Jul 28, 2007

Francesco's photos

Sceneries of Italy, photos and narrative
by Francesco Cr. - Hotvit's best colleague



Albarella is the name of the place. It's on the north-east coast,
70km south from Venice - Rovigo province
Albarella is a very small island.
That's a Sunset from the beach looking through the lagoon...


This is a sunset taken on a "Porto Liscia" beach in Sardegna island
in august 2004... when I slept on the sand...

















Portovenere is a little magic fish-man village
in front of Palmaria Island
Portovenere is magic because there is a strange feelings in there,
specially in the night!I slept on the beach (in a sleeping-bag)
under the stars... hotel million stars! fantastic!



This is a sunset behind Portovenere, in Liguria region
(north-west of italy), taken from a sailing-boat
in the little Harbour. Feb-2005



This picture was taken on the “Alpi” mountains,
in the very north of Italy.
Altitude more or less is 2500 metres on the sea level
and it was a nice summer morning
walking around between rocks and woods!




















I took this last Saturday night in Rome.
It’s a lighting bridge on the “Tevere” river
seen from the “Castel S.Angelo”
(Pope’s “residence” in the summer) in the centre of Rome.
I Think it’s nice…

I also took another picture from there
to the “S.Pietro” cathedral. And here it is...













THE LITTLE PRINCESS OF HIROSHIMA - chapter 1




Author: Pierre Marchand

Vietnamese : Doãn Thị Quý

English : Seamus Browne

Illustration: Catalina Pérez


THE GOOD SIGN

The little princess had something unique : she seemed to be the friend of the wind.

A Summer morning, she left her house very early, no sooner she was dressed, to rejoin her friend the wind and to run with him, until she was out of breath.

Her mum was saying by joking to whom wants to hear, that the little princess had learnt to run even before to know to walk !

In her race with the wind she did not notice the hot sun of this month of August, that dazzled the eyes of the people walking around, by playing with her long black hair. She, she looked only ahead.

This day, the sky was as blue as the sea that spread far away, to the infinity. Not a single cloud in the blue sky azure. The princess lives there a good luck sign, she always saw signs of good forebodes everywhere !

Back in her house, she found her sister and her two brothers that still slept peacefully.

“Wake up, get up !” she call to her elder brother, " it is the Day of Peace today !

Yawning and stretching, her elder brother grumbled some incomprehensible sounds. He would have liked so much to sleep again and again. As all boys of its age, fourteen years, he liked a lot to eat. More than the words of the little princess, it is the good smell of the breakfast that decided him finally to lift.

The princess helped her younger brother to dress, to avoid to waste time. For a six years boy, it is still quite difficult and he often forgot where he had left his shirt or a sock ! Then the princess, in her haste, made equally the beds. Her sister, who was nine, helped her to finish to tidy up the whole.

As a whirlwind, she rush in the kitchen.

"Oh, mum, I am too impatient ! Gives us quickly our breakfast so we could go to the carnival …", she shouted, clearly excited.

Her mum was busy preparing everything, but was surprised by the words of the little princess. " My daughter ", she said, " you are grown up enough now and you would have to understand the senses of this day. You know although this is not a carnival. You are eleven years now, it is great time that you realize that we celebrate today - as each year - a unforgettable day that we call henceforth the Day of Peace ".

Her father was listening at the door. " Yes ", he says, "and you would have henceforth to show respect. Because you should always remember you that this barrel equally the day where your grandmother pass away in great suffering". The princess seams constricted of her exiting, the impatience that prevented her to hold in place since the second where she had woke. " Yes, Daddy ", replied - intimidated by him, " but I respect grandmother. I pray for her each morning. But I am so much happy today, so much happy… ".

"Well, that may be", tells her father, " it is the hour of our prayer now".

All the family gathered in circle around the little altar of the house, on which rested a photograph of the grandmother in a browned framework.


The little princess, very discreetly, lifted her eyelids, to see if ever she could see the spirit of her grandmother floating above the altar. But her father reminded her gently to close them, and she declined again her head as all the family.

