Jun 29, 2008

Living by Being



Your heart is indeed a thing of wonder as it delivers lift itself; it is essentially you. That organ in your chest is a model for understanding and applying the lesson of living by being.

Michael La Torra points this out in his commentary on this verse in A Warrior Blends with Life:

As the wisest of sages have always realized, the root of essential being is in the heart, especially in the heart-beat mechanism. From here, the radiance of essential being spirals upward to illuminate the head. This mechanism lies beyond any technology. You already inhabit it …. And through deep feelings (rather than superficial emotions) you can connect with it immediately … The ultimate act that enlightens involves no action at all.

You are a single beat in the one heart that is humanity. You don’t have to look outside your window or venture forth – all you have to do is just be in the same way that you allow your heart to be.

"Change your thougths - change your life" - Dr. Wayne W. Dyer

Jun 24, 2008

1. Trích BÀI HAIKU - Lê Đạt

Photo : Tía Dũng

Tướng quân Yoda la shogun lẫy lừng một thời. Ông bỗng chán cảnh binh đao rửa tay gác kiếm, gửi lại quyền bính cho người em ruột, rút lui vào một tu viện chính ông cất công xây dựng trong quần thể dinh cơ của mình.

Tu viện có một thư viện đặc biệt quý giá… Ngoài ra còn có bộ đồ trà thiên hạ vô song, men chảy mỏng như lá lúa, thuộc một nghệ thuật gốm đã thất truyền.


… Hình như đấng tối cao cũng chứng cho lòng thành của kẻ kiếm sĩ dốc lòng đổi nghiệp nên những hạt mộng bỗng nảy mầm trái tim quen với sự sát phạt, như bóng rợp lục chiến trường trơ trụi ngày xưa. Tướng quân Yoda bỗng làm thơ…


…Nỗi ao ước lớn của Yoda là gặp được Baso, người tu sĩ lang thang kiêm nhà thơ danh tiếng nhất thời đó. Mà gặp Baso có khi còn khó hơn gặp Hoàng đế, vì Hoàng đế tuy cao sang còn có địa chỉ. Baso thì vô định như một đám mây ma cà bông vào một ngày thu nổi gió.

còn tiếp ...

2. Trích BÀI HAIKU - Lê Đạt



Cho nên khi được tin Baso đang quanh quất ở địa phương, Yoda lập tức ra lệnh cho đám môn đồ chia các ngả đi kiếm bằng được người kỳ sĩ mời về tu viện. Một nhóm tam tam may mắn gặp baso đang ngủ dưới một gốc cây bàng già, cả người toát ra mùi sakê, quần áo xộc xệch, mặt mũi dung tục như một nông phu.

… Người môn đồ tam phúc của Yoda đã hỏi đi hỏi lại ông già quán gần đó: “Có đúng ông này là nhà thơ Baso không?”. Ông già quán trả lời thật thà: “Không biết có phải là nhà thơ Basô không nhưng ông ta đúng là Basô thường nợ tiền rượu của lão”. …Người môn đồ thất vọng… Nhưng vốn biết tính sư phụ rất nghiêm khắc, anh ta cứ cho võng cái thằng cha say rượu có cái tên là Baso kia về.

Nhìn con người bụi bẩn đầy tạp chất trên nền sạch như gương của tu viện… Yoda không khỏi băn khoăn. Đây có phải đích thực Basô không? … Nhưng kìa nhà thơ đã tỉnh giấc. Yoda trân trọng lấy bộ đồ trà cực quý như ta đã biết, hai tay nâng bát trà lên ngang mày cung kính mời khách. Chừng say rượu nên khát, Baso cầm bát trà, chẳng để ý loại men quý cũng chẳng cần đáp lễ, uống đánh ực một cái.

…Kẻ phàm phu này là nhà thơ Baso thật ư? Nhưng nom ông uống hồn nhiên và ngon lành quá đến mức người ta có thể nghĩ tất cả những nghi thức uống trà đều là trò rắc rối thiên hạ bịa ra để làm phiền nhau một cách vô tích sự. Yoda hơi dao động.

Còn tiếp...

3. Trích BÀI HAIKU - Lê Đạt

Photo: Tía Dũng

Yoda cách đó ít ngày có sáng tác một bài Haiku đặc biệt ưng ý:

Con chuồn chuồn ngô
Bứt hai cánh
Quả ớt.

Yoda đã chép bài thơ trên một mảnh giấy lụa siêu hạng, nét bút tung hoành như đường kiếm tuyệt luân. Tướng quân nửa cung kính, nửa tự hào đưa Basô. Ông ta liếc mắt xem qua rồi từ từ xoay ngược tờ giấy.

Cố nén bực tức nhưng vẫn không rũ bỏ được hết gay gắt, Yoda nói:
- Ngài đọc ngược…

Tướng quân bỗng rùng mình. Ông cảm thấy như mắt Baso lấp loáng những ánh trắng biếc của một vì sao lạ. Đúng không? Yoda chưa kịp xác định thì đã nghe thấy Baso nói thản nhiên, chẳng biết nghiêm túc hay bông lơn:
- Ngược thế mới thuận.
Và ông lấy bút viết nguệch ngoạc:
Quả ớt
Chắp hai cánh
Chuồn chuồn ngô

Yoda cầm tờ giấy lặng người: Chao ôi! Chỉ một cái đảo ngược mà đường trường vạn thuỷ thiên sơn có khi trọn đời tu dưỡng ông chưa chắc đã vượt qua nổi.

Trích trong tuyển tập "Mi là người bình thường", Lê Đạt

Jun 18, 2008

CÁC TỔ CHỨC TỪ THIỆN - BÀI 2

CHỊ ĐỖ ANH THƯ & VNHELP: GIÚP ĐỠ QUÊ NHÀ
BẰNG CÁCH ĐẦU TƯ VÀO CON NGƯỜI

Trong bài viết tuần rồi, chúng tôi đã giới thiệu về SAP-VN, về tính chuyên nghiệp cùng với lòng nhân ái thuần túy trong họat động từ thiện. Trong chuyên mục hôm nay, chúng tôi muốn đề cập đến VNHELP, một tổ chức từ thiện khác có trụ sở đặt ở Bắc Cali. Nếu như SAP-VN chọn đối tượng giúp đỡ của mình là các trẻ em khuyết tật, thì mục tiêu của VNHELP lại là chuẩn bị cho một thế hệ trẻ có cả tri thức lẫn tấm lòng cho quê nhà trong tương lai. Với một kế hoạch tham vọng như vậy, VNHELP giống như một con thuyền lớn, phải chấp nhận vượt nhiều đợt sóng lớn trên đường đi của mình. Tôi đã nghe chị Đỗ Anh Thư- Giám Đốc Điều Hành của VNHELP- nói về những thử thách đã gặp trong công việc...

