Jan 31, 2008

Hũ dưa kiệu


Tết. Tết Ta. Tết Nguyên Đán. Để làm nên một cái Tết có mùi vị đặc trưng và bản sắc Việt là phải có biết bao yếu tố của âm thanh, màu sắc, hương vị, và chính cái tâm Tết của mình nữa thì mới làm nên nó được. Chà, phải rồi làm sao hương vị ngày Tết có thể thiếu được mùi hăng hăng của hũ dưa kiệu ? Nó nhẹ nhàng nhưng bay xa, thơm lừng từ nhà ra con hẻm, rồi đến cả khu phố… Củ kiệu khi nằm ngổn ngang ở chợ, xù xù một đống chưa là gì cả. Các bà nội trợ thường ghé mắt săm soi xem kiệu Huế, kiệu Nha Trang, hay là kiệu Hốc Môn? Kiệu Huế và kiệu Nha Trang được ưa chuộng hơn vì nó trụi hết dọc lá, rễ ít, thịt dòn và thơm. Kiệu Hốc Môn có nhan sắc mĩ miều, to củ, lá xanh, và chùm rễ trắng, thế nhưng đâu có mấy ai muốn mua nó vì hao cân mà lại không dòn thịt !


Nhớ ngày xưa xa xưa, ngày mẹ còn là “chief cuisine” nhà Thành Thái, 20 tháng Chạp mẹ mới bắt đầu mua kiệu về ngâm nước tro bếp cho nhả chất hăng. Ừ, thời đó thì nhà nào cũng có sẵn tro trấu vì đun củi, đun than, mấy ai nấu bếp dầu hoặc bếp gaz như ngày nay. Sau 3 ngày, kiệu được rửa sạch sẽ, nước cuối cùng phải trong veo mới được. Thế rồi mấy mẹ con con gái quây quần chung quanh chậu kiệu sâm sấp nước, cắt rễ, cắt cọng sao cho thật khéo nhé. Cắt rễ không được phạm, chỉ vừa sát đến phần thịt trắng, nếu không củ đó sẽ bị mềm nhũn trong nước dấm. Phần cọng lá cũng thế, sao cho vừa hết lá xanh, lại vừa cân đối với phần củ phía dưới. Rồi đến tách bóc cho sạch áo lụa bên ngoài là hoàn chỉnh công đoạn cắt kiệu.

Mấy mẹ con làm xong chậu kiệu 5 Kg phải mất 3 tiếng đồng hồ, thời gian được rút ngắn nếu có nhiều tay phụ. Sau buổi làm kiệu, tay ai cũng bị nhăn nheo vì nhúng nước, ngón trỏ tay cầm dao bị hằn nát vết cắt vì là chỗ tì đế cắt ! Ai đã từng làm kiệu thì hiểu ngay tại sao có hiện tượng này. Thế rồi… kiệu được trải đều trên mẹt tre phơi một nắng cho se mặt. Công đoạn này làm kiệu trong và dòn vì ngấm nhiều nước dấm đường nhất. Một bí kíp nữa để hũ dưa kiệu không bị lên men, chua thêm, hoặc nổi bọt là nước dấm đường phải được đun sôi để nguội. Kiệu được sắp ngay hàng thẳng lối khoanh tròn trong hũ. Khâu cuối cùng này đòi hỏi người làm có tính kiên nhẫn cần cù, gắp từng củ từng củ một cho đến hết !

Sau này, khi được mẹ truyền trao bếp núc, tôi lại học một cách khác làm dưa kiệu ít nhiêu khê hơn, giảm hẳn khâu phơi nắng. Tôi thích lối làm này, vì nhà Thành Thái thiếu nắng. Ngâm kiệu tôi dùng nước muối thay vì nước tro bếp. Kiệu cắt rễ và ngọn rửa sạch để ráo rồi sóc đường cát trắng. Khi đường chảy sền sệt hoà quện vào với kiệu là lúc thố kiệu ngâm đường đẹp đẽ và hấp dẫn nhất. Mùi kiệu thơm lừng khắp nhà khi đụng tới nó. Mùi Tết ! Kiệu được sắp vào hũ ngay ngắn tinh tươm trước khi đổ nước dấm nấu sôi để nguội. À, điểm mấu chốt 2 cách làm khác nhau là chỗ này đây: nước dấm đường nấu chung, hoặc đường riêng và dấm riêng.



Xin ghi ra công thức dưới đây để tham khảo :
- kiệu: 1 Kg
- đường cát trắng: 200gr
- dấm nuôi: 1 bát

Sắp mâm cơm ngày Ba mươi Tết, cơm gạo mới thơm dẻo, bánh chưng, thịt kho trứng, thịt bò kho gừng, khoanh giò lụa, đĩa thịt đông gà, rau sống cuốn bánh tráng, bát măng chân giò heo, bát bóng nấu su hào cà rốt, dưa món, đĩa kiệu trắng phau nằm hai đầu bàn, chan hoà với tiếng cười vui gia đình quây quần... thế là đủ !
Thế là Tết !