Her father prayed to voice aloud. For the rest of dead, but equally to thank for the barber’s work, and equally for its wife and their four children. Finally he prayed that members of its family be spared from the terrible sickness that had struck so many of families in the city. Leukaemia had been spreading death for nine long years. Ever since the day that was remebered now as the " Day of Peace ".


The little princess, as soon as the prayer was over, has been unable to prevent to swallow noisily her breakfast. Her elder brother joked by saying that girls were eating as dragons. But the princess remembered the feast of the last year, she remembered the immense crowd, the music and firecrackers !

Of course, she ended up her breakfast before everyone else. She lifted so hurriedly that she fails even to jostle the table ! She was rather tall for her age and her long legs seemed always on the move… She asked her sister to help her to wash the dishes so as to be able to rush out as soon as possible.

As soon as the kitchen was clean, the princess stand firm in front of the door, now even more impatient !

" We do not leave before half past seven ! " tells gently her mum, "goes therefore to seat… ". Her relatives were never in a hurry. While she sat, a spider crossed the coin. For the little princess, that could be only a good sign ! It was therefore again more sure than this day was going to be wonderful. She took the spider in her hand, then put it delicately outside.

Her brother mocked her again, " spiders are not signs of good luck… ", he says with insurance. " We will see well, waits and you will see well ", she replied joyfully.


Jul 27, 2007

THE LITTLE PRINCESS OF HIROSHIMA - chương 1

ĐIỀM LÀNH
Tác giả: Pierre Marchand

Dịch giả tiếng Việt : Doãn Thị Quý

Hình vẽ minh họa: Catalina Pérez


Nàng công chúa bé nhỏ khá độc đáo: dường như nàng là bạn của gió.

Vào một buổi sáng tinh mơ mùa Hạ, vừa thay xong quần áo là nàng rời nhà và chạy đua với gió cho đến khi mệt nhoài.

Mẹ nàng nói đùa với mọi người, con bé biết chạy ngay cả trước khi biết đi!

Trong cuộc chạy đua với gió, cô bé không mảy may quan tâm tới tia nắng nóng bỏng vào tháng Tám đang chiếu qua làn tóc của mình, và làm lóa mắt mọi người chung quanh. Nàng chỉ dõi mắt về phía trước.

Hôm đó, bầu trời không một vẩn mây, trong xanh như biển khơi trải dài tới vô tận. Nàng công chú tự nhủ điềm lành là đây, nàng luôn nhìn thấy điềm lành nơi nơi!

Khi nàng trở về nhà, thì em gái và anh trai, em trai vẫn còn đang say ngủ.

“Dậy đi thôi!” nàng gọi anh lớn, “hôm nay là Ngày An Lành!”

Người anh vừa ngáp vừa vươn vai và làu nhàu trong chăn, bởi cậu ấy chỉ muốn ngủ tiếp. Nhưng với lứa tuổi 14, cậu rất ham ăn cho nên cậu trỗi dậy vì mùi thơm của bữa sáng hơn lời em đánh thức

Để đỡ mất thì giờ, nàng giúp em trai thay quần áo. Với đứa trẻ sáu tuổi, cậu bé thường quên không biết để áo, để vớ ở đâu! Rồi nàng công chúa vội vã thu dọn giường chiếu. Cô em gái chín tuổi cùng phụ nàng.

Rồi nàng chạy bổ vào bếp như một cơn gió lốc.

“Mẹ ơi, con sốt ruột lắm rồi! Cả nhà ăn sáng mau lên, để còn đi dự Hội nữa...”, cô bé thật tưng bừng.

Bà mẹ đang bận rộn sửa soạn mọi thứ mà cũng phải ngạc nhiên về những lời giục giã của cô bé. Bà nói: “Này con, nay con đã đủ khôn lớn, mười một tuổi rồi, con hiểu thế nào là một ngày đặc biệt. Con nên biết hôm nay không phải là ngày hội mà là Ngày của An Lành – một ngày hằng năm phải ghi nhớ”.