Chị Đỗ Anh Thư (người đeo kiếng) và các trẻ em nghèo ở Huế

Chị Thư vượt biên sang đến Mỹ vào năm 79. Tốt nghiệp đại học Berkeley ngành vi tính. Đã từng làm software engineer trong hơn 20 năm cho nhiều công ty trong khu vực Silicon Valley. Năm 1991, chị Thư cùng chồng-Anh Đảm- và một nhóm thân hữu đồng sáng lập ra VNHELP, với mục đích giúp đỡ đồng bào tại quê nhà về mặt y tế, giáo dục. Chị giữ chức vụ Giám Đốc Điều Hành từ năm 2000 cho đến ngày hôm nay. Trong suốt thời gian này, chị Thư đã góp phần biến VNHELP thành một trong những tổ chức từ thiện của người Việt có tính chuyên nghiệp cao nhất, với những mục tiêu rộng lớn trong họat động giúp đỡ quê nhà.

Một trong những điểm thể hiện rõ sự chuyên nghiệp của tổ chức này là kể từ 2005, chị Thư chính thức xin nghỉ việc tại công ty Sun Microsystems để chỉ làm việc cho VNHELP. Lý do là các họat động của VNHELP đang phát triển mạnh, nếu không có người làm việc tòan thời gian sẽ bỏ lỡ nhiều cơ hội. Ở xứ Mỹ này, bỏ một công việc đang làm đều đặn trong 20 năm để chuyên tâm làm từ thiện là một quyết định rất mạo hiểm. Chị Thư cho biết: “…Tôi suy nghĩ và trăn trở nhiều lắm chứ. Khi nghỉ việc, tôi mất hẳn hơn 100.000 USD lương căn bản hàng năm cùng những bổng lộc khác. Nhưng tôi nghĩ đời sống vật chất thiếu hay đủ là do quan niệm của mình. Mình nghỉ làm software engineer thì sẽ có người khác thay thế. Còn công việc với VNHELP, những việc làm đem lại hạnh phúc to lớn cho đồng bào mình thì không phải ai cũng có và ai cũng làm được …”. Có lẽ chị Thư là một trong những người Việt ở Mỹ đầu tiên làm công tác từ thiện full time. Cũng giống như trong một công ty kinh doanh, chị phải chứng minh cho hội đồng quản trị và các mạnh thường quân của VNHELP là cách làm việc mới này sẽ đem lại những kết quả cao hơn rõ rệt.


Về mặt gây quĩ, các họat động gây quĩ của VNHELP được đánh giá là tổ chức rất chuyên nghiệp. Ví dụ như chương trình dạ tiệc Kind Gala vào mùa hè thu hút khỏang 400 quan khách, và chương trình văn nghệ Mùa Thu Cho Em với số lượng hơn 1,500 khán giả hằng năm. Các họat động như vậy đem lại ngân sách của VNHELP trong năm 2007 lên đến gần USD500,000. Tiền đóng góp của các nhà tài trợ cũng sẽ được trừ thuế theo luật định.


Các điều phối viên VNHELP tại nhà tình thương chùa Diệu Giác Sài Gòn.

Đối với các họat động trợ giúp tại quê nhà, VNHELP chủ trương đầu tư vào con người. Để chuẩn bị cho một nước Việt Nam thịnh vượng trong tương lai, dân tộc mình cần phải có một lớp người trẻ tuổi vừa có kiến thức, vừa có tấm lòng. Chị Thư đã ví các hoạt động trợ giúp của cộng đồng người Việt hải ngọai hướng về Việt Nam giống như trồng một cánh đồng lúa cho tương lai. Mỗi người đóng góp một tay. Người lo chuẩn bị chọn giống lúa tốt. Người lo diệt cỏ, trừ sâu. Người lo tưới nước, bón phân. Có phối hợp như vậy, mai đây mình mới mong có ngày lúa chín đầy đồng.

Ý thức được tầm quan trọng của dân trí, VNHELP đầu tư rất nhiều cho giáo dục. 300 học bổng Nguyễn Trường Tộ được phát hàng năm cho các em sinh viên ưu tú có hoàn cảnh khó khăn, nhằm giúp đỡ các em có điều kiện để theo đuổi việc học tập đến khi tốt nghiệp. VNHELP đặc biệt lưu ý đến các em sinh viên ở các tỉnh thành, có học lực khá, nhưng có nguy cơ phải bỏ học do gia đình không trang trải nổi chi phí ăn học. Kế tiếp là các dự án xây dựng trường lớp ở nông thôn. Từ năm 2000 đến 2007, đã có 26 ngôi trường mẫu giáo, tiểu học được xây dựng ở các vùng quê có sự tài trợ của VNHELP, tạo điều kiện cho biết bao trẻ thơ có một môi trường học tập an tòan, với tiện nghi tối thiểu .

Bên cạnh giáo dục là các dự án y tế. Ở một nước nghèo như Việt Nam, điều kiện y tế ở các vùng quê thật đáng thương tâm. VNHELP đem sự giúp đỡ y tế của mình đến những vùng xa xôi với sự góp sức của các tôn giáo. Ví dụ như trạm y tế Phú Thượng ở vùng núi Đà Nẵng. Nơi đây các soeur điều hành một trạm y tế, vừa là nhà bảo sanh cho các gia đình nông dân nghèo. VNHELP trợ giúp phần chi phí thuốc men, chi phí để các soeur đi khám và phát thuốc lưu động một tháng một lần. Hoặc ở trạm xá Tình Thương Cái Sắn, nơi chữa và khám bệnh cho nông dân nằm giữa An Giang & Rạch Giá. Điều hành chính là một cha xứ, cùng với sự hỗ trợ của các tín hữu Phật Giáo, Cao Đài, Hòa Hảo, Tin Lành. Ở đây VNHELP tài trợ một máy đo điện tâm đồ, máy siêu âm, cấp học bổng để ba em sinh viên địa phương đi học Đông Y, rồi trở về trạm xá để phục vụ đồng bào.