Viết xong vào ngày 24 Tết.
Bài viết: Doãn Tư Liên

Hình ảnh: Doãn Út Hương

Jan 26, 2008

Tâm bất động



... Tâm bất động không có gì là không biết và phản ứng một cách hết mình với những gì đang tới, nhưng không dính mắc vào một cái gì hết, mà luôn luôn sẵn sàng ứng phó với những gì đến sau đó.

... Một tâm bất động là một tâm không bao giờ bỏ mất tính tự do của nó, và lúc nào cũng luân chuyển không ngừng.

... Tâm bất động còn là năng lực đưa đến trạng thái tiếp nhận hoàn toàn mọi sự đang đến trong thực tướng Như Như của chúng.

... Một tâm hoàn toàn không thụ nhận và dính mắc được gọi là tâm bất động hay chỉ đơn giản là THIỀN.


Trích "Từ Nụ đến Hoa" - Thiền Sư Soko Morinaga

Dựa theo bản biên dịch của
Thuần Bạch & Ngọc Bảo


Jan 23, 2008

Hai sắc hoa Ti gôn













Post tặng Trương Linh mặc dù tim Trương Linh không vỡ :)


HAI SẮC HOA TI GÔN
T.T.Kh.

Một mùa thu trước mỗi hoàng hôn
Nhặt cánh hoa rơi chẳng thấy buồn
Nhuộm ánh nắng tà qua mái tóc
Tôi chờ người ấy với yêu thương

Người ấy thường hay ngắm lạnh lùng
Dải đường xa vút bóng chiều phong,
Và phương trời thẳm mờ sương cát,
Tay vít dây hoa trắng lạnh lòng.

Người ấy thường hay vuốt tóc tôi,
Thở dài trong lúc thấy tôi vui.
Bảo rằng hoa dáng như tim vỡ,
Anh sợ tình ta cũng thế thôi.

Thuở đó nào tôi có hiểu gì,
Cánh hoa tan tác của sinh ly,
Cho nên cười đáp: mầu hoa trắng
Là chút lòng trong chẳng biết suy.

Đâu biết lần đi một lỡ làng
Dưới trời đau khổ chết yêu đương.
Người xa xăm quá, tôi buồn lắm
Trong một ngày vui, pháo nhuộm đường.


Từ đấy thu rồi thu lại thu,
Lòng tôi còn giá đến bao giờ.

Chồng tôi vẫn biết tôi thương nhớ
"Người ấy" cho nên vẫn hững hờ.


Tôi vẫn đi bên cạnh cuộc đời,
Ái ân lạt lẽo của chồng tôi,

Mà từng thu chết, từng thu chết,
Vẫn giấu trong tâm bóng một người.


Buồn quá hôm nay xem tiểu thuyết
Thấy ai cũng ví cánh hoa xưa

Nhưng hồng tựa trái tim tan vỡ
Và đỏ như màu máu thắm phai


Tôi nhớ lời người đã bảo tôi,
Một mùa thu cũ rất xa xôi.

Đến nay tôi hiểu thì tôi đã
Làm lỡ tình duyên cũ mất rồi!


Tôi sợ chiều thu phớt nắng mờ,
Chiều thu hoa đỏ rụng, chiều thu...

Gió về lạnh lẽo chân mây vắng,
Người ấy ngang sông đứng ngóng đò.


Nếu biết rằng tôi đã có chồng,
Trời ơi, người ấy có buồn không?

Có thầm nghĩ tới loài hoa vỡ,
Tựa trái tim phai, tựa máu hồng.



PS: Bổn cô nương chưa tìm ra dàn Ti gôn trắng để chụp hình.
Ai có hình hoa Ti gôn trắng, cho bổn cô nương mượn chút được không ?

Jan 22, 2008

Living by silent knowing

... First, you’ll note that those who are compelled to pontificate and persuade are almost tied to an attachment of some kind – perhaps it’s to a point of view, to being right, to winning, or to profiting in some way. And the more talking they do, the more they appear to be swayed by such attachments.

The second thing you’ll notice take place within you: you begin to see your inclination and desire to persuade and convince others. Then you begin to listen more attentively, finding yourself in “the secret embrace” of the “primal union” that Lao-tzu describes. Your need to be knowledgeable or dominant is replaced by the deep realization that it’s all irrelevant, and you lose interest in seeking approval. Living in silent knowing becomes the process that casts your existence in a different light – you have less of an edge and feel settled, softer, and more centered.

… I’d sum it up this way: Those who care the least about approval seem to receive it the most. Since such individuals aren’t concerned with how they’re perceived, either honorably or in disgrace, they don’t seek praise or run from it. While their calm wisdom may make them appear to be aloof, they actually end up gaining the respect of everyone.