Bố Công Chúa đang lắng nghe ngoài cửa. “Đúng như vậy”, ông nói, “và từ nay con nên luôn nhớ rằng ngày hôm nay cũng là ngày bà nội con qua đời sau muôn vàn đớn đau”. Nàng Công Chúa bực bội với chính mình vì đã quá hào hứng nên đã không dằn lòng được kể từ khi thức dậy. Nàng bẽn lẽn trả lời: “Thưa Bố có chứ ạ. Con rất kính trọng Bà Nội. Con cầu nguyện cho Bà mỗi buổi sáng. Nhưng hôm nay con thật sung sướng…”

Ông Bố trả lời: “Cứ cho là vậy, nhưng đã đến giờ cầu nguyện rồi con”.

Toàn gia ngồi quây quần bên bàn thờ đặt hình Bà Nội đóng khung nâu.

Nàng Công Chúa bé nhỏ kín đáo ngước mắt lên xem có ngắm được linh hồn Bà Nội phảng phất trên bàn thờ hay không. Nhưng cha cô nhẹ nhắc nhở cô hãy nhắm mắt lại, và cô lặng lẽ cúi đầu như tất cả mọi người trong gia đình.




Ông bố cất cao giọng cầu nguyện. Ông cầu cho tất cả linh hồn những người quá cố và ông xin tạ ơn có được nghề làm tóc, có vợ và bốn mặt con. Sau cùng ông tạ ơn gia đình ông thoát khỏi một căn bệnh hiểm nghèo đã giáng xuống nhiều gia đình trong tỉnh. Bệnh ung thư máu đã gieo rắc cái chết trong suốt chín năm qua. Từ đấy ngày này được nhớ đến như là “Ngày An Lành”.

Khi buổi cầu nguyện chấm dứt, nàng công chúa nuốt vội bữa điểm tâm; vì nàng đang bận nhớ lại ngày Hội năm ngoái đông ngút ngàn người tham dự: nào là âm nhạc nào là pháo bông, nên không chú tâm đến lời người anh giễu cợt các cô gái ăn như rồng cuốn.

Đương nhiên là cô bé ăn xong trước tiên. Cô vụt đứng dậy và suýt xô đổ bàn! Cô bé cao trước tuổi, đôi chân dài như sẵn sàng cất bước … Cô nhờ em gái phụ rửa chén cho chóng xong để rời nhà cho sớm sủa.

Khi dọn xong nhà bếp thì cô bé đứng chực ngay ở cửa!

Mẹ nhẹ nhàng nhắc nhở: “Tới bảy rưỡi chúng ta mới khởi hành! Vậy con hãy ngồi xuống…” Bố mẹ cô bao giờ cũng nhẩn nha. Cô bé vừa ngồi xuống thì nhìn thấy con nhện bò ngang qua phòng. Đối với cô bé thì đây lại thêm một điềm lành! Và hẳn nhiên hôm nay sẽ là một sẽ là một ngày tuyệt vời. Cô bé nhẹ nhàng cầm con nhện thả ra ngoài cửa.

Người anh lại cười: “Nhện không đem lại điềm lành đâu. Đấy rồi em xem!”.


THE LITTLE PRINCESS OF HIROSHIMA



CÔNG CHÚA BÉ NHỎ CỦA HIROSHIMA


Lời Tựa của Bà Mairead Corrigan Maguire
Giải Nobel Hòa Bình

Hiệu đính của Thiền Sư Nhất Hạnh
Dr. Martin Luther King đề cửa nhận giải Nobel Hòa Bình

Góp phần vào
Thập Niên Hòa Bình và Bất Bạo Động
cho Thiếu Nhi toàn cầu (2001-2010)

Được tuyệt đại đa số trong Hội Đồng Liên Hiệp Quốc công bố

Theo sáng kiến của Ông Pierre và Bà Dipti MARCHAND,
với sự chứng thực của tất cả các thành viên được giải Nobel Hòa Bình


THE LITTLE PRINCESS
OF HIROSHIMA
Preface by Mrs. Mairead Corrigan Maguire
Nobel laureate for Peace

Following the initiative of Pierre & Dipti MARCHAND,
with the endorsement of all the Nobel Peace Laureates

Post face by the Venerable Thich Nhat Hanh
Nominated for the Nobel award of Peace by Dr. Martin Luther King

Contribution to
International Decade for a Culture of Peace and Non-Violence
for the Children of the World (2001–2010)

Proclaimed unanimously by
the General Assembly of the United Nations (resolution A/RES/53/25)

To be continued ...