Các sceur tại nhà hộ sinh của trạm xá Phú Thượng Đà Nẵng

Giúp đỡ ở những nơi xa xôi ở khắp ba miền đất nước như vậy, các cộng tác viên của VNHELP tại Việt Nam cũng nhọc công lắm. Nhưng không phải lúc nào cũng được sự ủng hộ của chính quyền đâu. Ở Việt Nam, họat động từ thiện của nước ngoài hay bị nghi ngờ là… gián điệp. Một điều phối viên của VNHELP ở Việt Nam thỉnh thoảng lại bị công an gọi lên điều tra, thẩm vấn. Nhiều khi phát cáu, chị nói nếu làm khó quá thì sẽ ngừng việc trợ giúp, thì họ lại thôi!


Giận quá thì nói vậy thôi, chứ chị Thư và các cộng tác viên của VNHELP đâu có ngừng được. Nếu thấy khó là bỏ cuộc, thì những công việc tốt đẹp kia rồi ai sẽ làm đây? VNHELP thấy rõ những hạt giống tốt mình đã gieo suốt gần 20 năm qua đang vươn mình thành những cây lúa mạnh mẽ. Những sinh viên ra trường dưới sự tài trợ của VNHELP, ngoài kiến thức, các em sẽ nối dài cánh tay nhân ái đi khắp mọi miền đất nước. Những kết quả như vậy không định lượng được, nhưng nó có vai trò rất quan trọng trong việc hàn gắn đất nước trong tương lai. Có một thí dụ cụ thể: mười năm trước đây, Thọ là một em sinh viên quê ở Hội An, nhận học bổng của VNHELP để hòan tất chương trình đại học nha khoa của mình. Bây giờ Thọ vừa đi làm cho một công ty nước ngòai, vừa trở thành một điều phối viên đắc lực của VNHELP. Những người có năng lực như Thọ mà lại dành thời gian cho các họat động xã hội ở Việt Nam hiện nay là một điều vô cùng cần thiết.

VNHELP đầu tư vào con người cho quê hương là như vậy đó. Mong rồi sẽ có một ngày, các họat động trợ giúp quê nhà từ cộng đồng người Việt ly hương chỉ là phụ. Những con người trẻ tuổi đang ở trong nước, có con tim và khối óc như em Thọ, sẽ nhận lãnh trách nhiệm chính trong công việc đầy ýnghĩa này…

Đòan Hưng


Jun 15, 2008

Happy Father’s Day - Doan Dan Anh

Happy Father’s Day Poem


Happy Father’s Day!
Sorry I wrote this late
I wouldn’t want to end up being bait!
So listen up closely
As people does mostly
I spent my whole time playing my game
Like I was in aim!
My head wandered off
So I should have bought you some clothes from Ann Taylor
Loft!
That is the story of why I wrote this late...
But here is my saying that is still on time:

Happy Father’s Day!

Jun 14, 2008

Street photography - at CENTER park

















Em này !

Zì anh ?
















- zZzzzz
- (...cười)

Jun 12, 2008

The 2 non-stop bakers - Doan Dan Anh


Photo by chi Teo

A French bakery was opened and more attention was caught up. There were only 2 people that worked there. They both were named, Jack and Jennie. Jack was the cashier and Jennie was the baker, but both of them worked together. One morning, they got a call from a lady that will be having a huge celebration and will need 3 tiers of cake and chocolate filling with vanilla mix, and shipped to her in 2 days. She told them the design and sent a sketch of what the cake should look like. By the time, Jack and Jennie hanged up; they knew they need to get working. But not much people will be coming that day, so Jack spent the whole time being a baker. They started making the dough in the mixer. Jennie was in control of the ingredients and Jack was the mixer and will be adding some spices or liquid to the recipe if needed. They both worked really hard and stayed up all night. The next day, the cake needs to be frosted, covered with fondant, and decorated before midnight. So they had to be separated in parts. Jack was in charge of the frosting and Jennie was in charge for fondant and decorations. Jack was done with his station first and spread frosting all over the cake and walked the cake off in the cooling chamber. After being cooled, Jennie needed to put fondant on the cake. She used blue, pink, and green for each of the tiers. Right after that, she glued the decorations with water. She made flowers, animals, and food courses which were very cute! It took about 30 minutes to be done with the gluing. Jack placed the 3 tiers of cake together by brushing water on each surface. Jennie and Jack both walked the heavy but, beautiful cake to the truck. They were so proud of themselves and their work. And on the following days, they got a letter from the lady who asked for the cake. She was actually a food critic and sent a report around France. She loved the taste and color they splashed on. After the letter passed on through France, the bakery store was a famous place for desserts, coffee, and a great place for ordering cakes! Soon, Jack and Jennie made 104 cakes in just 3 weeks! And they got promoted to work at Vietnam for a few months. Once they got back to France, news got everywhere. They owned a new bakery somewhere in Paris and became one of the famous bakers, lived in Paris!


Made by Anh Doan

Dedicated to my dad's friend, who gave me a wonderful gift.


Jun 11, 2008

CÁC TỔ CHỨC TỪ THIỆN - Bài 1

Anh Thành trong một chuyến về thăm một cháu gái được trợ giúp ở An Giang


BÀI 1: ANH NGUYỄN NGỌC THÀNH & SAP-VN: TÍNH CHUYÊN NGHIỆP TRONG CÔNG TÁC TỪ THIỆN


“Lá lành đùm lá rách”, “thương người như thể thương thân”,… Có lẽ lòng vị tha, tinh thần tương thân tương ái đã bắt rễ rất lâu trong truyền thống đạo lý của người Việt. Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã có một lần trong đời làm một công việc từ thiện nào đó, như đóng góp cho đồng bào bị thiên tai bão lụt, tham gia vào các họat động gây quĩ cho những họat động từ thiện giúp đỡ cho quê hương, hoặc đơn giản nhất là bố thí cho một người ăn xin trong một chuyến về Việt Nam. Và chúng ta cũng biết rằng có rất nhiều tổ chức, hội đòan từ thiện của cộng đồng người Việt đang họat động trên xứ Hoa Kỳ này.