Photos by chị Hòa

Block all the passages! Get honest with yourself about wanting to win the favor of others. You don’t have to prove anything to anyone, and you’ll never succeed by droning on and on. Remember that “those who talk do not know,” or as one translation of this verse simply states, “Shut your mouth”. Silence is your evidence of inner knowing. Talking to convince other actually says more about your need to be right than their need to hear what you have to say! So rather than trying to persuade other, keep quiet … just enjoy that deeply satisfying inner awareness.


Use the acronym BUSS to remember the four directives of this verse.

- Blunt your sharpness. Do this by listening to yourself before you let your judgments attack someone else. A better course of action is to just listen, and then silently offer loving compassion to both yourself and the other person.
- Untie your knots. Detach from what keeps you tied to worldly patterns. Untie the knots that bind you to a life that’s dedicated to showing profit and demonstrating victory, and replace them with silently contemplating the Tao in “the secret embrace”.
- Soften your glare. Notice when your need to be right is glaringly obvious, and let the soft underside of your being replace your rigid stance. Your impulse to glower at external events is alerting you that you’re out of touch with your inner silent knowing.
- Settle your dust. Don’t kick it up in the first place! Realize your inclination to stir up dust when you feel a diatribe about to erupt on how others ought to be behaving. Stop in the middle of pounding the table or angrily screaming and just observe yourself. Since your emotions are like waves on the ocean, learn to watch them return to the vast, calm, all-knowing Source.

Change your thoughts - change your life by Dr. Wayne W. Dyer

Jan 18, 2008

Bánh tráng nướng+kẹo mạch nha+dừa bào = ?


Bà bán hàng rong ngồi nướng bánh tráng.
Bánh nướng xong, bà dùng lưỡi lam cắt ra làm đôi.

Tiếp theo, bà kéo kẹo mạch nha ngang dọc trên khắp miếng bánh.
Công đoạn cuối cùng là rắc dừa nạo lên.


Bingo! Món "bánh tráng kẹp" đã đủ lệ bộ.
Mại dô, mại dô, 5.000 đồng một cái!


Hơn hai mươi năm, hôm nay Út mới có dịp gặp lại cố "nhân" bánh tráng kẹp.

Liệu hai mươi năm tới đây, món quà vặt này sẽ vẫn tồn tại ?

CỘI NGUỒN - Part 3

Ông về lại Paris, thẫn thờ cả tháng, người lúc nào cũng như phát sốt. Bà vợ cũng … sốt theo, không biết làm sao săn sóc chồng. Sau một chuyến đẫm mình trong đất nước, ông như người ăn tới bội thực … mà sao vẫn đói?? Có một khoảng nào đó trong tâm hồn ông trống huếch trống hoác một cách thảm hại …

Ông về, bắt gặp lại anh trai Mạnh của thời mới lớn đầy mộng mơ - lớn lên trong không khí lãng mạn đắm đuối của Hoàng Ngọc Phách, lãng mạn hào hùng của Khái Hưng, Nhất Linh, lãng mạn tình tứ của Xuân Diệu, Huy Cận…

Thơ văn một bụng mà chưa kịp viết thư tình cho ai, cây guitare anh hay hát hò cùng bè bạn chưa có dịp biểu diễn dưới song cửa một nàng nào – thì anh đã bị “bốc” đi sang một bình diện khác, một ngôn ngữ khác … Anh, cây ổi vươn mình từ đất đỏ quê hương, đã bị đánh mang sang vùng đất khác, và … sản xuất táo xanh!
A, bây giờ ông Mạnh mới nhận chân ra điều này: thời cuộc và hoàn cảnh đã ăn gian, đã đánh cắp của ông một mùa ổi chín!! … Cái trống rỗng là đó, cái hụt hẫng là đó … Thật là tội nghiệp cho ông! … và cũng thật là tội nghiệp cho Danielle! Bà Mạnh có lỗi gì đâu trong … vụ này??

Mà thật thế, vợ chồng ông lúc nào cũng đầm ấm tâm đầu ý hợp, chia sẻ với nhau từng quyển truyện hay, từng bản nhạc du dương … Mấy năm gần đây ông đã từ từ chuyển nhượng trách nhiệm hai công ty nhà cho hai con Martin và Emilie, để hai vợ chồng già có thì giờ đi chơi đây đó vòng quanh thế giới. Vợ chồng già là cái gậy cho nhau. Ông nào có điều gì chê trách vợ? … ngoài điều ước ao – mà không làm được – là … được nịnh vợ bằng lời ca dao “… yêu em từ thủa mẹ về là về với cha …”

