinh hạ đứa con thứ 15 của nó và là gái. Nhà tôi mừng quýnh, nhỏ vài giọt lệ sương rồi hấp tấp đi thăm con gái, quên cả công việc thường xuyên mà mặc dầu tuổi già, bà ấy vẫn dành lấy làm là sửa soạn cái bàn viết, cuốn sách đọc và cây bút cho tôi. Tôi cứ lẩn thẩn nghĩ mãi rằng: Không hiểu làm sao mà trải bao biến đổi, với cái điệu sống lật đật đó, người đàn bà ấy vẫn cứ chịu khó mà sống mãi bên tôi! Hay người thương tôi buồn phải sống cô đơn ở cõi trần?

Tôi gọi ông lão bộc đã chăm nom tôi từ tấm bé và bắt ông ấy phải chạm cùng tôi một ly mai quế. Suốt đời tôi, tôi phải cái nhược điểm là cảm động trước sự sinh, kể cả từ lúc tuổi còn đang tráng kiện khi sự sinh, thương ôi, hãy còn là một hệ luỵ, hệ luỵ cho kẻ sinh và cho cả kẻ được sinh. Có khúc hát liên hoan ở kinh thành vọng về xóm làng. Tôi ngồi vào cây đàn dương cầm của con cháu nội, cùng hoà với nó khúc Đệ Cửu Hoà tấu của Beethoven. Đã lâu lắm tôi không chơi nhạc, tôi phải dựa vào con bé mà đi. Nghe như có tiếng trùng dương sô dồn vào thành đá. Không! Tiếng lửa reo trong lò. Bụi than nổ. Rượu lên men. “Trời không một vì sao. Biển mênh mông, ánh nước đen ngòm. Con thuyền vẫn đi chuyển đều…”.


Tôi bỗng nhớ tới một câu thơ cổ:

Anh về ngã xuống vườn nhà

Cây liền kết trái
Hoa rụng tơi tơi ủ xác
Anh chạy nhịp hai qua cách trở
Mắt bừng Thống nhất Tự do.

Và nhớ thương yêu một người bạn. Tôi biết có một người để tất cả lòng chí thành của hắn vào công việc nói dối để đến nỗi không còn là nói dối nữa. Không phải là một sự nói dối thiêng liêng đâu. Nó là sự thật khi mà nó là khát vọng hai năm rõ mười trong lòng Hắn, lòng Anh, lòng Tôi, lòng Chúng ta. Mọi sự thật đều phải bắt đầu ở khát vọng chân thành vô hằng cửu. Nhớ mùa nào chinh chiến trên hoa niên hai chục của đời tôi, rời ngưỡng cửa gia đình với cuốn sách ra đi kiếm kế sinh nhai, mẹ tôi có tiễn chân ra cửa rằng: “Con ạ! Mọi sự yếu hèn ở đời con có thể tha thứ được. Nhưng đến như phản bội chính cái lương tri của mình thì thật không có gì khả ố và đáng khinh bằng!...” (Tôi thì tôi vẫn tin rằng có những gái thành tâm hồi lương rất đáng kính yêu. Nhưng lại có những con đĩ, đĩ tới ruỗng xương tuỷ giả vờ hồi lương để đánh lận con đen, để chặng đường hồi lương của người đồng hội. Với những đĩ này bạn nhảy một bài, giả tiến giấy và đừng nói năng chi)....


còn tiếp ...


Aug 13, 2008

2. Trích ĐỀ TỪ cho SỢ LỬA - N.S.Tế

Con mèo mà trèo cây cau,
Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà?
- Chú chuột đi chợ đường xa,
Mua mắm mua muối giỗ cha chú mèo.

Tiếng ai đã tắt trong lối xóm, vạn vật lại trở về yên lặng. Tôi bước lên thềm nhà. Chiếc đồng hồ trong phòng buông tiếng ngân vang trong tĩnh mịch. Tôi đi vào phòng, còn thoáng trông thấy chú mèo chú chuột ôm nhau quay một nhịp ba vút lẩn vào trong hộp đồng hồ, sau cái cửa kính cũng vừa khép lại.