Jul 26, 2007

Ba la mật CARING

Preparing cô No’s birthday card

Photo by me Ngoc

Bà con nghe mẹ Ngọc kể chuyện Rhino hồn nhiên "care" cho người khác nè! Rhino không kén chọn đối tượng để care và cũng chẳng thèm biết mình đang care cho người khác..... Rhino JUST "care"!

Hột Vịt

Ghi chú:

  • Mẹ Ngọc : vợ của Tư Ển - con zai Út của ông bà nội Sỹ
  • Joe: bạn zai của cô Ngọc
  • Cô Ngọc: con của bà trẻ Doãn Thị Quý
  • Bà Doãn Thị Quý: em gái thứ 2 của ông nội Sỹ

-----Original Message-----
From: Hien Ngoc Huy Dang
To: Ut Hot Vit
Sent: 7/26/2007 2:12 PM
Subject: Huong oi,

Mẹ Ngọc kể chuyện Rhino cho Hương nghe nè, vui lắm. Hôm Joe về bỏ quên his floss in the bathroom. Thế là nó email cho uncle Joe, nói là:

"Uncle Joe, you forgot your little floss box back at my house. If your'e wondering where it is, then it's in the bathroom. Anyway, my first day back to school was good.

Eric and Ethan"

Cô Ngọc thấy tụi nó care cho Joe quá, nên testing coi mình có được care như Joe không thì hôm thứ hai vừa rồi “cố ý” bỏ quên cái bàn chải đánh răng lại để coi Nó có thấy không … thì Nó lại email là :

“Co Ngoc, I found a toothbrush in a cup. So, I'm wondering if it is yours. Here is the description: Purple and white stripes, says "Quantum"
on it, a little bit of blue bristles on the top and white bristles on the rest of it. If you recognize it, can you please email to me?

Eric"

Mẹ Ngọc nghĩ chắc cô Ngọc vui lắm đó, vì được để ý (hehehe) rồi email lại:


"Hi Eric, yes, indeed, it's my toothbrush. I really like your detailed description. Could you keep it there for me and I'll use it when I visit your house again this Friday evening? Thanks. Have fun practicing the piano. Cheers, co Ngoc."

Sau đó nó hỏi:

"When you forgot your toothbrush, did you have a spare one?

Eric"

Rồi cô Ngọc trả lời

”Yes, I do, my dearest Eric: I have a battery-run one. Thanks for asking and have a great day at school, co Ngoc. “

Hết chuyện

Hiển Ngọc Huy Đăng

PS:

Hippo cũng “care” cho ai hết, không có thua gì anh Rhino đâu! Bằng chứng là Hippo đang soạn thuốc cho mẹ Ngọc nè!

Dr. Dang Hippo preparing medecine for Mummy

Photo by me Ngoc


Jul 24, 2007

Quan's photo

Sharing with you some photos taken by Quan – one of my best highschool friends.

The camera FUJI S3 he used to shoot the below photos is his main “cần câu kiếm cơm”.

Hột Vịt























Chuẩn bị …


Sẵn sàng …


Ném …


----- Original Message -----

From: Quan

To: hotvit

Sent: Wednesday, 18 July, 2007 5:18 AM

Subject: Kids

Tui gửi cho bà 7 tấm hình của thằng con tui. Thằng nhỏ tên ALEX (ANH NAM) TRẦN. Tui muốn thằng con tui như Đại Đế ALEXANDER nhưng không biết nó được không nhỉ. Thôi theo vận số như tui nói là có mạng thiên tử thì đi vòng vòng cũng thành VUA mà! Alex này được một tuổi bảy tháng rồi.

Tui

Quân




























PS: À quên tui chụp hình con tui bằng cái máy FUJI S3 thôi nhưng tui chụp LENSE không có ZOOM loại 50mm cho 5 tấm hình đầu; còn 2 tấm sau tui chụp ZOOM từ 28-70mm. Theo bài học thì loại LENSE không ZOOM luôn luôn nét hơn loại ZOOM. Còn máy FUJI S3 thì cũng tương đượng với D70S mà thôi.