Đối với người Việt mình, khi nói tới họat động từ thiện, chúng ta thường nhắc tới hai từ : “Tấm Lòng”. Và chúng ta cũng dễ dàng đồng ý rằng chỉ với “Tấm Lòng”, các công tác từ thiện không phải lúc nào cũng có hiệu quả cao. Sang đến Mỹ, do phải thích nghi với tính thực dụng của xã hội này, nhiều hội đòan từ thiện Việt Nam đã đưa thêm “Tính Chuyên Nghiệp” vào trong hoạt động của mình.

Tôi đã có may mắn được trò chuyện với anh Nguyễn Ngọc Thành, Chủ Tịch của Hội Thiện Thiện SAP-VN, để nghe anh nói về cách kết hợp giữa “Tấm Lòng” và “Tính Chuyên Nghiệp” trong họat động từ thiện…

Anh Thành vượt biên sang đến Mỹ vào năm 83. Tốt nghiệp đại học ngành Computer Science, rồi trở thành giáo viên tóan & computer. Hiện nay, anh Thành là giáo viên tại trường La Quinta High School thuộc học khu Garden Grove.

Anh Thành bắt đầu tham gia họat động từ thiện giúp đỡ các thuyền nhân Việt Nam vào cuối thập niên 80. Đến năm 92, anh và một số thân hữu cùng họp bàn về việc giúp đỡ cho những người nghèo khổ ở Việt Nam. Nhóm nhận ra rằng để giúp đỡ Việt Nam một cách có hiệu quả hơn, mình phải có tổ chức đàng hoàng, được chính phủ Mỹ công nhận, để những người cho tiền được miễn trừ thuế thì mới thu hút được nhiều nhà tài trợ. Nhóm quyết định “chuyên nghiệp hóa” họat động của mình, bắt đầu lo thủ tục xin license, sọan Article of Incorporation … Đến tháng 12/1992, IRS công nhận SAP-VN như là một tổ chức phi chính phủ (NGO) với “nonprofit status”. Hội Thiện Nguyện SAP-VN chính thức được thành lập.

Một cháu gái được chọn để phẫu thuật tại Cao Bằng

Từ năm 1992, một số thiện nguyện viên SAP-VN đã về Việt Nam để làm quen với đất nuớc, con người và cách thức làm việc ở Việt Nam. Cũng trong thời gian này SAP-VN đã thực hiện một số chương trình trợ giúp thí điểm. Năm 1995 khi được chọn làm chủ tịch hội SAP-VN, anh Thành đã về Việt Nam, làm một chuyến vi hành “con đường cái quan” từ Nam ra Bắc, để trực tiếp tìm hiểu kỹ hơn các nhu cầu cần giúp đỡ của đồng bào mình. Đất nước còn nghèo, cho nên có quá nhiều nhu cầu khác nhau cần trợ giúp. Sau một thời gian thực nghiệm, SAP-VN quyết định tập trung họat động của mình vào việc tài trợ cho các ca phẫu thuật chỉnh hình cho các trẻ em Việt Nam bị khuyết tật. Các dạng khuyết tật được phẫu thuật điển hình như khoèo chân tay do bẩm sinh, di chứng bại não, hay dạng sứt môi hàm ếch. Một hình thức giúp cho các em một cuộc đời mới đỡ bất hạnh hơn.

Công việc được tiến hành từng bước một cách chuyên nghiệp, chặt chẽ. Mục tiêu quan trọng nhất là sự trợ giúp phải trực tiếp đến tay người nhận. Danh sách của các trẻ em khuyết tật xin phẫu thuật được cung cấp từ các cơ quan chuyên trách bảo vệ trẻ em của các tỉnh, có phối hợp với các cộng tác viên của SAP-VN tại Việt Nam. Công việc khám lọc và phẫu thuật được giao cho các bác sĩ và bệnh viện hoặc trung tâm chỉnh hình tại Việt Nam đảm trách. SAP-VN tiếp xúc, chọn lọc, ký hợp đồng tài trợ với họ cho các ca phẫu thuật được thực hiện. Hiện nay hằng năm có khoảng 600-700 trẻ em khuyết tật Việt Nam được SAP-VN tài trợ phẫu thuật. Dù không thể gặp gỡ tòan bộ, các thành viên của SAP-VN mỗi năm cũng cố gắng tiếp xúc trực tiếp với khoảng 200 em trong số này để kiểm tra hiệu quả của việc tài trợ.

Họat động gây quĩ của hội như thế nào? Hằng năm vào tháng 9 hoặc 10, SAP-VN tổ chức một buổi tiệc gây quĩ, “Cho Em Niềm Hy Vọng”, thu hút khoảng 400 người. Giá vé từ $50- $100. Tuy nhiên, các họat động gây quĩ này chỉ đem lại chừng 30% kinh phí họat động của hội. Nguồn tài trợ chính vẫn là tiền bảo trợ trực tiếp từ các nhà hảo tâm. Hiện nay trung bình SAP-VN quyên góp được khỏang $250,000 cho họat động trong năm của mình. Anh Thành cho biết có những mạnh thường quân, từ ngày thành lập hội đến nay, hàng tháng đều đặn gởi check $20 đến cho SAP-VN. Có những vị anh Thành cũng chưa bao giờ một lần được gặp mặt.