Bây giờ chỉ có một mình tôi trong nhà. Lửa vẫn cháy trong lò và than vẫn nổ. Một phút lạnh nghiêm sau phép lạ, không khí lại trở về điệu sống cũ. Tôi lại ngả mình vào chiếc ghế bành bên lửa. Hình như ít lâu nay tôi chờ đợi một người, một tráng sĩ ba năm trước đây có hứa lại thăm tôi sau cuộc viễn du không hẹn ngày về. Tôi mở một cuốn sách có những trang giấy vàng, nhàu mất mái, ra đọc.

“Chúng tôi là những kẻ sống dập vùi trong bão tố thời đại, là những tù nhân khát khao một tia sáng mặt trời và một đợt không khí trong lành [...] Hôm nay thuyền chúng tôi sa lầy sông cạn, nhưng mai ngày thuyền của chúng tôi nhất định phải ra khơi [...]

Cuốn sách này là của một ông bạn thủy thủ già trong một cuộc ngao du biển cả đã bắt đươc ở một khoang thuyền không người dạt vào bãi cát một đảo hoang. Ông bạn thấy tôi ưa đọc sách thì mang về tặng tôi làm kỷ niệm, mùa đông năm ngoái.

Cuốn sách thứ hai.

“Gươm đã rơi vào tay những tên gian ác. Chúng dùng gươm để tàn sát các bộ lạc khác mà cướp lấy những đàn súc vật.

Gươm thiêng đã đẫm máu nhiều, đẫm máu ô trọc để dem lại thanh bình cũng có, đẫm máu vô tội để gây oán cừu cũng có [...] Đêm đêm trong vỏ gươm thoát ra những âm thanh kỳ dị khi thì nhẹ như những tiếng thở dài, khi thì mạnh như những cuồng phong. Có lúc chợt nghe tiếng cười sảng khoái của khách anh hùng, lại có khi thấy tiếng khóc than bi ai của dân hiền vô tội.”


Tôi nhớ đã nghe ở đâu câu chuyện cổ tích này. Phải rồi, tác giả chính là ông bạn già chí thiết của tôi. Thì ra người mà tôi mong đợi không phải là một tráng sĩ mà là ông bạn già. Tôi nghĩ đến ông với một tấm lòng thành kính. Nếu ở đời này có một người mà tất cả là trong sạch, trong sạch trong yêu thương cũng như trong oán cừu, và trong sạch cả trong tội lỗi nữa thì người đó phải là ông bạn tôi. Mặc cho trần thế ngả nghiêng, mặc cho người đời sốt nổi, ông cứ một lối sống hiền hòa như một triết nhân, ung dung đi trên con đường hoa đã vạch.

[...] Hình như tôi đang ngủ một giấc ngon lành. Tôi thấy mình ngồi trên một phiến đá bên sông Hằng Hà nhìn sang bên kia bờ nơi một khu rừng xanh đen. Nghe như có tiếng thở dài thoát tự dòng sông lên. … Rồi tiếng một người con gái thoảng như gió, hay là nàng nhờ gió kể hộ (?) thủ thỉ như tiếng suối róc rách, hay là nàng nhờ dòng suối trong kể hộ (?)…

Chợt từ đằng xa tít, tiếng gió rú lên bật thành một điểm lửa.

“Điểm lửa loang dần theo chiều cao, phút chốc lan dài thành một đường lửa, tưởng chừng có hàng vạn con người đang đi lên núi. … A ha! Vũ trụ xém cong vì lửa!”.


Cuốn sách đó tôi biết lắm, nó đã đọc xong không biết là lần thứ mấy mà lần nào cũng có cái vẻ chăm chú “đầy thiện chí” y như nó đọc lần đầu. Điều này làm tôi nhớ ba năm trước đây – năm 2002 – hồi đó tôi còn tại vị nhiệm kỳ đô trưởng chưa hết, bọn chúng tôi có tổ chức một cuộc họp mặt lớn để ăn mừng thượng thọ ông bạn già (Bạn tôi sinh năm 1923). Nhân kỳ kỷ niệm này, hai nhà xuất bản lớn nhất Hà nội là “Hương Yêu” và “Hồn dân tộc” có cùng hợp tác để cho in toàn tập truyện cổ tích của ông bạn. Quyển sách đó được in theo khổ lớn 30x45 trên loại giấy sa tanh đầy bón, toàn khỏ chữ schelt lớn cỡ 10, trang nào cũng được minh hoạ rất đẹp. Lần này in lại, hai nhà xuất bản trên quyết định không lấy tên cũ là :
TRUYỆN CỔ TÍCH CỦA DOÃN QUỐC SỸ
(Toàn tập)
Họ đã xin được phép bạn tôi lấy lại cái tên “Sợ lửa” để kỷ niệm tập cổ tích đầu tiên của ông bạn đã cho xuất bản tại Sàigòn năm 1956 – năm đó nước Việt Nam còn bị chia hai với dòng sông Bến Hải.