XÔI BẮP


… “Ai xôi ba á ắ …ắp không”… giọng rao xôi ngọt ngào thân thương này nhập vào tôi từ lúc nào, bao lâu ? Định tâm lại và lần ngược thời gian... à thì ra nó có trong tôi phải được ngót bốn mươi năm. Một chín bảy mươi, một chín sáu mươi chín, hay một chín sáu mươi tám ? Không nhớ rõ, nhưng chắc chắn rằng từ cái thuở người bán xôi và người ăn xôi này còn trẻ măng.


Phải rồi, thuở ấy Chị bán xôi lưng còn thẳng tắp, cái cổ còn cứng cáp để đội rổ xôi trên đầu đi rẻo khắp xóm chợ Bàu Sen rao bán món ăn sáng ngon lành và rẻ tiền. Để rổ xôi vững vàng trên vị trí cao ngất ngưởng này, Chị chỉ cần một vành vải cuộn tròn, giống như cuộn tóc đuôi gà của mấy cụ già miền Bắc, nhưng vòng tròn nhỏ hơn nằm gọn trên đỉnh đầu. Nó càng lèn chặt đầu Chị khi rổ xôi đầy ắp vào đầu ngày tờ mờ sáng. Cứ thế mà đi, hai tay thõng dài, chỉ hờm dơ lên đỡ khi cần thiết, Chị chú tâm vào lời rao và lắng nghe tiếng gọi xôi từ đâu đó.



Thuở đó cho đến thuở nay, rổ xôi của Chị vẫn vậy từ số lượng, đến chất lượng, và màu sắc: một góc là xôi đậu đen, một góc bắp hầm màu trắng, một góc nhỏ là lá chuối xanh, bánh tráng phồng, hũ muối mè, bịch đường, và bịch dừa bào sợi, thêm 2 nửa quả dừa chưa nạo để phòng hờ chỉ nạo khi cần vào cuối buổi bán.



Xôi đậu đen của Chị nấu tuyệt ngon vì mùi dừa béo ngậy đượm trong xôi, hạt đậu mềm mũm, cọng dừa bào hoà lẫn đường và muối mè. Bắp hầm của Chị đúng bài bản của dân quê miền Nam, dẻo sệt như cháo đặc và trắng ngần. Một mảng cháy vàng phủ trên mặt để giữ ấm phần bắp phía dưới, cũng là biểu dương tài khéo léo ghế nồi bắp hầm vừa độ, và cũng kêu gọi khách mua ăn tui đi thơm lắm, bùi lắm.


Khách mua xôi, Chị lấy một miếng lá chuối, một miếng bánh tráng phồng, một muỗng xôi dàn rộng trên mặt bánh tráng, phủ dừa bào, đường, muối mè, và cuối cùng cuộn tròn gấp kín hai đầu. Kỹ thuật ăn sẽ là bóp chặt nắm xôi trước khi tháo gỡ lá chuối và… cắn tợp một miếng đầy đủ vị bùi ngọt thơm làm tê cong đầu lưỡi kẽ răng. Nếu khách chỉ thích ăn bắp hầm, Chị múc bắp để lên lá chuối, rắc dừa bào, phủ thêm một lớp lá chuối trên mặt rồi mới gấp xéo hai đầu và bẻ quặp xuống để giữ lá gói không bị bung ra. Và không quên gài miếng sống lá chuối, cái gọi là muỗng xúc bắp vào giữa 2 mép lá. Đường và muối mè được kèm theo để khách ăn tuỳ nghi sử dụng cho vừa miệng. Lại có những người thích ăn cả 2 xôi và bắp hầm chung như tôi thì gói xôi khá bự và cũng bằng ấy công đoạn vừa kể.


Thời gian trôi, trôi đi… vẫn là Chị và rổ xôi bắp ngày xưa, nhưng nay đã có sự đổi thay. Rổ xôi được đặt trên xe đẩy vì lưng Chị khòm, cổ Chị yếu. Và lá gói đã chuyển thành mảnh báo luồn trong bao nylon trắng cho được tươm tất và sạch sẽ. Lá chuối ngày nay trở thành xa xỉ nên chỉ được dùng làm nắp đậy cho gói xôi bắp mà thôi. Rồi đến muỗng nhựa thay muỗng sống lá. Vai trò lịch sử của bánh tráng phồng dùng để cuộn tròn nắm xôi cũng không nữa. Duy chỉ còn giọng rao ngọt ngào … “Ai xôi ba á ắ …ắp không” là vẫn vậy.