Ngẫm mình rồi nghĩ tới người – trong cùng thẳm tâm hồn vợ, cũng có thể có một khoảng trống nào đó mà ông không bù đắp được chứ? … có thể lắm chứ … Từ đó ông Mạnh không về Việt Nam nữa… Nhưng không sao, ông vẫn còn mẹ già, còn phố chợ Việt ở Paris để thỉnh thoảng ông là cà ngắm nhìn đồng hương, dỏng tai nghe tiếng người qua lại, và bông lơn vài câu với các bà các cô bán hàng. Ôi tiếng Việt của ông, dù được nói qua giọng Bắc hay Trung hay Nam, đều nghe nũng nịu … chỉ muốn yêu thôi! Cũng vì thế mà đã hơn một lần ông … hại cô em hay mẹ đi cạnh, làm người đối diện … dúm người lại, hay tệ hơn nữa … hiểu lầm cái anh già mắc dịch! Ôi trời, nói có bóng đèn, lòng ông rất lành, ông chỉ vỗ về một cách rất chay tịnh cái hồn quê của ông đó thôi …

Ông bật cười, nhớ đến một bà hàng quán mà ông rất thích ghé qua. Bà có đôi mắt lá răm thật … lúng liếng, và lối nói Bắc kỳ mà ông thú vị vô cùng. Như lần ông gọi ly soda chanh, bà mang ra một đĩa chanh cắt miếng quá nhỏ. Ông than phiền, bà chúm chím bảo: “Ấy, các em nó sau nhà buồn tay nên thái vụn quá, xin lỗi ông anh …” … Thế thì bắt lỗi sao nổi ?? Ông là khách hàng trung thành của bà – cho tới ngày bà quán bóng gió ngỏ ý sẵn lòng … ngự vào cơ ngơi (nếu) ông sắm cho bà! Thế là ông mất một nơi chốn nghỉ chân thú vị …

Thế còn bà Mạnh thì sao? Với lòng tự tin và trực giác của đàn bà yêu chồng, bà để ông tự do một mình trong những buổi đi phố chợ đó – như một góc riêng tư của ông. Thế nhưng, trong chồng sách Việt ông mua để đầu giường để đọc dần, bà kín đáo cài thêm sách Pháp - cứ một quyển Ta lại một quyển Tây… Ông nhận ra điều đó, và ông đọc tuốt – Un Long Dimanche De Fiancailles của Sébastien Japrisot hấp dẫn không thua gì Bạn Văn của Mai Kim Ngọc. Có điều Japrisot thì ông nuốt có hai đêm là xong, ông Mai phải mất 2 tuần!!


Rồi ông còn đi thăm các em và các cháu nữa chứ. Có cô thì ở Mỹ, cô ở Canada, và có cô ở tận xứ Úc xa xôi. Trong đám các em, cô út Hảo ở Sydney là nơi ông ưng ý hơn cả. Xứ gì thô lậu, hơi quê quê, nhưng cô em, chú em rể và lũ cháu, và cả đám bạn chúng nó nữa, sao mà đằm thắm tình Việt …

Tiếng cô Hảo nhắc ông: - Thứ bảy này con Thu mời cả nhà mình sang ăn cơm tối đấy nhé. Ông Mạnh tươi tỉnh hẳn: - Thế thì cô phải cho anh ra vựa cây chọn vài chậu đẹp đẹp làm quà cho bà chủ nhà nhá. Mua cho cả cô Minh nữa. Gớm, các cô ở đây sướng thật, ai cũng nhà to vườn rộng. Ở Paris phải là cấp bộ trưởng mới được thế… Cô Hảo nguýt anh: - Được! Em duyệt cho anh mục đó. Nhưng cấm tiệt không được chụp ảnh nữa. Mấy trăm tấm trong bộ nhớ của máy là quá đủ rồi! Hai anh em nhìn nhau cười xòa … Đêm đó ông Mạnh nằm mơ thấy mình tóc xanh mướt, ôm đàn trước người con gái mượt mà mắt lá răm, hát rằng “Đố ai nhặt được tim ai …”


January 2008
Hết chuyện!!
Chuyện này hoàn toàn tặng riêng Út Tục Tưng!
Chị Hai


Jan 17, 2008

CỘI NGUỒN - Part 2


Lúc mà cuộc đời của ông tưởng là suông sẻ, viên mãn nhất, thì đại nạn đổ xập xuống đất nước ông. Ngày 30 tháng 4 năm 75, ông hớt hải ngược xuôi đi tìm tin tức mẹ và các em. Khốn nạn cho ông, các em ông ở Việt Nam toàn con gái, chẳng dính dự gì tới chuyện lính tráng, nên ông thờ ơ với chiến sự nước nhà từ bao năm nay. Ông chỉ biết chăm bẵm gửi tiền về cho mẹ cho em … Nay cái chính thể khốn nạn mà mẹ ông đã trốn chạy năm xưa lại chồm lên và nuốt chửng phần đất nước còn lại. Cũng may phúc đúc nhà ông còn dày, cô em Thơm lấy chồng Hải quân, đã kịp thời kéo được mẹ và gia đình các em lên tàu di tản, nay nhắn tin là cả đám đang chờ định cư ở đảo Guam. Cô Hương tức tốc bảo lãnh mẹ sang Pháp, vì “Má hồi nào tới giờ chỉ biết tiếng Pháp, sang Mỹ làm gì? Bọn con Thơm, Thảo, Hạnh, Hảo muốn theo chồng đi đâu thì kệ chúng nó… ” Ông hoàn toàn đồng ý, cũng chỉ vì muốn từ nay đích thân chăm lo cho mẹ.