Đúng ngày cử lễ thượng thọ thì cuốn sách đó in xong, dày tới 1125 trang. Tôi còn nhớ sau khi đã cùng chúng tôi chén tạc chén thù, ông bạn bèn ra ngồi bàn giở quyển sách mới in ra đọc. Chợt tôi thấ ông bạn già của tôi như trẻ lại, trẻ như con cháu nội của tôi đây, và ông bạn cũng gật gù mỉm cười, cũng nhíu lông mày cũng say sưa tưởng như truyện đó không phải do ông sáng tác. Tôi lại tự gậm nhấm lại một ý nghĩ đã ghi trên đây: “Nó là sự thật khi mà nó là khát vọng hai năm rõ mười trong lòng anh, trong lòng tôi, trong lòng chúng ta”.

Con bé cháu vừa ngẩng lên, thấy tôi mỉm cười, nó hỏi:
- Ông cười gì cháu thế?
Tôi bèn đáp:
- Không có gì đâu, cháu cứ tiếp tục đọc đi

NGUYỄN SỸ TẾ
1956

Photos: Bồ Hùng Dũng

TẢN MẠN VỚI NỮ CA SĨ QUỲNH GIAO VỀ CA KHÚC VIỆT NAM TRƯỚC 1975


Nói về nền âm nhạc ca khúc Việt Nam, rất nhiều người có cùng nhận xét: khán giả cả trong nước lẫn hải ngọai vẫn thích nghe những ca khúc sáng tác trước 1975 hơn là sau này. Cũng chỉ trong khỏang thời gian ba thập niên, những nhạc sĩ Việt Nam trong giai đọan 1945-1975 đã để lại một gia sản ca khúc đồ sộ, vô giá, mà có lẽ các thế hệ sau còn lâu mới bắt kịp.

Bình luận về ca khúc Việt Nam trong giai đọan này, đó phải là công trình cả ngàn trang giấy của các nhà phê bình âm nhạc. Những người hâm mộ thuộc thế hệ hậu bối như tôi, thường thì say mê ca khúc chỉ bằng cảm nhận khi nghe qua tiếng hát của một ca sĩ nào đó. Tôi nghĩ những ca sĩ thường hiểu bài hát & tác giả hơn là người nghe. Sang đến thể kỷ 21 này, tôi giật mình khi nhận thấy rằng những ca sĩ mà mình yêu mến ngày nào như Thái Thanh, Khánh Ly, Anh Ngọc, Duy Trác, Sĩ Phú… đang dần dần trở thành quá khứ! Tôi vội vàng tìm cách xin gặp nữ ca sĩ Quỳnh Giao, người em út trong lớp ca sĩ thế hệ vàng, để ghi nhận lại một vài suy nghĩ của chị về ca khúc Việt trước 1975…

Hiện nay, chị Quỳnh Giao cũng đã ít xuất hiện trên sân khấu đi nhiều. Lần gần đây nhất là trong đêm nhạc Dương Thiệu Tước -Tiếng Xưa Của Chúng Ta- vào tháng 7/08. Họat động âm nhạc thường xuyên nhất của chị bây giờ là dạy piano tại nhà riêng của chị. Có một điều khán giả hâm mộ như tôi ít biết đến: chị Quỳnh Giao là một pianist được đào tạo chuyên nghiệp có hạng của Trường Quốc Gia Aâm Nhạc Sài Gòn trước 1975. Có lẽ là do chị hay xuất hiện trước khán giả như là một ca sĩ hơn. Nhưng nếu có dịp được nghe lại những CD chị tự đệm đàn piano cho mình hát, chúng ta sẽ thấy rằng cả tiếng hát và tiếng đàn đều đẹp như nhau.