Bài viết bởi Doãn Tư Liên – hình ảnh Doãn Út Hương

Jul 22, 2007

The piano : tales told by three generation

BA THẾ HỆ HƯỚNG VỀ MỘT CÂY ĐÀN

Thế hệ 1

1945 – Làng Hạ Yên Quyết, thời kháng chiến


Bà nội của V. là người đàn bà ngược xuôi buôn bán và làm nghề nhuộm giấy để nuôi gia đình, vậy mà bà quyết định táo bạo bán mấy trăm thiên giấy nhuộm để lấy tiền sắm một chiếc piano. Tất cả chỉ vì lời người con trưởng.:

“Đẻ nên mua, bởi âm nhạc làm cho người ta hướng thiện!”

“Cả làng kéo nhau ra xem bà nội tui về với chiếc piano” – V. kể một cách rạng ngời, đầy tự hào.


Thế hệ 2

1975 – Saigon, khởi diểm của những cuộc vượt sóng


… Rồi đến năm 1975, Mẹ tôi đã bán cái kiềng cô dâu ngày cưới để mua cái đàn piano Đức cũ (mà chúng tôi cứ gọi đùa là “cái tủ thờ” vì nó là một upright piano cũ kỹ) cho con cháu trong hai gia đình Thành Thái và Lý Thái Tổ thực tập.


Thế hệ 3

2007 – Sydney - Một cuộc đời thơm tho – một tâm hồn ngời đẹp


When I first walked in the piano shop, I was excited to see the new piano.
My piano has a door that can close without hurting your fingers! If you’re wondering how it can do that, it’s because my piano is a new model. Mum and dad brought it for me to practice on it.

…I felt lucky to own a piano.


Xin các bạn hãy đọc ba truyện kể về một đề tài này. Ba người kể truyện là:

- Đoàn Khoa:, bạn thân thiết của Doãn gia (Saigon)

- Ngọc Trần Angie, cháu ngoại của bà (California)

- Doãn Quốc Huy Eric, chắt nội của bà (Sydney)

Doãn T.Kim Khánh

Ảnh: Đoàn Khoa

THE PIANO – TALES TOLD BY THREE GENERATIONS

Generation 1

1945 – Ha Yen Quyet resisting the French

V.’s grandma earned hard money, travelling back and forth for her paper trade. Yet, she once made a bold decision: selling a large portion of her paper stock and buying a piano. It was just because her eldest son told her: “It’s a good idea. Mum. Music makes beautiful minds.”

“The whole village rushed to see my grand ma and the piano,” V. told me, his eyes shining with pride.

Generation 2

1975 – Saigon starting a mass migration.

… In 1975, my mother sold her wedding necklace to buy an old piano of a German make. We jokingly called it “the altar” because it was such an old upright piano. Two families at Thanh Thai and Ly Thai To streets practiced on that one piano.

Generation 3

2007 – Sydney homing a fragrant life and a beautiful mind

When I first walked in the piano shop, I was excited to see the new piano.
My piano has a door that can close without hurting your fingers! If you’re wondering how it can do that, it’s because my piano is a new model. Mum and dad brought it for me to practice on it.

…I felt lucky to own a piano.

Please read the three tales on this one topic: The Piano. Our three story tellers are:

- Doan Khoa: our dear family friend (Saigon)

- Ngoc Tran Angie, Grandma’s grand daughter (California)

- Doan Quoc Huy Eric, Grandma’s great grandson (Sydney).

The piano : tales told by three generation - by Doan Khoa

Đền Đô – Ảnh: Đoàn Khoa


Cánh tay nối dài

Chị D. quyết khoe với tôi “nhà” của chị ở Lille, thành phố phía bắc nước Pháp, gần biên giới với Bỉ. Đó là ngôi biệt thự lộng lẫy nằm trong khu quý tộc, có trong tấm ảnh quảng cáo của thành phố, mà theo chị – không đến, tức là mất đi nhiều thứ trên đời.