Ngày vợ chồng ông và vợ chồng cô Hương ra phi trường đón mẹ - ông nhận ra ngay mẹ từ xa: dáng người nhỏ thó mỏng manh trong bộ áo dài the đen và chiếc khăn nhung vấn tóc. Ôi mẹ ông, người đàn bà phi thường đã từng cầm bằng Diplome trong tay, đã từng bao nhiêu năm buôn bán với Pháp, vẫn cương quyết giữ bộ đồ vía truyền thống - chỉ thiếu bộ răng đen thôi, vì bà … theo Tây học mà!
Ông, một đấng mày râu lớn tuổi, chỉ biết vừa khóc vừa cười ôm chầm lấy mẹ kêu lên “Má!!! ...” rồi nghẹn … - nghẹn thực sự vì thiếu chữ Việt!!! Mấy chục năm nay ông nào có cơ hội nói tiếng mẹ đẻ?? Có cô em tuy lấy chồng Việt, nhưng gia đình còn Tây hơn cả Tây – anh em gặp nhau cũng nói tiếng Tây … cho nó nhanh và tiện. Bấy giờ ông mới giật mình thấy mình đã thành … cá hồi tự lúc nào … Nhưng mẹ cương quyết không về ở với vợ chồng ông cho dù ông năn nỉ cách mấy. Bà nói: “Má hiểu lòng con, má hiểu lòng Danielle. Bao nhiêu năm nó phụ con cưu mang gia đình mình thật quả có thua gì dâu Việt. Nay cứ để má ở với Hương - người già ở với con gái và con rể bao giờ cũng thoải mái hơn.”

Thế là mỗi cuối tuần ông lại lên thăm mẹ - má con nói chuyện dài với nhau… Ông bập bẹ “Má, má giúp con …” Bà gật đầu, bà hiểu thằng con … Bà kể chuyện thủa mới di cư, thủa bà buôn bán làm ăn ở Sài Gòn, và nhất là kể chuyện làng xưa quê cũ Bắc Ninh của bên bà, xứ biển Hải Phòng của bên chồng… Ông trở về lại thủa ấu thơ, bám gấu quần mẹ, “học” lại tiếng mẹ đẻ. Rồi ông cùng mẹ xuống phố Việt Nam, mua vài băng nhạc, vài phim tập ngớ ngẩn hai má con về xem với nhau. Rồi ông phụ mẹ gói quà, gửi tiền về giúp đỡ họ hàng, bạn bè còn kẹt lại, kể cả ông bố nho nhã bạc tình cùng đàn con dư… Rồi ông lăn xả vào cộng đồng, giúp đỡ đồng hương sang tị nạn càng ngày càng đông… Con cá biển Tây đang mướt mải quẫy đuôi tìm về đồng ruộng miền Đông.

Thế rồi nhà nước Việt Nam đổi mới, mở cửa với thế giới. Ông hào hứng kéo Danielle về làm một chuyến thăm quê tự Bắc chí Nam. Ông thẫn thờ đứng giữa đồng ruộng Bắc Ninh, tưởng như còn nghe thoang thoảng tiếng hát quan họ. Ông ngắm cảng Hải Phòng, tự nhiên nhớ mồn một thủa về nghỉ hè, được bà nội hấp một rổ con “bồm bộp” cho thằng cháu đích tôn ăn chơi. Con bồm bộp là con tôm hùm loại nhỏ đấy - tiếng Việt mình hay thật nhỉ … Ông lên chùa Tây Phương, theo chân một tín nữ ngồi tụng kinh mà ngẩn người vì âm điệu lời kinh như hát chèo! Ông vào xem Múa Rối Nước … và bám riết chụp hình cô ca sĩ hát nền cho Rối, có đôi mắt lá răm lạ lùng, nhìn là chỉ … muốn yêu – ông kể lại với cô em như thế. Ông đứng ở bờ biển bỏng rát vùng Quảng Trị để thấm thế nào là đất chó ăn đá gà ăn muối. Ông xuôi dòng Cửu Long để uống hết cái đẹp, cái mênh mang của Chiều Về Trên Sông Phạm Duy. Ông cúi mình vọc tay xuống dòng nước đục bùn của mũi Cà Mau, chỏm đất cuối cùng của đất nước…


Đi đến đâu ông cũng vào ở khách sạn cho Danielle được thoải mái, nhưng ông thì xách máy ảnh, lăn vào bất cứ ngõ ngách bẩn thỉu nào, tiếp xúc với bất cứ người nào ông thấy hay hay… Ông như con trâu cày, vui vẻ, hạnh phúc lăn mình trong lớp bùn ruộng sâu… Chỉ tội Danielle, người vợ đầm tấm mẳn lúc nào cũng sánh vai cùng ông trên vạn đường đời, đến lúc này thì cũng … hụt hơi, theo ông không kịp!