Khi được hỏi đâu là giá trị của những ca khúc Việt trước 1975, khiến cho khán giả ngày nay vẫn còn say mê nghe và hát, chị Quỳnh Giao trả lời có lẽ là ở tâm hồn của người nhạc sĩ. Hãy tưởng tượng khi Cung Tiến viết Hương Xưa năm 18 tuổi, Phạm Duy viết Khối Tình Trương Chi ở lứa tuổi đôi mươi, thì tâm hồn của những nhạc sĩ này đã trưởng thành như thế nào so với thanh niên cùng lứa của thế hệ hôm nay. Có thể nói rằng xã hội ngày nay với nền khoa học tiến bộ đã làm thế hệ trẻ rất giàu về mặt kỹ thuật, nhưng lại nghèo đi về mặt tâm hồn. Người nghệ sĩ ngày xưa, với những phương tiện đơn giản, đã dùng niềm đam mê, sự rung động thật của tâm hồn để sáng tác, cho nên những ca khúc của họ có chiều sâu để đi vào lòng người.


Tuy nhiên, chị Quỳnh Giao còn cho rằng yếu tố kỷ niệm cũng đã góp phần làm cho đời sống của các ca khúc trước 1975 dài hơn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta hay gắn một phần đời tươi đẹp của mình trong quá khứ với một bản nhạc, một lời ca. Khi viết bài Ly Rượu Mừøng, có lẽ nhạc sĩ Phạm Đình Chương đã cảm hứng từ không khí xuân rộn ràng, lạc quan vào tương lai của Miền Nam Tự Do. Để rồi từ đó, cứ mỗi độ xuân về, mỗi lần nâng chén chúc nhau trong ngày đầu năm, người dân miền Nam lại cùng nhau nghe, cùng nhau hát Ly Rượu Mừøng, để cùng có cảm giác “…hương thanh bình đang phơi phới…”. Bài hát này đã trở thành biểu tượng của mùa xuân miền Nam như vậy đó. Những cảm xúc của chúng ta dành cho bài hát này có thể không có ở những người sống ở miền Bắc, hoặc thế hệ trẻ lớn lên ở hải ngoại.

Một bài hát muốn trở thành bất tử thì bản thân nó phải là một bài nhạc hay. Chị Quỳnh Giao phân biệt ca khúc ra làm hai lọai: ca khúc phổ thông và ca khúc nghệ thuật. Ca khúc phổ thông thì dễ nghe, dễ hát. Đặt một giai điệu, rồi đặt lời vào là đã có một bài hát. Những ca khúc nghệ thuật thì đòi hỏi nhiều hơn. Phải có sự phối hợp giữa nhạc và lời. Tiết tấu, giai điệu và cả phần hòa âm cùng góp phần hình tượng hóa nội dung của lời hát. Là một trong những ca sĩ hay trình diễn ca khúc nghệ thuật, chị Quỳnh Giao cảm nhận được sâu sắc giá trị của những ca khúc này. Nghe Bến Xuân Xanh của Dương Thiệu Tước, ta có cảm giác mình đang lướt trôi trên một dòng sông, qua những bến sông êm đềm, cảm nhận những nhịp sóng vỗ vào mạn thuyền theo mái chèo đưa. Nghe Qua Suối Mây Hồng trong Đạo Ca của Phạm Duy, ta như đang xem cuộc chiến tranh dành Mỵ Nương của Sơn Tinh và Thủy Tinh, nghe Thủy Tinh làm mưa, dâng nước lũ qua lời hát “…sóng ầm ầm, sóng ầm ầm nổi dậy…”. Hoặc nghe Hội Trùng Dương của Phạm Đình Chương, ta phân biệt được rõ ràng đời sống ba miền Bắc- Trung-Nam trên ba dòng sông Hồng, Hương Giang và Cửu Long… Những ca khúc như vậy là một tác phẩm nghệ thuật, không nhiều trong nền âm nhạc Việt Nam sau 1975. Chị Quỳnh Giao nói những nhạc sĩ lớn thường có trình độ về âm nhạc lẫn bề dầy về văn hóa, cho nên họ mới có được những tác phẩm để đời.