Hai cháu trai đã được phẫu thuật tại Qui Nhơn

Do đâu mà SAP-VN được sự tín nhiệm lâu dài của các nhà tài trợ như vậy? Đó là do TÍNH CHUYÊN NGHIỆP và SỰ MINH BẠCH. Anh Thành đã ví von rất hay: “Họat động từ thiện bằng tiền quyên góp giống như đi giữa hai làn đạn! Mình phải đi thẳng, chứ nếu không sẽ chết ngay!”. Theo anh Thành, “no hidden agenda” trong họat động của SAP-VN. Vào trong trang web www.sap-vn.org, phần financial statement (công khai tài chánh), ai cũng có thể đọc được tường tận các khoản thu chi của hội. Sự minh bạch cũng được áp dụng với các đối tác ở Việt Nam (bệnh viện, bác sĩ…). Các điều kiện để được nhận tài trợ, chi phí cho các ca mổ theo qui định của hội… được đàm phán công khai ngay từ đầu. Nếu tỉnh thành nào không đồng ý, hội sẽ đi tìm nơi khác để giúp đỡ. Cũng cần nhắc lại rằng, các nhà bảo trợ sẽ được miễn trừ thuế cho số tiền tài trợ theo đúng luật pháp Hoa Kỳ. Tòan bộ các thành viên trong hội đồng quản trị, ban điều hành đều làm việc tự nguyện không lương. Anh Thành-Chủ tịch SAP-VN- là người duy nhất được trả tiền vé máy bay về Việt Nam mỗi năm một chuyến để giám sát công việc. Còn lại, mọi thành viên đều bỏ tiền túi khi đi về Việt Nam trong những chuyến công tác.

Họat động của hội được tổ chức một cách khoa học như điều hành một doanh nghiệp. Đây là một điều hiếm thấy đối với các tổ chức từ thiện ở quê nhà. Có lẽ là do các thành viên trong ban quản trị, ban điều hành đều là những người đã hội nhập thành công trong xã hội Mỹ. Nhưng cho dù họ là những bác sĩ, nha sĩ, tiến sĩ, chuyên gia, sinh viên trong công việc hàng ngày, khi ngồi chung để bàn công việc của SAP-VN, họ có cùng một mục tiêu rõ ràng và duy nhất: Lòng nhân ái thuần túy. Khi mọi họat động của hội rõ ràng và minh bạch đến như vậy, mọi nghi kị, hiểu lầm rồi sẽ theo thời gian biến mất.

Tôi kết thúc câu chuyện với anh Thành bằng một câu hỏi riêng cho cá nhân anh: “Ở cái xứ Mỹ bận rộn này, động cơ nào đã đẩy anh vào những công việc từ thiện không lợi nhuận như vậy?”. Anh trả lời: “ Gia đình tôi đã có truyền thống nhân đạo từ lâu rồi. Hồi bé, tôi đã chứng kiến cảnh mẹ tôi giúp đỡ biết bao nhiêu người thân, hàng xóm gặp chuyện cơ nhỡ. Rồi khi vượt biên qua được đến Mỹ, tôi đã có cảm tưởng như là mình đã chết đi rồi sống lại. So với hòan cảnh khốn khó của những ngày còn ở Việt Nam trong những năm 79,80, những gì tôi có được ở Mỹ là thiên đường. Tôi tự cho rằng mình phải có trách nhiệm dành chút thì giờ, công sức, tiền của để làm dịu đi nỗi bất hạnh của người khác. Một hình thức chia xẻ, vậy thôi. Con tôi bây giờ cũng thế. Hễ có được một món tiền kha khá, chúng tự động trích ra để nộp vào quĩ của SAP-VN ngay…”

Tôi đi tìm hiểu “tính chuyên nghiệp” trong họat động của SAP-VN, nhưng cái đọng lại trong tôi sau buổi nói chuyện lại là “lòng nhân ái”. Thứ lòng nhân ái thuần túy, nó giống như pha lê, vẻ đẹp là ở sự trong suốt, không cần tô vẽ thêm một thứ màu sắc tôn giáo, dân tộc nào nữa. Có cách nào để mình vẫn nhân rộng được lòng nhân ái trong cái xã hội vật chất này không nhỉ?...

Tháng 4 -2008
Đòan Hưng

Jun 8, 2008

Something "đắng" ...















... for one super-sweet niece being born on 7th of June several years ago :)

HAPPY BIRTHDAY dearrr....



Hoa, "râu", quả mướp đắng

Jun 7, 2008

VUI BUỒN CÙNG NGHỀ NAIL - Bài 2 : Ý kiến trong ngành nail

Anh Tâm (Marketing Director)
và chị Linh (Education Director)
tại trường Thẩm Mỹ ABC

Trong bài đầu tiên của phóng sự “Vui Buồn Cùng Nghề Nail” vào tuần trước, chúng tôi đã ghi lại những nỗi niềm, lo lắng của một số chủ tiệm nail người Việt. Đó là hiện tượng phá giá, sự kiểm tra ngày càng gắt gao của State Board, và vấn đề độc hại trong môi trường làm việc. Để có cái nhìn khách quan hơn, đồng thời tìm hướng giải quyết các vấn đề này, chúng tôi đã gặp gỡ thêm một số cá nhân khác đang họat động trong các lĩnh vực có liên quan trực tiếp đến ngành nail. Sau đây là một số ý kiến ghi nhận được.


Anh Tâm Nguyễn, Marketing Director, Trường Thẩm Mỹ ABC:

Trường Thẩm Mỹ ABC được thành lập trên 20 năm, là nơi đào tạo hàng năm hàng ngàn thợ nail. Do vậy, anh Tâm hiểu rõ những khó khăn của ngành nail hiện nay. Theo anh Tâm, ngành nail phải thay đổi ngay một số lĩnh vực để tránh không bị tuột dốc thêm. Nên thấy được rằng giảm giá để không phải là cách tốt nhất để thu hút khách. Thiệt hại nặng nề nhất trong cuộc cạnh tranh giá thuộc về chủ tiệm và thợ. Trong lĩnh vực thẩm mỹ, khách hàng không đặt nặng yếu tố rẻ. Để đi vào được “main stream” của thị trường Mỹ, chất lượng, vệ sinh, customer service mới là những yếu tố quan trọng nhất. Các chủ tiệm nail nên ngồi lại với nhau để ngừng việc giảm giá không cần thiết. Đã đến lúc cần có một hội đòan tạo sự đòan kết để ngành nail tự cứu lấy mình.