Tôi chưa kịp ngỡ ngàng khi đứng trước ngôi nhà độc đáo này thì chị D. la hoảng vì quên bấm code khóa cửa sau hai tháng bỏ hoang.

Thay vì giới thiệu những sự hoành tráng của ngôi nhà, chị D. hớt hơ hớt hải, đi qua, đi lại, chạy lên, chạy xuống xem có mất thứ gì không… “có mất gì thì mình cũng không nhớ!” chị thở sau một hồi tá hỏa tam tinh.

Tôi cũng hoảng và cũng thở theo chị. Tôi trở ra cổng lại để chị D. có thể giới thiệu từ đầu.

Chị mê đồ cổ và mang về những thứ từ nhiều nơi trên thế giới, nhưng chị thích những đồ gỗ thời Minh (Trung Quốc) hơn, theo chị mỹ thuật thời này đẹp, sắc sảo mà không cầu kỳ và lòe loẹt như những thời kỳ khác. Một cái tủ thuốc bắc lớn với chi chít những ô ngăn kéo vuông vức được đặt ngay lối vào nhà làm tôi thán phục bởi vật dụng bình thường này được đặt vào vị trí trên sao mà trang nhã và sang trọng thế.

Bây giờ mọi thứ trong nhà đều được bật sáng, một thứ ánh sáng vàng thật dễ chịu và ấm áp, những món đồ quý được rọi bằng những nguồn sáng tinh tế, được dấu kín như thể bản thân chúng tỏa sáng. Tôi thấy trên chiếc bàn cổ, một bó vỏ quế khô nhỏ được cột bằng một sợi dây đai, đặt trong một cái dĩa đá thô thật đẹp, cạnh đó, một bức tượng nhỏ cũng bằng đá, tạc một nhân ngư đầu người mình cá theo kiểu Tàu … “500 năm rồi đó em”… chị hờ hững.

Để vào phòng tắm, chúng tôi đi qua một lối hẹp hình cong, hai bên là những tủ đựng quần áo được giấu kín bởi những cánh cửa gỗ tinh tế, chỗ này quá lạnh bởi sàn được lót bằng đá cẩm thạch. Chị D. vội bật công tắc hệ thống sưởi đặt dưới nền đá … “Trời! Muốn đi toilet, phải chờ 15 phút cho đá ấm!” Tôi không dám nói điều này ra, sợ chị phật ý.

Chúng tôi ra khu vườn sau nhà, đó là một bãi cỏ mênh mông tiếp giáp với một sân golf chung với những ngôi nhà quý tộc “hàng xóm”. Sau 2 tháng bỏ hoang, cỏ đã cao qua mắc cá chân, chị D. lại thở dài “không dám mướn người cắt cỏ, sợ nó biết mình lâu lâu mới về nhà này thì nguy!”

D. lôi ra chiếc xe cắt cỏ như chiếc máy cày thu nhỏ, chị điều khiển nó thật điệu nghệ y như chị lái xe chở tôi đi từ Paris về đây, tôi phụ chị gom mớ cỏ vừa cắt vào những bao lớn… công việc xem đơn giản này, nhưng khi làm cũng bở hơi tai, … dù mệt, bây giờ chúng tôi mới thực sự thấy thoải mái…

Sau khi phờ người vì cắt cỏ, chúng tôi vào nhà bếp, chị lúi húi nấu đồ ăn, chúng tôi nhắc bao kỷ niệm hồi ở Việt Nam, những buổi cắm hoa, những cuộc hát hò … thời đó rất nghèo vậy mà đứa nào cũng cười toe toét.

Chúng tôi nhắc đến V. – “Giá mà nó ở đây!” chị D. ao ước.

Tôi khoe với chị rằng trước khi qua Pháp, tôi có giúp V. biên tập và trình bày một bộ sưu tập gồm tất cả những bức tranh của con cháu được gom từ mọi nơi trên thế giới, sau đó anh huy động những người lớn trong dòng họ viết về những đứa trẻ này.