Nhiều nhà phê bình âm nhạc quốc tế cho rằng những tác giả lớn của nền âm nhạc cổ điển Tây Phương như Beethoven, Tchaikovski… đều đem được nguồn nhạc dân gian của dân tộïc mình vào trong tác phẩm. Theo chị Quỳnh Giao, điều này cũng đúng với ca khúc Việt Nam. Dân ca là suối nguồn tâm linh của người nhạc sĩ. Để có giá trị lớn ở tầm vóc quốc tế, những ca khúc Việt cần tạo chỗ đứng của riêng mình bằng cách dựa trên nền dân nhạc. Tác giả nào thành công nhất trong lĩnh vực này? Đó chính là Phạm Duy. Oâng là người đã đem dân ca vào ca khúc của mình một cách tự nhiên nhất, thậm chí cải biên để cho dân ca trở nên phổ biến hơn trong nền tân nhạc Việt Nam. Những tác phẩm viết về quê hương như Tình Hoài Hương, Tình Ca, Nương Chiều,… đều trở thành bất tử dưạ trên nền dân ca Việt Nam. Còn nhiều nhạc sĩ khác cũng làm được điều này. Nhạc sĩ Lê Thương sáng tác không nhiều, nhưng Hòn Vọng Phu của ông xứng đáng là một tác phẩm để đời, mang đậm chất dân ca. Mặc dù Dương Thiệu Tước được nhắc đến nhiều với những ca khúc mang đậm nét cổ điển Tây Phương, nhưng hai nhạc phẩm rất được yêu thích của ông là Đêm Tàn Bến Ngự và Tiếng Xưa đều có âm hương dân ca.

Một đặc điểm nữa của những ca khúc trước 1975 là rất giàu cá tính. Nhiều nhạc sĩ tạo được màu sắc riêng trong những tác phẩm của mình. Giai điệu và lời của nhạc Trịnh Công Sơn như của một kẻ rong ca, không lẫn được với nhạc của ai khác. Ca khúc của Lê Uyên Phương đầy những tình cảm mãnh liệt của đôi uyên ương chưa muốn rời xa nhau. Nhạc Văn Phụng là nhạc của những người hạnh phúc, yêu đời… Những ca khúc đầy cá tính này lại còn được trình bày bởi những giọng ca cũng đầy cá tính nữa chứ. Chị Quỳnh Giao có cùng nhận xét với tôi là những ca sĩ trong nước bây giờ, giọng hát có thể rất điêu luyện, nhưng lại giống nhau quá! Chứ ngày xưa, từ Thái Thanh, Khánh Ly, Lệ Thu cho đến Thanh Thúy, Mai Lệ Huyền…, khán thính giả chẳng thể lẫn lộn được. Tại sao vậy? Bởi vì ca sĩ ngày xưa ít có ai được học hát trong những trường dạy thanh nhạc chuyên nghiệp. Họ tự nhiên hình thành giọng ca của mình. Bản thân chị Quỳnh Giao cũng chỉ đi học thêm kỹ thuật hát sau khi đã thành danh. Lại càng ít có chuyện ai bắt chước giọng ai. Người nghe thời ấy tha hồ mà lựa chọn giọng ca cho riêng mình. Nhạc sĩ cũng lựa chọn ca sĩ cho hợp với ca khúc của mình. Ai hát nhạc Trịnh hay hơn Khánh Ly? Ai có thể hát Bà Mẹ Gio Linh thống thiết hơn Thái Thanh? Nhạc Sĩ Vũ Thành thì cho rằng Quỳnh Giao hát Tiếng Chuông Chiều Thu mới là “tuyệt chiêu”. Đời sống tinh thần thời đó nhờ thế mà phong phú làm sao!

Tôi hỏi chị nam ca sĩ nào chị thích nhất, chị trả lời: Anh Ngọc. Giọng hát của ông là giọng hát của một “đại trượng phu”. Ông hát nhạc tình một cách từng trải, như người đã đứng trên những niềm vui nỗi buồn trong tình yêu mà kể lại, độc đáo vô cùng…Trong khi đó, giọng Sĩ Phú tình cảm hơn, kể chuyện tình nhiều cảm xúc hơn. Vì vậy, Sĩ Phú hát Cô Láng Giềng là nhất rồi. Thế còn nữ ca sĩ? Chị Quỳnh Giao nói ngay: Thái Thanh. Cô Thái là một hiện tượng, không ai có thể so sánh được. Nhưng nhiều khán giả chưa thích giọng hát này khi còn trẻ. Phải trưởng thành một chút, càng nhiều kinh nghiệm, vui buồn trong đời, nghe giọng cô Thái càng hay…