Là người làm việc trong lĩnh vực đào tạo, anh Tâm nhấn mạnh đến việc nâng cao ý thức, sự hiểu biết của chủ tiệm và người thợ làm nail. Ngoài việc huấn luyện tay nghề, chuyên môn trong ngành thẩm mỹ, trường ABC luôn khuyến khích học viên phải hiểu rõ luật pháp qui định những gì cho ngành, và làm đúng theo những qui định đó. Chỉ đơn giản như vậy thôi, mình sẽ không phải sợ hãi trong các đợt kiểm tra của State Board. Hình như chính tâm lý sợ hãi đó của mình đã làm cho các nhân viên State Board thấy quyền hạn của mình lớn hơn! Anh Tâm cảm thấy xót xa khi thấy chủ tiêm nail bị phạt giống như ép vì không nắm vững luật lệ. Cần phải có một luật sư để bảo vệ quyền lợi cho các chủ tiệm nail người Việt này…


Anh Michael Ngô, Đại Diện của T4 Spa Concepts & Designs tại California:

T4 Spa Concepts & Design là công ty của người Việt đi tiên phong trong lĩnh vực thiết kế, cung cấp một số trang bị cho các tiệm nails & spa phù hợp với thị trường Mỹ. Theo anh Michael, nguy cơ người Việt mất dần thị trường ngành nail vào tay cộng đồng khác là có thật. Thí dụ như người Hàn Quốc đang xâm nhập vào thị trường nail cao cấp. Họ mua lại các tiệm nail của người Việt, tân trang và nâng cấp lên. Các tiệm Hàn Quốc tuyển thợ từ nhiều nguồn sắc tộc khác nhau. Khách hàng Mỹ thường thích các tiệm của người Hàn Quốc vì họ rất sạch sẽ. Họ cũng có một tinh thần đoàn kết cao. Các chủ tiệm Hàn Quốc không phá giá để cạnh tranh lẫn nhau. Nếu người Việt không biết cải tiến, sẽ có một ngày thợ Việt Nam chỉ còn làm công cho chủ Hàn Quốc!

Anh Michael đặt vấn đề vệ sinh lên hàng đầu. Vì đó cũng là yêu cầu đầu tiên của khách hàng Mỹ. Thay vì cắt giảm chi phí để cạnh tranh gía, các chủ tiệm nail nên dành chi phí đó để đầu tư cho tiệm của mình sạch và đẹp hơn, sử dụng những kỹ thuật mới. Thí dụ như T4 Spa đã nghiên cứu thành công một kỹ thuật mới dùng cho ghế spa, rất bảo đảm an tòan vệ sinh, đó là Sanismart sytem. Sanismart system gồm có hai phần: Sanimart liner là lọai trây nhựa dùng một lần rồi bỏ; cùng Sanimart jet là một thiết bị đánh nước cho ghế spa, dùng chung với trây nhựa, không cần whirlpool & pipeless jet mà nước vẫn massage mạnh. Khách hàng yên tâm về khâu vệ sinh đối với kỹ thuật mới này.

Anh Michael Ngo tại T4 Spa Showroom

Anh Michael còn đưa ra quan niệm mới về thiết kế những tiệm nail-spa của người Việt mình trên đất Mỹ. Các tiệm nail nên giao cho một người có chuyên môn thiết kế, trang trí nội thất, sắp đặt tiệm của mình. Thường người Việt hay tự làm để tiết kiệm chi phí, do đó đôi khi không hợp với thị hiếu của người Mỹ. Nên lựa chọn vị trí đặt tiệm nail cho hợp lý. Tiệm được thiết kế chuyên nghiệp, sẽ tạo nên không thư giãn, thỏai mái, rất cần cho khách hàng. Đó là cách cạnh tranh, thu hút khách có hiệu quả, chứ không cần giảm giá…

Một nhân viên của State Board:

State Board kiểm soát kỹ các tiệm nail là do có nhiều đơn thưa kiện của khách hàng và của cả thợ nail, họ đưa ra nhiều chứng cớ cụ thể. State Board có nhiệm vụ bảo vệ sức khỏe của công chúng. Nhiều chủ tiệm nail, thợ nail làm không đúng theo tiêu chuẩn vệ sinh, nên bị phạt là đúng. Các chủ tiệm nail người Việt nên chấn chỉnh ngay để lấy lại niềm tin của khách hàng. Nếu không, thiệt hại sẽ rất lớn. Việc chủ tiệm nail cạnh tranh phá giá hầu như xảy ra khắp nơi. Họ nên có tình đòan kết thì sẽ thành công hơn.

Việc tạo nên một hiệp hội để các chủ tiệm có dịp ngồi lại, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau là quá tốt. Cũng nên có một luật sư đứng ra giải thích và bảo vệ quyền lợi cho những người làm nail…

Chủ một tiệm nail supply:

Để có thể giảm thiểu độc hại hóa chất cho cả thợ nail lẫn khách hàng, các chủ tiệm nail có sử dụng một số thiết bị, hóa chất đời mới. Như vậy, thay vì hạ giá, các chủ tiệm nên dùng số tiền này để làm chi phí cho việc sử dụng những sản phẩm mới tốt hơn cho tiệm của mình.

Thí dụ như có một loại quạt thổi để bàn, vừa có thể trở thành quạt hút để giữ lại các hóa chất bay hơi. Lọai quạt này có kích thước nhỏ gọn, bộ lọc có thể rửa và dùng lại, rất tiện lợi. Về hóa chất, có những lọai bốc hơi chậm, hơi khó sử dụng nhưng lại đỡ độc hại hơn nhiều. Có rất nhiều sản phẩm tốt được giới thiệu ở các trường thẩm mỹ. Các chủ tiệm nail nên tìm hiểu thêm ở đó …

Trên đây chỉ là một số ý kiến chọn lọc của nhiều người mà tôi đã gặp. Có một điều mà hầu như ai cũng đồng ý: một hiệp hội ngành nail nên ra đời để tạo sự đòan kết và bảo vệ quyền lợi cho những người Việt đang làm trong ngành nail. Ta hãy chờ xem liệu ước mơ của họ có thể biến thành hiện thực hay không…

Đòan Hưng

Jun 4, 2008

BỐ


Tháng trước viết bài về Mẹ. Tình Mẹ-Con thì bạt ngàn như sông nước Hậu Giang. Chuyện về Mẹ thì mênh mang vô tận, nên viết về Mẹ bút tuông như kể chuyện. Nhưng ơn nghĩa sinh thành không thể thiếu bóng của Bố, mà viết về Bố thì khó hơn cả làm thơ. Tháng Sáu, một ngày cho Bố. Viết cho Bố mỉm cười.