To be continued...

Jan 16, 2008

CỘI NGUỒN - Part 1


from : Chi Hai
to: me
date : Jan 16, 2008 11:22 AM
subject : hey Út!

Tao đang viết 1 truyện, để tặng riêng Út để Út cho vào blog : ) Đọc thử đoạn đầu coi sao, được thì tao viết tiếp, ... hông được thì tao cho chìm xuồng lun, he he ... Chuyện thiệt đó à nghe!!

---
Dear chị Hai,
Chị Hai đã "dám" sáng tác thì Út cũng "dám" post lên blog, sợ zì a :)


And here we are ... the story composed by my chị Hai

CỘI NGUỒN

Cô em gái của ông vừa cười vừa trách móc:
- Anh đúng là hại em! Làm cơm mời bạn để khoe ông anh từ Paris, mà anh suốt buổi cứ chụp hình con Minh con Thu miết hà … Hai con bạn em cứ dúm người lại, chẳng biết cái … anh Tây già này muốn cái gì?
Ông Mạnh xòe hai tay ra phân bua:
- Ơ, anh có muốn cái gì đâu… Thì anh đã bảo là hai cô ấy đẹp quá, anh chụp hình làm kỷ niệm mà…
Cô em vừa xoa lưng ông vừa gắt:
- Em thì hiểu anh quá… Em đã từng kể cho hai đứa nó nghe là sau hơn năm mươi năm xa xứ và lấy vợ đầm, anh … thấy bà bán xôi ngoài ngõ cũng đẹp! Nhưng hai ông chồng hai đứa đứng sờ sờ ở đó thì … khó mà hiểu được anh lắm à …
Ông Mạnh nhìn cô em út, cười lúng túng. Ông lại “phạm tội” nữa rồi, không chối cãi được, cái tội – cái bệnh thì đúng hơn - mê người Việt Nam! Nhiều lúc chính ông không hiểu được mình nữa – ông mắc cái … bệnh này từ hồi nào??

Nhớ thủa xa xưa, thủa đất nước ta vừa bị chia hai từ hiệp định Genève, anh trai trẻ Mạnh lẫy lừng của trường Albert Sarrault vừa mới đậu ưu hạng Tú Tài đôi Pháp. Mẹ anh đã cấp tốc gửi anh và Hương, cô em kế, sang Paris du học, trước khi bà ôm năm con còn lại vào Nam, bỏ lại ông chồng chỉ biết phong lưu thơ phú với đám vợ bé đào tơ của ông.

Anh trai Mạnh nghĩ gì lúc đó? Anh chỉ biết thương mẹ mình suốt đời một thân một mình tảo tần lo cho các con. Anh chỉ biết mình là con cả, phải cố gắng lập thân để còn giúp mẹ và các em nhỏ. Anh đã đứng đầu đám Tây con thuộc địa ở trường Albert, nay anh lại sang tận mẫu quốc, anh nguyện sẽ lại đứng đầu … “cho chúng biết danh người Việt”!

Thế rồi anh vào Sorbonne, học ngành kỹ sư xây cất. Cô em gái thì vào nội trú trường sơ để học nốt phần trung học. Cuối tuần em được ra chơi, hai anh em đưa nhau về phố quận 13, ăn một bát phở, một đĩa bún chả giò cho đỡ nhớ các món ăn quê. Đó là những lúc duy nhất hai anh em được dịp nói tiếng Việt với nhau…

Thế rồi Hương em anh từ từ thay đổi, nói líu lo như đầm, say mê thơ văn Pháp và opéras… Thế rồi anh gặp Danielle, bà Mạnh tương lai, là sinh viên ban Văn Chương cùng đại học …
Ôi chao, cô nàng “…mắt xanh, tóc vàng sợi nhỏ…” là con gái cưng của một gia đình thế tộc ở Rouen, sở hữu một chuỗi cửa hàng tạp hóa của tỉnh và các vùng phụ cận. Sự kiện anh lọt vào mắt xanh (đúng nghĩa) của nàng, và nàng vào … mắt đen của anh đã tạo ra nhiều bất bình - giữa đám sinh viên mũi lõ cũng rắp ranh Danielle, và chính gia đình nàng, đầy kỳ thị với một tên thuộc địa bản xứ…

Nhưng hề gì, anh và Danielle bất chấp tất cả, tình yêu vượt lướt tất cả. Anh lại tốt nghiệp vẻ vang, làm đám cưới gấp với người yêu, rồi hai đứa đưa nhau đi Algérie lập nghiệp.
Anh chọn Algérie để tránh xa gia đình vợ, tránh xa ác cảm của họ, và cũng vì anh nghĩ nơi đây dễ cho anh xây dựng sự nghiệp, để chứng tỏ tài năng với bên vợ.