Nói chuyện với chị Quỳnh Giao về ca khúc Việt Nam trước 1975 như nói với người tri kỉ, không dứt ra được. Khi chia tay, chị còn gởi cho tôi vài CD của một số ca khúc Vũ Thành hòa âm trước 1975. Chị bảo rằng sau này nhiều nhạc sĩ cũng có dàn dựng lại, với kỹ thuật âm thanh cao hơn, nhưng không thể so sánh được với version này. Chị bảo đó là những món quà vô giá dành cho khán thính giả Việt Nam. Tôi nghĩ thầm (dù chị không hề nhắc): chị cũng là một phần trong món quà vô giá đó, đối với thế hệ sau như tôi…

Đòan Hưng



Caption 1:
Ca Sĩ Quỳnh Giao trong đêm nhạc Dương Thiệu Tước-Tiếng Xưa Của Chúng Ta

Caption 2:
Dương cầm thủ Quỳnh Giao trên đài Truyền Hình Việt Nam trước 1975


Aug 12, 2008

School - By con Vit



School

As we go back to school
We have memories of summer
And as we hold our brand new backpack, shoes, and supplies
Close to our new clothes, we will have a feeling that school will be a challenge for us!

But no worries, you will get to make cool friends, learn much more, and achieve all what you have learned at each step on a piece of TAKS paper.
If you work hard and believe that you can pass then school year wont be hard on you.

But remember, school isn’t about looks ok? :D


By, vit doan

To school!


Note:
Cha nào con nấy:

Cha DQThái zăng nghệ làm nhạc:
Thu Tha Phuong :
Theo Em Tren Loi Ve :

con DConVịt zăng gừng làm thơ

Lá trên trời ...

























Tôi chỉ có hai bàn tay,
Một tay hái lá trên trời,
Một tay tôi níu áo người tôi thương.


Bố Doãn Quốc Sỹ

Aug 10, 2008

THE LITTLE PRINCESS OF HIROSHIMA - chapter 8

Author: Pierre Marchand

Vietnamese : Doãn Thị Quý

English : Seamus Browne

Illustration: Catalina Pérez



Chapter 8 : Last days

To the end July, it was hot and brightened. The little princess seemed to go a lot better. " I have exceeded half of the thousand birds of paper ", she says to her brother, " then it is in the process to give me something truly well. ".


And truly, that arrived. Her appetite had returned and sufferings dwindled day after day. The doctor was very happy with the results and he says that finally she could leave the hospital to return home for some days. This night, the little princess does not sleep so much as she was so exited ! To continue to operate the magic, she fold again some more birds of paper.

Six hundred twenty one…

Six hundred twenty two…

It was so much wonderful to be again to the family’s house, especially for one of the most beautiful great feasts of the year. It was indeed the day where one celebrated, everywhere in the country, spirits of defunct that returned to visit those and these that they had liked on earth.

The house was fully decorated, flowers illuminating the table.
And the browned bird, just as the precious doll, were equally at the feast. The good odours of feast days filled the house from the kitchen. Some of the food had been had on the altar, for spirits.

The evening, the little princess noticed that even her mummy has gone out to light a lantern on the threshold of the house, in order that spirits could find their path in the dark night. Perhaps, but only perhaps, she was finally returned at her home to remain there.


During several days, all friends and the family went to their home. At the end of the week, the princess feels again pale and tired. She could not do more than sit peacefully on her bed, looking others moving around.


" The princess has good manners now. Her grandmother should be happy to see how her granddaughter became a beautiful young girl ", says her father. "

How can you to tell that ! I will like so much to see our beloved one full of life ! " replied her mother while running to the kitchen to hide her tears.


I render everyone sad thought the little princess. It hoped so much, she too, to become as before, and to render again her mum happy.


As if he had succeeded to read in her thoughts, her father says : " Do not worry. After a good night of rest, you will feel well again ".


But, the following day, the little princess had had to return to the hospital. For the first time, she feels well to be in her hospital’s bedroom, to the calm. Her relatives remained long, sitting to the edge of the bed. Increasingly often now, the little princess left in a sort of half sleep.