Có hơn một danh từ để gọi Bố. Nhưng tiếng “Bố” khi đọc lên nghe thuận tai hơn hết trong văn viết. Tiếng “Bố” nghe cũng hiền hơn, và có lẽ vì hiền nên thấy gần hơn. Không lai láng mềm mại như tình cảm của Mẹ, Bố thương con thâm trầm và nhiều khi nghiêm khắc. Cả khối óc của Bố là ngày đêm hoạch định lo toan cho tương lai của đàn con. Sức lực của Bố là cuộc sống thường ngày của cả nhà. Suốt cả quãng đời tráng niên cho đến lão niên của Bố là những bữa cơm ngon của gia đình, là cái áo ấm con mặc khi trời trở lạnh, là quyển sách hay dạy con vào đời, là bình sữa ngọt cho đứa em thơ, là hàng trăm thứ không tên không phải trên trời rơi xuống….. mà tất cả là từ Bố. Cứ như thế ngày này qua tháng khác, anh chi em con lớn, khỏe, đẹp, thành nhân, hạnh phúc,…. và Bố già đi. Thương Bố lắm, Bố ơi!!!


Chỉ ngắn gọn như vậy thôi vì Bố không thích nhiều lời mà con thì cũng không quen nhiều chuyện với Bố. Bố-Con cũng đã quen chuyện như vậy khi Bố còn trẻ và con còn dại. Bố ngồi nhà trên, con lẻn nhà dưới. Bố đi ngủ,con đi quậy. Bố nghiêm mặt dạy thì lưng Mẹ đã che mặt con…..Cứ như thế ngày này qua tháng khác, Bố vẫn thương con kiểu của Bố, con vẫn nể Bố cách của con…… con hết dại và Bố già đi. Thương Bố nhiều hơn, Bố ơi!!!

Bố-Con vẫn ít lời vì Bố không thích nhiều lời mà con thì cũng không quen nhiều chuyện với Bố. Vây mà mỗi lần nhớ lại quãng đời thơ ấu thì Bố lại bàng bạc trong kỷ niệm của con…..

Cho tôi lại ngày nào

Trăng lên bằng ngọn cau

Me tôi ngồi khâu áo bên cây đèn dầu hao

Cha tôi ngồi xem báo. Phố xá vắng hiu hiu
Trong đêm mùa khô ráo tôi nghe tiếng còi tàu

Cho tôi thời niên thiếu cho tôi lại ngày đầu


Cho đi lại từ đầu chưa đi vội về sau

Xin đi từ thơ ấu đi vui và bên nhau

Trong tim thì sôi máu khóe mắt có trăng sao

Bông hoa cài trên áo, trên môi một nguyện cầu


Cho đi lại từ đầu chưa đi vội về sau

Cho đi lại từ đầu chưa đi vội về sau...


Phạm Duy- Kỷ Niệm


Tháng Sáu, một ngày cho Bố

một đời cho con.

Sông Vàng Tuổi Bạc –

Tháng Sáu, hai không không tám.

Jun 2, 2008

LONDON .. KHÔNG CÓ GÌ LẠ - Hoàng Quân

Dear Bà Hương,

Khi bị xì chét (Stress) hay mệt mỏi với công việc, tui đi chụp hình. Cho bà coi vài tấm ảnh chụp London vào hoàng hôn... À, không chụp bằng Digital mà chụp bằng máy cổ lỗ sĩ, chụp bằng máy phim, nhưng chỉ hơi khác là chụp bằng phim SLIDE chứ không phải phim mình hay chụp trước kia.

Tấm 1
Cũng như Tháp Effeil tại Pháp thì London có hình tượng cái chuông đồng hồ BIG BEN. Du khách cũng chỉ tới ngó cái đồng hồ rồi chụp một tấm hình xong đi về xứ, đem ra khoe cho bà con thiên hạ là đã tới LONDON rồi vậy chấm hết. Tuy nhiên nếu ai đã xem phim SHANGHAI KNIGHT 2 do JACKIE CHAN đóng thì phần đánh nhau gây cấn nhất là chỗ đồng hồ BIG BEN này.


Tấm 2
Khu miền đông London được phát triển nhờ khu vực DOCKLAND. Thiệt ra chỗ này là khu thương mại văn phòng mà thôi, nhưng là đất tư nhân, đứng ngoài chụp vào thì OK nhưng đem máy hình loại PRO vào trong trung tâm khu vực thì không cho chụp. Nếu ai xem BASIC INSTINT 2, do cô đào SEXY Sharon Stone đóng thì phần mới vào phim là cảnh mang nhiều hình gợi dục nhất là chiếc xe chạy trên đường hầm London vào khu Dockland, cô đào Sharon Stone khiêu khích quá là xe bay xuống sông luôn. Trong hình tui chụp là chỗ đoạn sông xe bay xuống.



Tấm 3
Năm 2000 thì London xây lên cái Con Mắt London (London Eye), thiệt ra để làm chi, tui cũng chẳng rõ, nhưng London xây xong thì hình như Trung Quốc và Singapore cũng xây một cái hay sao đó ... Có những người họ vào cái thúng xoay để kêu ông CHA nhà thờ làm lễ cưới.

Tấm 4
Cái toà nhà này thì cũng chỉ nằm trên giòng sông THAMES, bảo đặc biệt thì không có gì để nói nhưng kêu kể chuyện thì có. Toà nhà này trước kia là toà nhà hành chánh London, ngày xưa trong đó có văn phòng cấp tiền cho Sinh Viên đi học Đại Học thì những thằng như tui phải vào đó nộp đơn xin tiền học phí và tiền ăn. Giờ thì đóng cửa rồi, người Nhật đã mua toà nhà này, trong đó có một nhà hàng Tàu và tui một lần đã quay phim đám cưới trong đó.


Tấm 5
Phố xá London về đêm.