“Giá mà chị thấy được công trình này của tụi em…”

“Tụi bay làm là đẹp rồi, tao biết chắc!”… chị nhớ đến không khí “văn nghệ” của tụi này ở Việt Nam“Ở đây, mỗi khi thấy cái gì hay, cái gì đẹp, tao cũng nghĩ đến mày và thằng V., hai đứa tụi bây đều làm được những trò ngoạn mục…”

Tôi cũng thèm có V. ở đây, để thấy được những cái hay ho ở xứ sở này.

Chị thân với V. và gia đình anh nhiều hơn tôi, nhưng nhờ làm cuốn sưu tập tranh mới kể, tôi biết một chuyện mà chị lại chưa, chuyện như sau:

Bà nội của V. là người đàn bà ngược xuôi buôn bán và làm nghề nhuộm giấy để nuôi gia đình, vậy mà bà quyết định táo bạo bán mấy trăm thiên giấy nhuộm để lấy tiền sắm một chiếc piano cho người con trưởng.

Chuyện này đã không “bình thường” ở những năm nay, càng không bình thường ở những năm 40 của thế kỷ trước.

“Cả làng kéo nhau ra xem bà nội tui về với chiếc piano” – V. kể một cách rạng ngời, đầy tự hào.

Bà không biết đàn, cũng không giỏi chữ, vậy mà can đảm biệt tặng con mình chiếc đàn kỳ diệu ấy chỉ vì câu nói của cậu con trưởng:

“Đẻ nên mua, bởi âm nhạc làm cho người ta hướng thiện!”

Bà nghĩ, con mình sẽ truyền cho các em của nó một tinh thần tốt một tấm lòng nhân hậu và một nền tảng văn hóa…

Đình Bản – Ảnh: Đoàn Khoa


…Sau này, đúng vào những ngày khó khăn nhất về kinh tế của những năm 75,76, cũng gia đình ấy, họ lại sắm một chiếc piano trong sự ngạc nhiên tột cùng của hàng xóm:

“Ăn không đủ, lấy đâu ra mà đàn với hát!”

“Đây là cơ hội duy nhất để có một chiếc piano với giá quá rẻ, vì người ta đang bán đổ bán tháo, nếu không mua lúc này, đừng hòng có dịp nào tậu nổi nó!”

Riêng tôi, tự đáy lòng, tôi khâm phục họ không chỉ bởi ý nghĩ táo bạo có từ thời bà nội, mà còn là ý thức xây dựng một nền tảng văn hóa để truyền lại cho đời sau… Tôi bỗng thèm được sự phong lưu ấy của họ biết bao.

“Tập tranh đó tên gì?” – chị D. cắt ngang

“Cánh tay nối dài”

Tôi cảm thấy chị đang ở đâu đó, vượt ra ngoài cái sân golf mênh mông…

Gặp lại chị D. ở Saigon, mặc dù giả dạng thường dân, nhưng chị vẫn chảnh!

Chị khoe: “Tao bán bớt căn nhà ở Lille rồi, chỉ giữ lại căn ở Normandie thôi”

“Sao uổng vậy?” – Tôi tròn mắt hỏi chị.

“Uổng cái gì! Thoát nợ thì có, … tụi bay nghĩ coi, hai căn nhà tao cách nhau 400 cây số, đi từ nhà này tới nhà kia là hết cả ngày, nhiều lúc giữa đường chợt hoang mang, mình khóa cửa chưa?... Thế là phải vòng lại, như một con điên… Có bữa tao dừng xe giữa đường và khóc nức nở, sao mình cực quá! … Nhưng không sao, nhà ở Normandi đẹp hơn nhiều, một lâu đài thực sự, có rừng, có suối… tụi bay qua tao cho tụi bay đi săn..” – chị hề hề cười.

Tôi chợt buồn cười, hóa ra lời “hăm” của chị lần trước là đúng, không đến căn nhà ở Lille, sẽ chẳng bao giờ thấy nó, biết nó …. Và ….chị vẫn như xưa, về lại Saigon là bắt tụi này dẫn đi ăn đủ thứ.

“Hủ tíu cá, chịu hông?” – tôi hỏi

“Ừa, dzuyệt! Cái tiệm Tàu đó có bánh pa-tê-sô ngon hơn bên Tây!”

Đoàn Khoa

Chùa Thầy – Ảnh: Đoàn Khoa