" When I would be dead ", she said as in a dream, " will you put my favourite cake on the altar in order that I could continue to eat some ? ".

Her mother, so shocked, do not know how to reply. She just took simply her hand, and squeezed it very very strong.

" Sleep, sleep ", told her father, with a strange voice, " that will not arrive before so many years. Does not abandon now, my child. You should just fold some hundred birds more… ".

The nurse gave her a medicine to help her to lull. Before her eyes shut down, the little princess touched the browned bird again.


" I am getting better ", she murmured to her doll, " And… one day I will run as fast the wind… ".


The doctor had ordered blood’s transfusions, and injections had become again familiar. " I know that’s hurt you ", he says, " but it is necessary to continue to try… ".


Her mummy came increasingly long to the hospital. Each afternoon the little princess recognized the noise of the familiar sound of her mother in the corridor. All visitors had to put special slippers to the entry. But, even so, the princess recognized the footsteps of her mum. She had a broken heart, squeezed to see the face of her mother so anxious.


It is her younger sister that brought her the great parcel closed in a red ribbon. Slowly, the princess open the cardboard. She discovers the wonderful dress that her mummy had always dreamt to offer her. The salt of her tears were burning her eyes.

" Why have you done that ? " she asked her mother by touching with her fingers the fine silk. " I will never be able to carry it, and silk costs so much… ".

" Your mummy has remained very late in the night, each night, to finish to sew it ", replied her father, " and one day you will carry it. Hold it, tries just right now, just to make your mother pleased… ".

With incredible efforts, the princess got up from her bed. Her mummy helped her to thread her dress and squeezed the great ribbon . The princess was happy that her legs resist. She walk until the armchair to caster, all surprised of her power to walk again. Everyone agreed to say that it was really a princess in this magnificent dress.

At this precise moment, her best friend entered the bedroom. The one who had offered the first bird. The doctor had authorized her to enter for some instants, for some instants only. She looked at the little princess with amazed eyes. " You are much more beautiful in this dress that with your school’s clothes ! " she exclaimed in a breath.


Everyone burst laughter, even the princess. " Oh well, I will carry it all days to go to school when I will be healed ! ", she replied.


During an instant, it has been as when all went well in her house. They made games of words, and sang even some songs. However, she went as discreetly as possible to sit, trying to hide her pain.

But it was worse that a simple pain. When her relatives shut the door, they had - them - found courage. The little princess had succeeded to hide anything of her sufferings, as a present for her relatives and her friend.


Before to lull, it succeeds however to make again a new bird.


Six hundred forty four…

Chương 8 : Những ngày cuối


Cuối tháng bảy, thời tiết ấm áp. Nàng công chúa bé nhỏ dường như cảm thấy khỏe khoắn hơn. Cô nói với anh “ Em đã làm được hơn 500 con chim rồi. Chắc chắn là điềm lành sắp tới”.


Mà thật vậy, cô bé ăn ngon miệng trở lại. Cơn đau cũng giảm. Bác sĩ rất vui. Oâng nói cô có thể về thăm nhà vài ngày. Đêm hôm đó, cô bé vui đến độ không ngủ được. Để duy trì phép lạ, cô gắng làm thêm mấy con chim nữa.

Sáu trăm lẻ một ….
Sáu trăm lẻ hai con rồi…

Thật tuyệt diệu được về thăm nhà vào đúng ngày giỗ tổ, ngày các vị quá cố trở về thăm con cháu.


Nhà được trang hoàng thật đẹp với những bình hoa tươi. Hiện diện cả hai vật quý : con chim vàng và con búp bê gỗ. Mùi thơm của những món đặc biệt cho ngày giỗ tổ toả khắp nhà. Cỗ bàn được bày cúng trên bàn thờ.

Đến chiều, cô bé thấy mẹ đã thắp ngọn đèn ở cửa ngõ để soi đường cho tổ tiên nhìn thấy lối đi. Biết đâu chừng nàng sẽ được ở lại nhà.

Trong mấy ngày kế tiếp, bà con thân thuộc tới thăm cô. Đến cuối tuần, cô bé lại xanh xao và mệt mỏi. Cô chỉ ngồi trên giường tiếp khách.


Ông bố chợt thốt nên lời : “Nàng công chúa bé bỏng của ba thật duyên dáng. Bà nội hẳn hãnh diện vì con”.