Tấm 6
Nếu bà là FAN của băng nhạc Pink Ployd thì trong một Album của nhóm PINKPLOYD đã chụp tấm hình này để làm ảnh trang bìa. Đây là một toà nhà cung cấp điện xưa kia ở London, giờ ngưng hoạt động. Hình như người Nhật cũng mua mảnh đất này rồi .... Nó nổi tiếng vì ban nhạc PINK PLOYD mà thôi.



Tấm 7
Chụp hình ảnh điện thoại Công Cộng tại London, đây cũng là một hình tượng của London, giờ thì các hộp điện thoại đỏ đã không còn được sử dụng, họ chỉ để vài cái để cho du khách xem mà thôi.


Tấm 8
Sông Thames về đêm.





Tấm 9

Đây là chỗ các du thuyền của tụi nhà giàu của London.... Chụp chẳng qua để thấy thế giới giàu có của nước Anh.

Tấm 10
Cầu quay Tower Bridge về đêm, cũng là một hình tượng của London.



Tất cả những tấm ảnh chụp vào hoàng hôn tại London ... Tui đang ráng bữa nào dậy sớm để chụp bình minh của thành phố.

Stop nha,
Quân


PARIS CÓ GÌ LẠ ? - Thanh Tùng


Chị Hai, Út Hương,

Tui về lại Québec đã hai bữa. Paris đã qua quen thuộc, mặc dù tôi vẫn thương cái chốn đó, thương từng xó đường, từng góc cạnh. Mà buồn cười, lẫn vào trong cái thương đó bao giờ cũng có một chút ganh ghét, không hiểu là mình ganh người Pháp họ có cái lịch sử đau thương nhưng mà họ luôn luôn biết vươn lên và ghi cái đau thương đó thành chứng tích lịch sử uy hùng trên mặt đá? Hay là bao nhiêu cái nguy nga của họ chỉ gợi cho mình cái sự khôn cùng của dân mình, thuở nào đó họ đem quân xâm lược xứ mình? Không biết nữa, nhưng lần nào cũng vậy, gặp lại Paris, lòng tôi lúc buồn, lúc vui, lạ lắm.


À mà Paris có gì lạ nhỉ? So với năm ngoái (tôi sang đó hồi tháng 3 năm 2007), thì có cái mode Velib, họ nghĩ ra rất hay: dạo quanh khắp Paris, thỉnh thoảng ta lại bắt gặp một trạm xe đạp của thành phố họ cho mướn với hệ thống tổ chức rất khéo. Thành ra, bây giờ phố Paris đầy người đi xe đạp, những chiếc xe đơn sơ, trong không được nhẹ nhàng, lanh lẹn lắm nhưng đâu có cần, cái thú dạo Paris chính ở chỗ thong thả đó đây chứ!


Hôm mới qua, thứ hai Pentecote, trời Paris nóng lạ, mà tóc tôi dài quá, và mồ hôi đổ từng hột, khó chịu ơi là khó chịu. Bèn quyết tâm đi tìm chỗ hớt tóc. Tìm mãi (hôm đó là ngày nghỉ), mới kiếm ra một cái salon de coiffure ở Les Halles (chợ “Bến Thành” Paris, quoi, en bien plus chic). Họ tiếp mình một cách rất đặc biệt, đáng với cái giá quá đắt họ chém mình cho một coupe rất tầm thường. Tôi có tự chụp hai tấm hình qua gương lúc ngồi đợi. Gửi chị Hai và nhất là Út Hương coi, vì đây là xì-tin (style) Út Hương! Thoạt tiên tôi thích tấm biển centré, sau lại thấy tấm kia, chụp mình ở dưới góc trái của gương lại đâm ra hay. Hình đẹp mà tiếc quá, người không đẹp chút nào. Mặt tôi vì hay thức khuya, quầng đen trông như con racoon, khiếp quá nhỉ?

Rời tiệm hớt tóc, đi dạo qua khu Beaubourg (bên cái Centre G. Pompidou, kiến trúc hiện đại, rất khiêu khích, với những cái ống, trông như ống cống to tướng lồ lộ ra mặt ngoài v..v..), bắt gặp một đám người biểu tình chống tiệm Kentucky Fried Chicken (KFC), thấy cũng vui: Tây đụng độ Mỹ. Anh Tây bạ cái gì cũng la làng, phản đối, hay nói nhẹ hơn, kiểu chị Hai phán, thì là “lên ý kiến”! Còn anh Mỹ, ơi anh hai Mỹ, đi đâu cũng thấy dấu vết loè loẹt của anh!

Cuối chặng đường đó, ở ngay trước centre Pompidou, bắt gặp một đám thanh niên, thiếu nữ, mặc đồng phục xám, như thể họ mà một đoàn hướng đạo, biểu diễn những pha nhảy múa rất linh động, nhịp nhàng… bèn chụp thử mấy tấm này.


Út Hương, chụp hình phố cho là cả một style, gọi là Street Scenes, hay Street Photography, anh chụp rất dở, vì chụp cái đó, phải bạo dạn và nhanh mắt, nhanh tay lắm kia! Tổ sư nghề này dĩ nhiên là Henri Cartier- Bresson, nhưng gần đây, trên web, anh có khám phá ra một tên, người Spain, tên là Benillam, chụp rất nhiều hình, đẹp và đầy ý nghĩa, thú vị lắm. Rất tiếc, hình của hắn trên Flickr, hoặc các forum khác, bị rút ra hết rồi. Anh nghĩ là hắn có ý định publish chúng. Anh có ghi lại được một loại hình đó, anh sẽ gửi cho Út Hương xem (nếu chị Hai thích coi thì tui cũng cho coi luôn, dĩ nhiên, chỉ sợ chi Hai chán thôi). Mấy tấm hình gửi hai người coi đây, tương đối loại Street photography đó, nhưng còn rất nhút nhát, chả ra gì hết. Gửi hai bà coi cho biết Paris có gì lạ … (Người ta tìm về Paris de du dương hu hí với nhau, thì điều đó ai cũng biết, thành ra quá nhàm rồi, không đáng nói tới).

Thân,
Tùng

PS

Thiếu một hình: con bé nó đứng thẳng lên cái dây. Chú ý: tên hiếu kỳ mặc áo trắng phía trước con bé có một động tác ăn nhịp với con bé. Anh thích mấy tấm này.