Quả đúng như anh tiên liệu, công việc anh như diều gặp gió. Rồi chẳng bao lâu anh thành lập công ty của chính mình – công ty Leman – Lê Mạnh của tiếng Việt ấy mà. Vừa kịp lúc mẹ anh làm ăn thất bại ở quê nhà, thế là anh có dư khả năng gửi tiền về báo hiếu mẹ, giúp các em ăn học thành tài. Rồi thằng Martin ra đời, rồi con Emilie…

Ông nhạc của anh tới tuổi hưu, nay đã thấy đởm lượng của ông con rể mũi tẹt, gọi hai vợ chồng về để giao lại cho sản nghiệp to lớn mà bề nào cũng về tay con cháu thôi. Năm đó ở tuổi bốn mươi, ông đã đạt đến mức cực thịnh của sự nghiệp: một tay ông trông coi hai công ty, dưới trướng mấy trăm nhân viên có dư…Ông, con cá lóc đồng ruộng nước Việt, nay vẫy vùng sóng Đại Tây Dương. Lê Mạnh nay ký thành … Leman, thì thật chả thua thằng Tây nào cả…

to be continued ...

Jan 15, 2008

Happy birthday to Ouuuuuuui

16 Jan 2000, Oui chui ra khỏi bụng mẹ, khóc oe oe ,
tại nhà thương Từ Dũ - SG

1 tháng sau Oui nằm ngủ khoèo trên tay mẹ Hoà,
chụp hình chung với bà ngoại














Vài tháng sau Oui cười toe, khoe mấy cái răng mới mọc




Mười tháng tuổi, Oui vẫn giữ cái nết hay cười.

Oui phè phỡn sống ở Việt Nam đến năm 7 tuổi.

Năm nay 8 tuổi, Oui phè phỡn vui sinh nhật ở Mẽo.

Chúc mừng sinh nhật "tục tưng"
- tức "cục cưng" ,
không phải "tục tức" :)

Jan 14, 2008

Wua dìa miền Tây

Hôm wua, wua dìa miền Tây, wua thấy người ta ....
... gói kẹo dừa nè
... phơi bánh tráng nè ...

..rồi cán bánh cốm nữa!

Bữa nào bậu wua nhà wua chơi,
wua đi miền Tây nữa,
mua dìa mấy thứ đặc sản đó
cho bậu ăn thử hen?
Bi giờ bậu ăn đỡ bằng mắt trước đi nghen bậu :)


Jan 7, 2008

THE LITTLE PRINCESS OF HIROSHIMA - chapter 7




Chapter 7 : Hundred of wishes

The month of June arrived, and with it the long days of rains. To length of day the sky was grey, and the rain flowed the long of panes of the window. Rapidly, one could everywhere feel an odour of mildew.
The little princess continued to grow, but so pale and with in so few liveliness. Only her relatives and her elder brother were henceforth authorized to visit her. Pupils of her class sent her a beautiful doll in woods. It became the second mascot, beside the browned bird.


Her mummy worried, because she ate too little. Less and less in fact. An evening, she brought her a surprise packed in a beautiful present parcel. It contained all preferred dishes of the little princess ! She tempted to recapture, to sit straight back against her pillow, then she tried to eat. But it went in vain. The little princess noticed instinctively that the face of her mum came to change and that she retained to cry.
" I am as a tortoise ! " cried the princess. She was really irritated against herself to render her mother so sad. She knew also that her family was not that rich and the cost that this present represented. She was unable to retain some tears that she wash in a movement of anger.

" Do not worry darling”, say so nicely her mummy by taking her in her arms. " You will go better soon. Perhaps when the sun will be back again… ".

The princess huddles against her mother, and listened her reading poems with loud voice. When her brother entered the bedroom, she had found her calm. He gave her news of her school while nibbling some dishes. Then, while he opened already the door to leave, he say : "Oh, I was going to forgot ! Your younger sister has given me a present for you… ". It put his hand in his pocket and emerges a great silvered paper leaf. By giving it to the princess, he added " She has told me that it was for a new bird… ".
The little princess sniffed the new paper. "Hum… it feels again good the chocolate ! I hope that Gods like chocolate taste ! ". All three laugh with good heart. It was the first time that the princess laughed since so many days. It was certainly a good signs. Perhaps that the magic of the paper birds began to make their effect ?
She worked the leaf of paper and fold it into a magnificent silver bird.