Bà mẹ tiếp lời “ Hẳn là thế ! Tôi mong con gái sẽ lại đầy sức sống!” Nói rồi bà chạy vội vào bếp lau nước mắt.


Cô bé thầm nghĩ “Tôi đã làm mọi người đau khổ” . Thâm tâm cô cũng mong mỏi được như xưa để mẹ cô vui sướng.


Dường như đọc được ý con, ông bố nói : “Đừng lo con! Sau một đêm ngủ ngon, con sẽ khoẻ
khoắn”.

Nhưng ngày hôm sau, cô bé đã phải trở lại bịnh viện. Và lần đầu tiên, cô thích trở lại căn phòng của cô nơi bịnh viện. Giờ đây, cô bé thường rơi vào tình trạng nửa tỉnh nửa mê.


Cô bé mơ màng nói với mẹ “ Mẹ ơi, khi con chết, mẹ đặt bánh con thích nhất lên ban thờ cho con ăn mẹ nhé”.


Bà mẹ thảng thốt, nói không nên lời và chỉ biết ôm chặt con vào lòng.
Người bố nói lạc giọng: “Ngủ đi con. Gắng nữa đi con, như xưa nay con vẫn vậy. Chỉ còn vài trăm con chim nữa mà thôi.”

Cô y tá đưa cho cô bé viên thuốc ngủ. Thêm một lần, cô chạm tay vào con chim vàng trước khi đi vào giấc ngủ.

Cô thì thầm với con búp bê gỗ : “Tôi sẽ khoẻ ra và một ngày nào đó tôi sẽ lại chạy đua với gió”.
Bác sĩ cho toa truyền máu hàng ngày. Ông nói : “Bác sĩ biết con sẽ đau, nhưng hãy gắng nhé”.
Cô bé xin vâng. Không bao giờ cô than phiền về cơn đau thể xác. Cảm giác đau đớn ẩn bên trong ngày càng gia tăng, đó chính là nỗi sợ chết. Cô phải chống lại nỗi lo sợ này như chống lại cơn bệnh vậy. Con chim vàng luôn nhắc nhở cô gìn giữ niềm hy vọng.

Mẹ cô ở bên cô lâu hơn. Chiều nào cô bé cũng nhận ra bước chân mẹ ngoài hành lang, dù rằng bà cũng như mọi khách tới thăm đều phải mang dép đặc biệt. Cô bé thật buồn khi ngắm nhìn gương mặt lo âu của mẹ.


Em gái đi cùng mẹ đến thăm, tay cầm gói quà lớn buộc nơ đỏ. Cô bé chậm rãi mở quà. Bên trong là chiếc áo đẹp nhất mà mẹ đã hằng mơ ước sắm cho cô. Mắt cô cay xè vì cảm động.

Tay mân mê hàng lụa mịn màng, cô hỏi mẹ : “Mẹ không phải làm vậy, vì con có mặc được đâu! Mà lụa thì quá đắt mẹ ơi.”

Ông bố lên tiếng : “Mẹ con thức suốt đêm khâu áo đó. Con hãy mặc thử cho mẹ vui…”.

Thu hết sức mình, cô bé bước ra khỏi giường. Mẹ giúp cô mặc áo và thắt nơ. Cô bé sung sướng, đứng vững. Cô bước vài bước tới chiếc xe lăm. Trong tấm áo mới, cô bé xứng danh là một nàng công chúa.


Ngay lúc đó cô bạn thân nhất tới thăm, người đã tặng con chim đầu tiên đó. Bác sĩ cho phép cô bạn vào thăm đôi phút. Ngắm bạn, cô thốt lời : “Bạn trông đẹp hơn trong bộ
đồng phục nhiều.”

Mọi người, kể cả cô bé cười vang. “Vậy thì khi tôi khoẻ lại, tôi sẽ mặc áo này đi học mỗi ngày”.

Trong khoảnh khắc, không khí vui nhộn như ở nhà. Mọi người đùa giỡn và ca hát. Rồi cô bé kín đáo ngồi xuống, gắng che dấu cơn đau. Khi rời khỏi phòng, bố mẹ cô cố lấy lại bình tĩnh.


Trước khi đi ngủ, cô bé gấp thêm một con chim.


Đã hoàn tất sáu trăm bốn mươi tư con ….