Five hundred forty one !
But she was too tired to make some more this day. She lengthened and lulls almost immediately. Her mum left her bedroom by murmuring a poem that it had if often recited to her daughter previously : " Oh, flown of birds of the Sky, covers my children your wings".









Chương 7
Hàng trăm lời ước

Tháng sáu với những ngày mưa dài đằng đẵng. Bầu trời xám, mưa rơi xối xả trên song cửa, làm không khí ẩm ướt khắp nơi.

Nàng công chúa bé nhỏ vẫn cao lên, nhưng nước da xanh xao và thiếu sinh khí. Giờ đây chỉ có bố mẹ và người anh lớn của cô được phép vào thăm. Các bạn học gửi tặng cô một con búp bê bằng gỗ rất đẹp. Thêm một biểu tượng may mắn, sau con chim vàng.

Mẹ cô lo lắng, bởi cô ăn ngày càng ít. Vào một buổi chiều, bà đem cho cô gói quà gồm tất cả những món ăn cô yêu thích! Cô bé gắng ngồi dậy, dựa lưng vào gối và cố ăn. Nhưng vô hiệu. Cuối cùng cô đành đẩy thức ăn ra xa. Cô nhìn thấy mẹ đang cố cầm nước mắt.

Cô bé bỗng kêu to : “ Sao con giống hệt con rùa!” . Cô tự giận mình đã làm mẹ buồn. Cô biết gia đình cô không khá và mẹ đã phải tiêu nhiều tiền cho bữa ăn thịnh soạn này. Cô vội gạt những giọt nước mắt. Ôm cô vào lòng, mẹ nhẹ nhàng nói : “Đừng lo con. Con sẽ khỏe hơn khi mặt trời mọc”.

Cô bé nép người vào mẹ, nghe mẹ đọc thơ. Cô đã lấy lại bình tĩnh khi người anh vào thăm. Anh cô kể chuyện trường học cho cô nghe. Rồi trước khi đứng dậy ra về, anh cô nói : “Chút nữa anh quên, em gái có tặng phẩm cho em này …”. Rồi anh ta móc trong túi lấy ra một tờ giấy màu bạc lớn., trao cho cô bé và nói : “Nó nhắn em dùng tờ giấy này để gấp con chim mới…”.

Cô bé hít ngửi tờ giấy mới “Chà … có mùi chocolate! Em hy vọng Thượng Đế thích chocolate!”. Cả ba mẹ con cười vui. Kể đã từ lâu hôm nay cô mới cất tiếng cười. Đây cũng là một điềm lành. Biết đâu chừng phép lạ của những con chim giấy bắt đầu có hiệu quả?
Nàng cầm vuông giấy gấp một con chim bạc tuyệt đẹp.

Năm trăm bốn mươi mốt con rồi!

Hôm đó cô bé quá mệt, không gấp thêm được con nào nữa. Cô nằm xuống, ngủ ngay tức khắc. Bà mẹ rời phòng, thì thầm đọc bài thơ bà vẫn thường đọc cho cô nghe. “ Hỡi đàn chim trên cõi địa đàng, xin hãy dùng đôi cánh ấp ủ con tôi”.

How to solve the cold temperature problem...

"How to solve the cold temperature problem"



My boss sent me this photo of his Italian cats.
Can you tell me how many of them? :)

Jan 5, 2008

Talking about stuffs

Po - O ...

... are talking about stuffs

Hương ơi,

... Thôi đừng nói đến chuyện già nữa nha để Ngọc kể chuyện 2 thằng nó cho Hương nghe vui hơn nè. Hai thằng nó dạo này thân lắm đó Hương, có gây sometimes nhưng chơi với nhau dễ thương lắm, nhất là khi hai anh em ngồi nói chuyện đời, không biết nói chuyện gì mà nói với nhau nhiều lắm.


Tối hôm trước Ngọc dọn dẹp trong bếp, nghe hai anh em nói ríu rít dưới rumpus room, khoảng 5 phút sau xuống check on them thì tụi nó đã lăn đùng ra ngủ mất tiêu rồi. Bố Ển phải bế lên phòng ngủ.

Sáng Ngọc hỏi: "Hai anh em nói chuyện gì với nhau mà nhiều quá vậy?" . Thằng O trả lời là "talk about stuffs". Hương nghe có đã không? !!! :)

Mẹ Ngọc


"You're funny, O!"

Photos by bố Hiển

Jan 4, 2008

Living as if your life makes a difference

Photo by Alouis - 2000
Butterflies in Siem Reap

... It's said that when a butterfly flaps its wings, that energy flows thousands of miles away. Therefore, everything you think and do extends outward and multiplies. Live your life knowing that the difference you choose to make is toward wholeness, not destructiveness. Even if no one sees or acknowledges it, an act of unkindness contains energy that impacts our entire universe. And a silent blessing or thought of love toward others contains a vibration that will be felt throughout the comos....

Change your thoughts - change your life by Dr. Wayne W. Dyer